Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI

 

Học Viện Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Khóa học “Tìm Hiểu Công Giáo Và Đạo Cao Đài

Sáng Thứ Bảy 16-01-2021. Phòng 205

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI

Trình bày: Hu Khải

I. VÌ SAO VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 20 LÀ CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI?

1. Sử quan Cao Đài chia lịch sử triết giáo của nhân loại ra ba thời kỳ lớn

- Nhứt K Phổ Độ: Từ thượng cổ tới khoảng giữa thế kỷ 7 trước Công Nguyên (TCN), tức khoảng năm 650 TCN.

- Nh K Phổ Độ: Từ khoảng giữa thế kỷ 7 TCN tới khoảng giữa thế kỷ 19 (khoảng năm 650 TCN tới khoảng năm 1850).

Hai thời kỳ này là Nhất tán vn; tức là “Từ nguồn gốc Đại Đạo phát sinh Tam Giáo Đạo”.

- Tam K Phổ Độ: Khởi đầu vào khoảng giữa thế kỷ 19. Thời kỳ này là Vn quy nhất; tức là “Từ Tam Giáo Đạo trở về nguồn gốc Đại Đạo”. Đạo Cao Đài ra đời trong Kỳ Ba làm động lực vận chuyển cho “Vạn quy nhất”; Việt Nam là đất nước thích hợp để làm cái nôi cho đạo Cao Đài.


Hai chiều vận động của Đạo:

A: Nhất tán vạn. Từ nguồn gốc Đại Đạo phát sinh Tam Giáo Đạo.

B: Vạn quy nhất. Từ Tam Giáo Đạo trở về nguồn gốc Đại Đạo.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về ba kỳ phổ độ này, xin đọc:

Huệ Khải, LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI: THỜI TIỀM ẨN 1920-1926 / A Concise Caodai History: The Earliest Beginnings 1920-1926. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2017, tr. 11-21.

2. Lý do Đức Chí Tôn chọn Việt Nam làm cái nôi cho đạo Cao Đài

2.1. Lịch sử triết giáo Việt Nam có hai giai đoạn rõ nét:

2.1.1. Từ đầu Công Nguyên đến thế k 19: Tam Giáo (Nho, Lão, Thích) là ba dòng chủ lưu (mainstreams) tại Việt Nam. Từ thế kỷ 16 trở đi, Việt Nam có thêm dòng chủ lưu thứ tư là đạo Chúa (đạo Gia Tô, Công Giáo). Đức Thượng Đế mượn các giáo sĩ thừa sai Công Giáo ban cho dân tộc Việt Nam món quà vô giá là chữ quốc ngữ; nhờ vậy, đạo Cao Đài ra đời thì có sẵn chữ quốc ngữ này làm linh ngữ (sacred language) để truyền đạo Cao Đài, cũng như xưa kia là chữ Nho (với đạo Khổng, đạo Lão); chữ Sanskrit, Pali (với đạo Phật); chữ Hebrew, Hy Lạp, Latin (với đạo Chúa).

GHI CHÚ:

a/ Để có thêm chi tiết về vai trò (role) của Tam Giáo Việt Nam đối với sự ra đời của đạo Cao Đài, xin đọc:

Huệ Khải, TAM GIÁO VIỆT NAM – TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG MỞ ĐẠO CAO ĐÀI / The Three Teachings of Vietnam as an Ideological Precondition for the Foundation of Caodaism. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2010, 2013.

b/ Để có khái niệm về vai trò của đạo Chúa (dòng chủ lưu thứ tư) trong đạo Cao Đài, xin đọc:

- Huệ Khải, MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA CAO ĐÀI. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2011. Bài “Ki Tô Giáo Trong Đạo Cao Đài” (tr. 43-50), và bài “Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Và Cách Dịch Tên Gọi Các Chức Sắc Cửu Trùng Đài” (tr. 51-66).

- Huệ Khải, SƠ KHẢO THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI / A Preliminary Survey of Some Christian Terms Used in Caodaism. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2019.

2.1.2. Từ thế kỷ 20 trở đi: Việt Nam tiếp xúc và hội nhập nhiều trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây. Có thể nói rằng vào thế kỷ 20 tất cả các lý thuyết, học thuyết, chủ nghĩa Đông Tây kim cổ (thế học, thần học, và đạo học) đều đã có mặt ở mảnh đất nhỏ nhoi này, và quan trọng hơn hết là bốn dòng chủ lưu mà đạo Cao Đài gọi là Tứ Giáo (tức là Tam Giáo và đạo Chúa).

II. VÌ SAO NAM KỲ ĐẦU THẾ KỶ 20 LÀ CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI?

Tên gọi Nam Kỳ ra đời năm 1834 (đời vua Minh Mạng). Mãi tới tháng 5-1945 tên gọi Nam Bộ mới được tạo ra. Nhiều sách báo nói đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào năm 1926 là không chính xác.

Trong chuyên khảo Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in the Cao Dai in Viet Nam (Chánh Trị Nông Dân Và Giáo Phái: Nông Dân Và Thầy Tu Trong Đạo Cao Đài Ở Việt Nam), bà giáo sư Jayne Susan Werner viết: “Đạo Cao Đài được thành lập ở Sài Gòn năm 1925 (...). Không lâu sau khi thành lập, tôn giáo mới này đã có được đông đảo tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ.” [Werner 1981: 4] ([1])

Căn cứ theo “Số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống Đốc Nam Kỳ cho biết, trong một báo cáo gởi Toàn Quyền Đông Dương ngày 14-12-1934. Hồ sơ riêng của Thống Đốc Pagès[Werner 1981: 72], bà Werner viết: “Vào khoảng năm 1930, có từ năm trăm ngàn tới một triệu nông dân theo Đạo, trong lúc tổng số dân là từ bốn tới bốn triệu rưỡi.” [Werner 1981: 4]

Tại sao đạo Cao Đài lại ra đời ở Nam Kỳ và lớn mạnh mau lẹ ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ 20 chứ không phải là một miền đất khác, và vào một thời gian khác?

Có ít nhất hai yếu tố rất quan trọng giúp giải đáp câu hỏi trên, đó là: Nam Kỳ có (a) một tiền đề văn hóa và (b) một tiền đề pp lý thích hợp để mở đạo Cao Đài.

1. Tiền đề văn hóa của Nam Kỳ gồm năm khía cạnh như sau

1.1. Tính mở của đa lý thiên nhiên Nam Kỳ:

1.1.1. Ở ngã tư đường của các cư dân và các nền văn hóa, văn minh, Nam Kỳ là vị trí hội tụ các luồng văn hóa Đông Tây, một giao điểm động, thoáng, và mở.

1.1.2. Sông ngòi, kênh rạch ở Nam Kỳ nhiều và chằng chịt. Có những sông đổ ra biển Đông, có sông đổ ra vịnh Thái Lan ở phía Tây. Những sông đó lại được các con kênh nối với nhau, như thể nối nước chảy về bên Đông với nước chảy về bên Tây.

1.2. Tính mở và đng của làng Nam Kỳ:

1.2.1. Tính mở: Làng Nam Kỳ lập dọc theo các tuyến sông rạch; hoặc ở nơi vàm sông, ở chỗ giáp nước (nơi hai dòng nước do tác động của thủy triều gặp nhau); hoặc chạy dài theo trục lộ; không có lũy tre bao quanh nên không cách bức với các làng khác như ở Bắc Kỳ. Làng Nam Kỳ hình thành và phát triển ngắn hơn làng Bắc và Trung, không có những hương ước, lệ làng chặt chẽ như ở Bắc và Trung.

1.2.2. Tính đng: Nam Kỳ là đất mới, thu hút lưu dân tứ xứ tụ về. Vì thế, làng Nam Kỳ mang tính động. Tác nhân tạo nên tính động này là những cuộc di dân.

1.2.3. Hệ quả tính mở và tính đng: Người dân Nam Kỳ có đầu óc cởi mở, sẵn sàng tiếp thu tôn giáo mới như đạo Cao Đài.

1.3. Tính đa dân tc và đa tín ngưỡng của đất Nam Kỳ:

1.3.1. Tính đa dân tc: Ở Nam Kỳ, ngoài người Việt (Kinh) và Hoa (Hán) ra, có bảy dân tộc khác như sau: Khơ-me (Khmer), Cơ Ho (K’Ho), Chăm (Chàm), Mnông, Xtiêng (Stieng), Mạ và Chu Ru.

1.3.2. Tính đa tín ngưỡng: Tính đa dân tộc của Nam Kỳ ắt đưa đến tính đa tín ngưỡng.

1.3.3. H quả tính đa dân tc và đa tín ngưỡng: Nam Kỳ có xu thế văn hóa đa hệ, không hề dị ứng với một tôn giáo tổng hợp như Cao Đài.

1.4. Cá tính người dân Nam Kỳ: Cởi mở, phóng khoáng, dân chủ, bình đẳng, hiếu khách, bao dung, hào sảng, nhân ái, trọng nghĩa khinh tài, bất khuất.

H quả: Trong buổi sơ khai và trong suốt quá trình gầy dựng, dù bị cường quyền đàn áp, đông đảo người dân Nam Kỳ vẫn theo đạo Cao Đài. Đạo mới lập, không có nơi thờ cúng, người dân hiến nhà, hiến đất, hiến ruộng hương hỏa để cất thánh thất.

1.5. Nhu cầu tâm linh của người dân Nam Kỳ: Bà Werner xác định có một khoảng trống lớn về ý thức hệ ở Nam Kỳ trước khi đạo Cao Đài ra đời: “Đạo Phật và Khổng suy thoái, để lại một khoảng trống văn hóa thuận lợi cho việc sáng lập các giáo thuyết mới nhắm vào mục đích khôi phục nền văn hóa Việt Nam.” [Werner 1981: 56]

Khoảng trống ý thức hệ này là do đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến Nam Kỳ thành thuộc địa. Bà Werner viết: “(S)au khi Pháp xâm chiếm, đạo Khổng và Phật đã suy thoái. Các thầy tu có học thức của Phật và Lão thực tế đã không có mặt ở Nam Kỳ trong những năm 1920. Đạo Khổng không còn sức mạnh là một học thuyết chính trị và xã hội . . .[Werner 1981: 13]

H quả: Khi chỉ ra khoảng trống ý thức hệ ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ 20, bà Werner giải thích vì sao đạo Cao Đài có sức thu hút mạnh mẽ người dân Nam Kỳ: “Quả thật, trong một mức độ nào đó, đạo Cao Đài có thể được coi là một nỗ lực nhằm trả lại sinh lực cho đạo Phật – các thầy tu đứng đầu trong đạo Phật, Lão và các chi Minh [Minh Sư, Minh Đường, Minh Tân, Minh Thiện] đã quy tụ về đạo Cao Đài khi đạo này mới được thành lập. Trước khi các thánh thất được xây dựng, những người khai đạo Cao Đài cũng dùng các chùa Phật để hành lễ khắp cả Nam Kỳ, và một số các nhà sư đứng đầu các chùa ấy đã theo đạo Cao Đài. Trong các vùng ảnh hưởng của đạo Cao Đài, người ta biết rằng đông đảo Phật tử các chùa ấy đã nhập môn tập thể theo Cao Đài.[Werner 1981: 13]

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về năm khía cạnh làm tiền đề văn hóa cho sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, xin đọc:

Huệ Khải, ĐẤT NAM KỲ − TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI / Cochinchina as a Cultural Precondition for the Foundation of Caodaism. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008, 2012.

2. Tiền đề pháp lý của Nam Kỳ chủ yếu gồm hai khía cạnh như sau

2.1. Thuc đa Nam K chịu s chi phối của lut pp nước Pháp

05-6-1862 (09-5 Nhâm Tuất): Triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất với Pháp và Tây Ban Nha tại Sài Gòn. Theo hòa ước này, ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, và đảo Côn Lôn trở thành thuộc địa của Pháp.

21-12-1864: Thống Đốc Nam Kỳ De la Grandière công bố luật pháp của nước Pháp sẽ áp dụng ở ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, và đảo Côn Lôn.

Cuối tháng 6-1867: Pháp chiếm nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên.

25-6-1867: Thống Đốc Nam Kỳ De la Grandière tuyên bố từ ngày này Nam Kỳ Lục Tỉnh là của Pháp; ở Nam Kỳ chỉ còn duy nhất chánh quyền của người Pháp, triều đình Huế không còn quyền lực nữa.

23-8-1871: Một nghị định của Pháp quy định những người Việt Nam sinh sống ở Nam Kỳ đều phải xét xử theo luật pháp của nước Pháp.

06-3-1877: Tổng Thống Pháp Patrice de Mac-Mahon ra sắc lệnh cho áp dụng bộ Hình Luật của nước Pháp ở tất cả các thuộc địa của Pháp trong đó có Nam Kỳ.

03-10-1883: Tổng thống Pháp Jules Grévy ra sắc lệnh cho thi hành ở Nam Kỳ một số điều khoản trong bộ Dân Luật của nước Pháp.

2.2. Lut Hiệp Hi 1901 của Pháp tạo điều kin rất đơn giản để xác lập tư cách pp nhân của tôn giáo Cao Đài

Vào đầu thế kỷ 20, tiền khai Lê Văn Trung và không ít tiền khai Cao Đài khác vốn là công chức ngạch cao trong Phủ Thống Đốc Nam Kỳ, hoặc là các chủ quận. Do đó các tiền khai đạo Cao Đài biết cách “khai thác” luật lệ Pháp áp dụng tại thuộc địa Nam Kỳ.

 Khi khai tịch Đạo (23-8 Bính Dần, 29-9-1926) các tiền khai đã theo Luật Hiệp Hội (Loi sur les associations) 01-7-1901. Luật mang chữ ký của Thủ Tướng Pierre Marie René Ernest Waldeck-Rousseau (1846-1904), ban hành dưới thời Tổng Thống Émile Loubet.

Toàn văn Luật Hiệp Hội 01-7-1901 được đăng trên Công Báo nước Pháp ngày 02-7-1901.

Trích dịch Luật Hiệp Hội 01-7-1901

Điều 2

Các hiệp hội có thể được t do thành lập không cần cho pp hay khai báo trước, nhưng chỉ được hưởng năng lực pháp lý nếu phù hợp với những quy định ở Điều 5.

Điều 5

Mi hiệp hội muốn có năng lực pháp lý dự kiến trong Điều 6 phải được những người sáng lập công bố.

Việc khai báo trước được thực hiện ở cơ quan của tỉnh hay của quận nơi hiệp hội đóng trụ sở. Hiệp hội thông báo tên và mục đích của mình, trụ sở các cơ quan và tên, nghề nghiệp, nơi ở và quốc tịch của những người trong ban quản trị hay ban lãnh đạo hiệp hội với chức danh của họ. Hai bản điều lệ đính kèm tờ khai. Bản biên nhn tờ khai sẽ được cấp trong vòng năm ngày.

Article 2.

Les associations de personnes pourront se former librement sans autorisation ni déclaration préalable, mais elles ne jouiront de la capacité juridique que si elles se sont conformées aux dispositions de l'article 5.

Article 5.

Toute association qui voudra obtenir la capacité juridique prévue par l'article 6 devra être rendue publique par les soins de ses fondateurs.

La déclaration préalable en sera faite à la préfecture du département ou à la sous-préfecture de l'arrondissement où l'association aura son siège social. Elle fera connaître le titre et l'objet de l'association, le siège de ses établissements et les noms, professions, domiciles et nationalités- de ceux qui, à un titre quelconque, sont chargés de son administration ou de sa direction. Deux exemplaires des statuts seront joints à la déclaration. Il sera donné récépissé de celle-ci dans le délai de cinq jours.

Nhn đnh: Vì luật của nước Pháp được áp dụng tại thuộc địa Nam Kỳ và nội dung Luật Hiệp Hội 1901 có những quy định rất thoáng, thế nên tôn giáo Cao Đài đã xác lập tư cách pháp nhân một cách rất dễ dàng và đơn giản ở Sài Gòn vào năm 1926. Xuất phát điểm của đạo Cao Đài không thể là Trung Kỳ hay Bắc Kỳ vốn còn chịu sự chi phối của luật triều Nguyễn.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về tiền đề pháp lý cho sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, xin đọc:

Huệ Khải, ĐẤT NAM KỲ − TIỀN ĐỀ PHÁP LÝ MỞ ĐẠO CAO ĐÀI / Cochinchina as a Legal Precondition for the Foundation of Caodaism. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008, 2010.

III. ĐẠO CAO ĐÀI THỜI TIỀM ẨN (1920-1926)

Đạo Cao Đài trải qua thời tiềm ẩn dài sáu năm (1920-1926) để chuẩn bị nhân sự khai Đạo và mọi điều kiện cần yếu khác cho cơ cấu một tôn giáo có quy củ.

1. Vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế: ngài Ngô Văn Chiêu (1878-1932)

Ngài Ngô sinh ở quận Bình Tây, tỉnh Chợ Lớn; tốt nghiệp collège Chasseloup-Laubat (Sài Gòn) với bằng thành chung; làm công chức tại Phủ Thống Đốc Nam Kỳ (Sài Gòn) từ năm 1899. Sau đó, ngài lần lượt làm việc tại tỉnh Tân An (1909), tỉnh Hà Tiên (1920), và quận đảo Phú Quốc (1920). Trở về Sài Gòn, ngài làm việc lần nữa tại Phủ Thống Đốc Nam Kỳ (1924), nghỉ hưu (1931), rồi về Cần Thơ cho tới khi quy thiên. Các mốc chủ yếu trong đời ngài Ngô vào những năm 1920-1925 như sau:

1.1. Nghe hồng danh Cao Đài lần thứ nhất (1920)

Tại tỉnh Tân An (khoảng tháng 1 hay 2-1920), ngài Ngô lập đàn cầu cơ tại nhà, tiếp được một đấng xưng danh Cao Đài Tiên Ông.

1.2. Nghe hồng danh Cao Đài lần thứ hai (tháng 9-1920)

Tại tỉnh Hà Tiên, đêm trung thu (Chủ Nhật 26-9-1920), ngài Ngô hầu đàn tại nhà ông Hữu Lân Lâm Tấn Đức (1866-1934), là bác của Đông Hồ Lâm Tấn Phác (1906-1969). Ơn Trên giáng, ban cho bốn câu thơ, mở đầu với câu: Cao Đài minh nguyệt Ngô Văn Chiêu.

1.3. Th pp (1921)

Cuối năm 1920, trong một đàn cơ tại chùa Quan Âm trên núi Dương Đông (đảo Phú Quốc), một Tiên Ông ẩn danh dạy rằng nếu ngài Ngô chịu làm đệ tử thì Tiên Ông sẽ truyền đạo. Kể từ mùng 1 Tết Tân Dậu (Thứ Ba 08-02-1921), ngài ăn chay trường, và tu thiền theo pháp môn của Tiên Ông ẩn danh.

1.4. Thiên Nhãn xuất hin hai lần (tháng 4-1921)

Tiên Ông dạy ngài Ngô tìm một biểu tượng cho nền đạo mới. Ngài đề nghị chữ thập nhưng Tiên Ông dạy phải tìm một biểu tượng khác. Suốt cả tuần, ngài vẫn không nghĩ ra được.

Sáng Thứ Tư 20-4-1921, lúc 8 giờ, ngài ngồi trên võng, phía sau dinh quận Phú Quốc, nhìn ra biển khơi, chợt thấy một con mắt trái thật lớn, linh động, hào quang chói lọi. Ngài sợ, lấy tay che mắt. Hồi lâu, bỏ tay ra nhìn, cảnh tượng vẫn còn. Ngài chắp tay, khấn xin Tiên Ông cho con mắt ấy biến đi, nếu như Tiên Ông muốn ngài thờ con mắt. Sau đó cảnh tượng mờ dần rồi biến mất. Lòng còn phân vân, ngài chưa thực hiện lời hứa. Vài hôm sau, ngài lại thấy cảnh tượng y như vậy, và cũng chỉ sau khi khấn, hứa xin thờ con mắt thì cảnh tượng mới biến đi.

1.5. Nghe hồng danh Cao Đài lần thứ ba (tháng 4-1921)

Vài ngày sau khi con mắt xuất hiện lần thứ hai, ngài Ngô hầu đàn tại chùa Quan Âm. Tiên Ông dạy ngài vẽ lại Thiên Nhãn (con mắt trái) như đã mục kích để thờ. Tiên Ông xưng hồng danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, và dạy ngài gọi Đức Cao Đài bằng Thầy.

1.6. Nếp sống ẩn tu giữa Sài Gòn (1924-1925)

Thứ Ba 29-7-1924, ngài Ngô rời đảo Phú Quốc về Sài Gòn làm việc, và ẩn tu cho tới đầu năm 1926 mới được Đức Cao Đài Thượng Đế cho phép khởi sự truyền đạo.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về hành trạng ngài Ngô, xin đọc:

Huệ Khải, NGÔ VĂN CHIÊU − NGƯỜI MÔN ĐỆ CAO ĐÀI ĐẦU TIÊN / Ngô Văn Chiêu – the First Caodai Disciple. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008, 2009, 2012.

2. Các ngài Cao-Phạm ở phố Hàng Dừa (quận Nhứt, Sài Gòn)

2.1. Ngài Cao Qunh Cư (1888-1929) và Hương Hiếu (1887-1971)

Ngài Cao sinh tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, tỉnh Tây Ninh; làm thơ ký cho Sở Hỏa Xa Sài Gòn (1925); thuê nhà số 134 đường Bourdais (nay là đường Calmette, quận 1). Ngài kết hôn với cô Nguyễn Thị Hương (cũng gọi Hiếu, Hương Hiếu), sinh tại Đa Kao (quận Nhứt, Sài Gòn).

Cô Hương học trường nữ nội trú Nhà Trắng (1893) do các nữ tu người Pháp dòng Saint Paul de Chartres (SPC) trông coi; học thêm nữ công (1903). Nhờ căn bản giáo dục này, ngài Hương Hiếu có công may phẩm phục cho các chức sắc Thiên phong đầu tiên của Hội Thánh Cao Đài; quan trọng nhất là làm điển ký, ghi chép các buổi thông công của ba vị Cao-Phạm.

2.2. Ngài Cao Hoài Sang (1901-1971)

Ngài Cao sinh tại làng Thái Bình, tỉnh Tây Ninh; học collège Chasseloup-Laubat (Sài Gòn), đậu bằng thành chung, làm thơ ký cho Sở Thương Chánh Sài Gòn (1920). Ngài thuê nhà trên đường D’Arras (nay là đường Cống Quỳnh, quận 1), cách nhà ngài Phạm Công Tắc một căn.

2.3. Ngài Phm Công Tắc (1890-1959)

Ngài Phạm sinh tại làng Bình Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tân An; học collège Chasseloup-Laubat (Sài Gòn), đậu bằng thành chung (1907); làm thơ ký Sở Thương Chánh Sài Gòn (1910), đồng sở với ngài Cao Hoài Sang.

2.4. Thử dùng phương ppy bàn (la table tournante)

Đêm Thứ Sáu 24-7-1925, tại nhà ngài Cao Hoài Sang ở đường D’Arras, các vị Cao-Phạm tập xây bàn theo chỉ dẫn trong sách Thông Linh Học (Spiritisme) tiếng Pháp. Hai đêm đầu chẳng được kết quả gì. Đêm Chủ Nhật 26-7-1925, tiếp được chơn linh Cao Quỳnh Tuân (thân phụ ngài Cư). Khởi lòng tin, từ đó hằng đêm các vị nhẫn nại thông công.

2.5. Đức Thất Nương

Đêm Thứ Năm 30-7-1925 tại nhà ngài Cao Hoài Sang, các vị tiếp được Đức Thất Nương là một trong chín vị Tiên Nương phò giá Đức Phật Mẫu (Diêu Trì Kim Mẫu). Sau đó, hầu như đêm nào cũng thông công được nhiều Đấng thiêng liêng, các vị xướng họa thơ cùng các Đấng.

2.6. Đức AĂÂ

Đêm Thứ Sáu 28-8-1925, tại nhà ngài Cư, các vị Cao-Phạm tiếp được một Đấng xưng danh AĂÂ. Mãi đến cuối tháng 12-1925 mới biết ngài chính là Đức Cao Đài Thượng Đế.

Đêm trung thu (Thứ Sáu 02-10-1925), tuân lịnh Đức AĂÂ, các vị thiết lễ Hội Yến Bàn Đào (tiệc chay) tại nhà ngài Cư để kính dâng Đức Diêu Trì Kim Mẫu (Phật Mẫu) và các Đấng thiêng liêng. Từ đấy, các vị bắt đầu dùng đại ngọc cơ làm phương tiện thông công.

2.7. Các v Cao-Phm trở thành đ tử Cao Đài

Tuân lịnh Đức AĂÂ, các vị Cao-Phạm làm lễ vọng Thiên cầu Đạo vào đêm Thứ Tư 16-12-1925 (01-11 Ất Sửu) ở ngoài sân, trước nhà ngài Cư. Từ đấy, các vị trở thành đệ tử Đức Cao Đài Thượng Đế (tá danh AĂÂ).

2.8. Ngài Lê Văn Trung (1876-1934)

Những đêm cầu Tiên ở phố Hàng Dừa được nhiều người biết và tìm đến. Trong đó có ngài Lê Văn Trung, sinh tại làng Phước Lâm, tổng Phước Điền Trung, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Tốt nghiệp collège Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn (1894), thi đậu thơ ký, làm việc tại Phủ Thống Đốc Nam Kỳ mười hai năm, ngài thôi việc để ứng cử và đắc cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial de Cochinchine). Chánh Phủ Pháp tặng thưởng ngài Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Năm –Chevalier de la Légion d’Honneur (1912). Ngài được chọn làm nghị viên Hội Đồng Chánh Phủ Đông Dương – Conseil de Gouvernement de l’Indochine (1914), bấy giờ thường gọi là Thượng Nghị Viện Đông Dương.

Ngài còn làm kinh doanh sau khi thôi nghề công chức. Việc kinh doanh bắt đầu sa sút (1920), rồi hoàn toàn thua lỗ (1924). Để giải sầu, ngài hút thuốc phiện. Thị lực giảm sút, ngài gần như mù.

Khoảng tháng 6-1925 ngài hầu đàn Chợ Gạo (nay ở khoảng ngã ba Phú Lâm và Hùng Vương, quận 6). Đức Lý Thái Bạch giáng cơ khuyên ngài tu hành. Ngài bắt đầu ăn chay, bỏ hút thuốc phiện, và thị lực dần dần phục hồi. Sau khi đàn Chợ Gạo ngưng hẳn, ngài đến nhà ngài Cao Quỳnh Cư hầu đàn (Thứ Hai 11-01-1926), được Đức Cao Đài Thượng Đế giáo hóa. Một tuần sau, đàn cơ lập tại nhà ngài ở Quai Testard, Chợ Lớn (nay là đường Châu Văn Liêm, quận 5), Đức Cao Đài lâm đàn thâu nhận ngài làm môn đồ.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về ngài Lê Văn Trung, xin đọc:

Huệ Khải, HÀNH TRẠNG TIỀN KHAI LÊ VĂN TRUNG 1876-1934. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2017.

2.9. Hiệp với ngài Ngô Văn Chiêu

Khoảng hạ tuần tháng 01-1926, Đức Cao Đài dạy các vị Cao-Phạm phải hiệp cùng ngài Ngô mở đạo Cao Đài, và phải kính ngài Ngô là Anh Cả. (Theo Tân Luật Cao Đài, Anh Cả tức là Giáo Tông.) Các vị được ngài Ngô chỉ dẫn nghi thức thờ phượng, cách sắp đặt bàn thờ (Thiên Bàn) có thánh tượng Thiên Nhãn.

 2.10. Ngài Ngô tách khỏi các v Cao-Phm

Đức Cao Đài dạy ba vị Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, và Phạm Công Tắc đến báo cho ngài Ngô biết về lịnh may cho ngài thiên phục Giáo Tông (tháng 4-1926). Ngài Ngô từ tạ phẩm Giáo Tông (Thứ Bảy 24-4-1926), tách ra khỏi hoạt động ngoại giáo công truyền (phổ độ) của các vị Cao-Phạm để chuyên tâm xây dựng nền tảng vững chắc cho nội giáo tâm truyền (vô vi).

3. Khai tịch Đạo (xác lập tư cách pháp nhân tôn giáo Cao Đài)

Đêm Thứ Tư 29-9-1926, lúc 8 giờ, tại nhà ngài Nguyễn Văn Tường (1887-1939) ở Sài Gòn (nay là số 208 đường Cô Bắc, quận 1), hơn hai trăm bốn mươi chức sắc và tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài hội họp để khai tịch Đạo, thực hiện theo Luật Hiệp Hội 01-7-1901 của Pháp, do Thủ Tướng Waldeck-Rousseau (1846-1904) ban hành. Ngài Lê Văn Trung mang hồ sơ (ghi ngày Thứ Năm 07-10-1926) đến Phủ Thống Đốc Nam Kỳ nộp cho Quyền Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol.

Ngay sau sự kiện khai tịch Đạo, các tiền khai Cao Đài liền truyền giáo khắp các tỉnh Nam Kỳ mà không cần một giấy phép nào của chánh quyền, căn cứ Điều 2 của Luật Hiệp Hội 1901. Sự kiện khai tịch Đạo đã kết thúc thời tiềm ẩn của đạo Cao Đài.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về thời tiềm ẩn này, xin đọc:

Huệ Khải, LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI: THỜI TIỀM ẨN 1920-1926 / A Concise Caodai History: The Earliest Beginnings 1920-1926. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2017.

IV. KHAI MINH ĐẠI ĐẠO (1926)

Bước chuyển tiếp giữa thời tiềm ẩn và sự kiện Khai Minh Đại Đạo là cuộc Phổ Độ Lục Tỉnh kéo dài một tháng tại Nam Kỳ.

1. Phổ Cáo Chúng Sanh

Mấy ngày sau sự kiện khai tịch Đạo, tập sách nhỏ nhan đề Phổ Cáo Chúng Sanh được xuất bản (14 trang, 15x24cm, nhà in L’Union), giới thiệu một số điểm căn bản của tôn giáo mới.

2. Phổ Độ Lục Tỉnh

Lục Tỉnh là tên gọi cũ, vì bấy giờ Nam Kỳ đã chia ra hai mươi tỉnh. Các tiền khai Cao Đài lập thành ba nhóm. Nhóm một phụ trách chín tỉnh; nhóm hai, năm tỉnh; nhóm ba, sáu tỉnh.

Từ Thứ Bảy 16-10-1926, sau một tháng truyền đạo, do huyền diệu cơ bút, mỗi nhóm độ được vài vạn người nhập môn Cao Đài. Trong đó nhiều vị là những người tai mắt trong xã hội; các vị ấy mau chóng trở thành những bậc hướng đạo nòng cốt trong giai đoạn xây dựng Hội Thánh Cao Đài ở làng Long Thành (tỉnh Tây Ninh) cũng như phát triển đạo Cao Đài suốt nhiều thập niên sau đó.

Chủ Nhật 14-11-1926, các tiền khai Cao Đài kết thúc cuộc Phổ Độ Lục Tỉnh để tập trung về chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén), tiếp tục chuẩn bị ráo riết cho đại lễ Khai Minh Đại Đạo.

3. Thánh thất Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm cất tại Gò Kén (nay tại số 5/11, ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh). Trụ trì là Hòa Thượng Như Nhãn (Thích Từ Phong).

Cuối tháng 8-1926, Hòa Thượng Như Nhãn bằng lòng cho các tiền khai đạo Cao Đài mượn chùa Thiền Lâm (cất dở dang) để làm thánh thất Thiền Lâm (cũng gọi thánh thất Gò Kén, thánh thất Từ Lâm). Từ đầu tháng 9-1926 các tiền khai Cao Đài dốc tiền của và tâm sức vào thánh thất để hoàn thiện cả trong lẫn ngoài. Chùa Thiền Lâm (30x15m) ngày nay cách thành phố Tây Ninh khoảng năm, sáu cây số, nằm bên phải đường 22B chạy về Sài Gòn.

4. Đại lễ Khai Minh Đại Đạo 1926

Theo chương trình, đại lễ Khai Minh Đại Đạo tiến hành trong ba ngày ba đêm, từ Thứ Năm 18 đến hết Thứ Bảy 20-11-1926 (14, 15, và 16-10 Bính Dần). Từ Thứ Tư 17-11, nhiều đoàn người bắt đầu tuôn về Gò Kén dự lễ.

Lễ tấn phong các chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao Đài diễn ra vào giờ Tý đêm Thứ Năm 18 rạng Thứ Sáu 19-11-1926 (đêm 14 rạng 15-10 Bính Dần) trong chánh điện thánh thất Thiền Lâm. Các chức sắc mặc phẩm phục ba phái Thái, Thượng, Ngọc (vàng, xanh, đỏ).

5. Pháp Chánh Truyền

Đêm Thứ Bảy 20-11-1926, giáng cơ tại thánh thất Thiền Lâm, Đức Chí Tôn ban Pháp Chánh Truyền, quy định tám phẩm chức sắc Cửu Trùng Đài, từ cao nhất là Giáo Tông tới phẩm chót là Lễ Sanh. Đêm sau, Đức Chí Tôn quy định việc công cử chức sắc từ Lễ Sanh lên tới Giáo Tông.

6. Kéo dài đại lễ tại thánh thất Thiền Lâm

Mỗi đêm, sau khi cúng thời Tý thì lập đàn thông công để Ơn Trên thâu nhận tín đồ. Trung bình mỗi đêm có khoảng một trăm người (hoặc nhiều hơn) xin nhập môn; đàn cơ thường kéo dài tới 2 hay 3 giờ sáng. Mỗi người nhập môn xong được cấp một giấy chứng nhận.

Dòng người các nơi không ngớt tuôn về thánh thất Thiền Lâm; thay vì ba ngày ba đêm như đã định, cuộc lễ kéo dài đến ba tháng, với nhiều sự kiện quan trọng, lược kể như sau:

6.1. Giáo Tông Vô Vi

Vâng lịnh Đức Chí Tôn, Đức Lý Thái Bạch nhận trọng trách Giáo Tông Vô Vi (Thứ Hai 29-11-1926).

6.2. Tân Lut

Thứ Hai 06-12-1926, Đức Chí Tôn dạy các tiền khai phải thường trực nơi thánh thất Thiền Lâm để lập Tân Luật, gồm ba phần: (a) Tịnh Thất Luật, quy định về tu tịnh; (b) Đạo Pháp Luật, quy định về việc cai trị trong đạo Cao Đài. (c) Thế Luật, quy định về đời sống tín đồ.

Sau khi được Đức Chí Tôn phê chuẩn (Thứ Hai 07-3-1927), Tân Luật được in lần đầu tiên tại nhà in Commerciale C. Ardin, Sài Gòn, 14 trang (15x24cm), phát hành từ tháng 6-1927.

6.3. Chữ Khí ở bàn thờ H Pháp

Thứ Hai 13-12-1926, Đức Lý Thái Bạch dạy làm tấm nỉ dài (1,5x3m), thêu chữ Khí , đặt ở bàn thờ Hộ Pháp, đối diện Thiên Bàn. Đức Lý dùng đại ngọc cơ viết chữ Khí theo cách vẽ bùa Thứ Hai 20-12-1926, Đức Chí Tôn dạy dùng nỉ đỏ làm nền, dùng chỉ vàng thêu chữ Khí.

6.4. Pháp Chánh Truyền phái nữ

Thứ Tư 02-02-1927, Đức Lý Thái Bạch giáng cơ, lập Pháp Chánh Truyền cho nữ chức sắc Cửu Trùng Đài, từ phẩm Đầu Sư xuống tới Lễ Sanh. Nữ chức sắc mặc màu trắng, vì không chia ba phái Thái, Thượng, Ngọc (áo vàng, xanh, đỏ).

6.5. Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài

Chủ Nhật 13-02-1927, Đức Chí Tôn ban Pháp Chánh Truyền cho Hiệp Thiên Đài. Trên hết có Hộ Pháp Phạm Công Tắc (chưởng quản chi Pháp), bên phải Hộ Pháp có Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư (chưởng quản chi Đạo), bên trái Hộ Pháp có Thượng Sanh Cao Hoài Sang (chưởng quản chi Thế). Dưới ba phẩm này là Thập Nhị Thời Quân gồm ba chi (Pháp, Đạo, Thế).

7. Hòa Thưng Như Nhãn đòi li chùa

Đàn cơ đêm Thứ Năm 18 rạng Thứ Sáu 19-11-1926 (đêm 14 rạng 15-10 Bính Dần), sau khi Đức Chí Tôn thăng thì tà quái xâm nhập chánh điện thánh thất Thiền Lâm, vì tiền khai Lê Văn Lịch (Ngọc Lịch Nguyệt) sơ sót trong việc trấn đàn. Sự kiện đáng tiếc này khiến Hòa Thượng Như Nhãn mất lòng tin. Cũng do áp lực từ các Phật tử, đầu tháng 12-1926, Hòa Thượng Như Nhãn nhất quyết đòi lại chùa Thiền Lâm.

Chùa được trả lại cho Hòa Thượng Như Nhãn (Thứ Tư 23-3-1927), sau khi mọi tài sản của thánh thất đã chở hết về khoảnh rừng mới mua ở làng Long Thành (tỉnh Tây Ninh).

Cuộc thiên di nhọc nhằn này kết thúc thời Khai Minh Đại Đạo tại thánh thất Thiền Lâm kéo dài ba tháng (và thêm một tháng do trễ hẹn trả chùa vì chưa tìm được đất mới). Cuộc thiên di này còn đánh dấu một dấu mốc cho thời kỳ kiến tạo Tòa Thánh Tây Ninh từ cuối tháng 02-1927 cho tới khi lạc thành trọng thể (Thứ Ba 01-02-1955, mùng 9 tháng Giêng Ất Mùi).

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về thời Khai Minh Đại Đạo, xin đọc:

Huệ Khải, LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI: KHAI MINH ĐẠI ĐẠO 1926 / A Concise Caodai History: The 1926 Inauguration. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2015.

V. THÀNH TỰU, PHÂN LY, NỖ LỰC THỐNG NHẤT

1. Thành tựu

Kể từ đầu năm 1927 cho tới cuối thập niên 1930, Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh đạt được nhiều thành tựu rất ý nghĩa (tạm kể một ít, không theo thứ tự thời gian):

- lập thành và ban hành một số luật đạo;

- xây dựng hệ thống hành chánh đạo tinh vi từ Tòa Thánh xuống các tỉnh, quận, xã, ấp;

- hệ thống hóa và chuẩn hóa nghi lễ;

- xuất bản một số kinh sách căn bản;

- tổ chức các khóa đào tạo chức sắc, chức việc;

- lập được thánh thất đầu tiên tại Nam Vang (Cam Bốt) và rồi hình thành Hội Thánh Ngoại Giáo (La Mission Étrangère du Caodaïsme) tại đấy;

- lập được thánh thất đầu tiên tại Hà Nội (thánh thất Thăng Long, nay không còn);

- lập được trường tiểu học dạy miễn phí, v.v…

(Về sau nữa, lập thêm được trường trung học và viện đại học.)

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về công cuộc giáo dục ban sơ của Hội Thánh Tây Ninh, xin đọc:

Huệ Khải, GIA ĐÌNH TRONG TÂN LUẬT CAO ĐÀI / Family in the Caodai New Law. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 36-40.

2. Phân ly

Một quá trình tăng trưởng mau lẹ khó tránh khỏi những mâu thuẫn và xung khắc dần dà nảy sinh. Vào những năm 1930, cực điểm của những bất hòa này dẫn đến vài trường hợp tách rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để sau cùng hình thành vài Tòa Thánh, Hội Thánh ở một số tỉnh cách xa Tây Ninh. Ngoài ra còn có vài cộng đồng Cao Đài không tách ra từ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, và rồi cũng trở thành Hội Thánh, có Tòa Thánh riêng ở miền Trung và miền Nam.

(Vì thời gian quá hạn hẹp, xin miễn cưỡng gác lại các chi tiết về quá trình phân ly.)

3. Nỗ lực thống nhất (1935-1972)

Từ 1935 đến 1972, một số nỗ lực thống nhất đạo Cao Đài đều không thành công. Trong đó, nổi bật là Liên Hòa Tổng Hội hoạt động từ năm 1935 đến khoảng giữa năm 1940 thì tự giải thể. Sau đó có Quan Vận Đng Cao Đài Thống Nhứt (ngưng lại vào năm 1962).

Ngày 22-11-1972 (17-10 Nhâm Tý) đại diện các Hội Thánh, Giáo Hội thuộc các chi phái đạo Cao Đài hưởng ứng thơ mời của Hội Thánh Tây Ninh đã về Tòa Thánh Tây Ninh dự đại hội thảo luận về việc thống nhứt đạo Cao Đài. Cuối cùng vẫn không đạt được kết quả.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về đại hội năm 1972 tại Tây Ninh, xin đọc:

Huệ Khải chủ biên, ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN, TẬP HANH (số 6), NĂM QUÝ TỴ. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2013, tr. 87-104.

VI. CHUYỂN HƯỚNG VẬN ĐỘNG THỐNG NHỨT SANG XÂY DỰNG Ý THỨC THỐNG NHỨT

Sau những nỗ lực vận động thống nhứt đạo Cao Đài thất bại, Đức Chí Tôn và Công Đồng Tam Giáo chuyển hướng nhân tâm sang công cuộc y dng ý thức thống nhứt, và hai điểm mốc quan trọng là: a/ giữa thập niên 1950 với Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài tại Đà Nẵng, và b/ giữa thập niên 1960 với Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam tại Sài Gòn.

1. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài

1.1. Thời khai sơn phá thch (1934-1955)

Đầu thập niên 1930, ở làng Bất Nhị (nay thuộc xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) có một nhóm nhỏ thanh thiếu niên vốn là anh em, họ hàng đi vào Sài Gòn; sau đó nhóm này được huấn luyện làm đồng tử tại thánh tịnh Đại Thanh (quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định), thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên. Hiện nay thánh tịnh ở số 465/51 đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp.

Tuân lịnh Ơn Trên, Thứ Hai 22-10-1934 (15-9 Giáp Tuất), nhóm này trở về quê truyền đạo với trưởng đoàn là Trần Công Ban (1906-?). Bốn đồng tử là Lương Vĩnh Thuật (1918-1982), Trần Công Sĩ (1921-?), Lê Văn Qui (1917-1935), Lê Văn Phụng (1915-1935). Thánh danh của bốn đồng tử theo thứ tự là Thanh Long, Xích Lân, Kim Qui, Bạch Phụng; vì thế, cả nhóm có chung thánh hiệu là Tứ Linh Đồng Tử.

Giữa tháng 7-1935, sau khi Bạch Phụng và Kim Qui từ trần, mà Xích Lân không còn phù hợp với sứ mạng, Ơn Trên ban lịnh cho Trần Quang Châu (1915-2000) làm đồng tử, thánh danh Bạch Hổ. Sinh ở làng Tứ Phú (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), Bạch Hổ kết hợp với Thanh Long thành một cặp đồng tử rất thần diệu giúp cho sứ mạng truyền giáo ở Trung Kỳ trong hoàn cảnh triều đình Huế và thực dân Pháp không ngừng bách hại đạo Cao Đài.

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về những năm bách hại đạo Cao Đài, xin đọc:

Huệ Khải, CẤM ĐẠO CAO ĐÀI Ở TRUNG KỲ (1928-1950) / Caodaism under Persecution in Central Vietnam (1928-1950). Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2012.

Tháng 12-1934, kết quả đầu tiên của đoàn truyền giáo Cao Đài ở Trung Kỳ là thánh tịnh Thanh Quang ra đời (nay ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), mở màn cho các thánh thất khác lần lượt mọc lên ở nhiều địa phương khác nhau trong các năm sau đó.

Trung tuần tháng 2-1948, theo lịnh Ơn Trên, một đại hội quy tụ đại biểu của Nam Ngãi Bình Phú (bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Phú Yên) tổ chức thành công, kết quả là hình thành Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bộ, có thể xem là tiền thân của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài hiện nay.

Sau hai thập niên không ngừng truyền giáo, vào Thứ Hai 28-11-1955 (15-10 Ất Mùi), lễ trí thạch xây dựng Trung Hưng Bửu Tòa được tổ chức trang trọng tại thành phố Đà Nẵng. Bản vẽ Trung Hưng Bửu Tòa hoàn thành đúng theo thánh ý Đức Trần Hưng Đạo. Thứ Ba 05-11-1955, trong đàn cơ tại thánh thất Từ Vân trên đường Nguyễn Huệ (nay là số 100 đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận), Đức Thánh Trần dạy rằng kiến trúc “phải có tinh thần thuần túy Việt Nam”, “trong và ngoài hoàn toàn dùng tiếng Việt (chính tả cho đúng)”, “vẽ nét Việt, sơn màu Việt”, v.v...

1.2. Hi Thánh Truyền Giáo Cao Đài ra đời (1956)

Chủ Nhật 08-7-1956 (01-6 Bính Thân), lễ khánh thành Trung Hưng Bửu Tòa được tổ chức rất trọng thể tại số 35 đường Nguyễn Hoàng (nay là 63 đường Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Dịp này, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài chính thức thành lập với vị chủ trưởng tài đức là ngài Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980).

1.3. Suy nim về đc nhim của Hi Thánh Truyền Giáo Cao Đài

Danh xưng Hội Thánh gắn với đặc nhiệm “Truyền Giáo”, tức là đem giáo lý (hay thánh giáo) xây dựng ý thức thống nhứt đạo Cao Đài trong chức sắc, chức việc, tín đồ; đào tạo lớp cán bộ tài đức dồi dào tâm huyết phụng sự cho công cuộc thống nhứt đạo Cao Đài trong tương lai.

Thánh giáo do Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thông công và tiếp nhận chẳng những xác định sự trở lại của Đức Giê-su Ki-tô trong Kỳ Ba, mà còn dùng rất nhiều thuật ngữ riêng của Công Giáo và Tin Lành. Chúng ta không hiểu Thiên cơ sẽ vận chuyển Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thế nào, nhưng xin nhắc nhau khắc ghi sấm ngôn của Đức Chúa (Giê-rê-mi-a 29:11): Vì Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi … / For I know the plans I have for you

GHI CHÚ: Để có thêm chi tiết về thuật ngữ Công Giáo và Tin Lành trong thánh giáo ban cho Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, xin đọc:

a/ Huệ Khải, SƠ KHẢO THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI / A Preliminary Survey of Some Christian Terms Used in Caodaism. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2019.

b/ Huệ Khải, “Tìm Hiểu Hai Thuật Ngữ Đạo Chúa Trong Đạo Cao Đài: HỌ, HỌ ĐẠO”, in trong nguyệt san CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC, số 291, tháng 3-2019, tr. 132-144.

c/ Huệ Khải, “Tìm Hiểu Ba Thuật Ngữ Đạo Chúa Trong Đạo Cao Đài: BỮA TIỆC, GIAO ƯỚC, GIÁO HỮU”, in trong nguyệt san CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC, số 293, tháng 5-2019, tr. 135-144.

d/ Huệ Khải, “Hai Thuật Ngữ THÁNH LINH, THUỘC LINH Trong Kinh Thánh Và Thánh Giáo Cao Đài”, in trong nguyệt san CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC, số 312, tháng 12-2020, tr. 131-144.

2. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam

Sứ mạng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài quá lớn, dù Ơn Trên luôn luôn hộ trì và soi dẫn, vẫn không tránh khỏi những lúc thử thách gay go, làm chậm kế hoạch Thiên Đình hoạch định.

Như để hỗ trợ một “liên thông” cho Hội Thánh, đầu năm 1965 Thiên Đình thành lập Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, đặt tại lầu 1, số nhà 165E đường Cống Quỳnh, quận Nhứt, Sài Gòn. Đây là tiền thân của Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Vit Nam (số 171 đường Cống Quỳnh), hiện nay gọi là Quan Phổ Thông Giáo Lý Đi Đo (số 171B đường Cống Quỳnh).

GHI CHÚ: Để hiểu rõ chân diện mục (thật tướng) của Cơ Quan, xin đọc:

Đơn Tâm, MỤC ĐÍCH & ĐƯỜNG LỐI CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2013. (Quyển 60 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.)

Như đã nói, giữa Cơ Quan này và Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có tính “liên thông” cho nên danh xưng Cơ Quan gắn liền với đặc nhiệm “Phổ Thông Giáo Lý”, đồng nghĩa với “Truyền Giáo”. Hơn nữa, vị chủ trưởng tài đức của Hội Thánh Truyền Giáo là ngài Huệ Lương Trần Văn Quế chính là Tổng Lý Minh Đạo đầu tiên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý.

Ngài Huệ Lương đồng thời còn là Vĩnh Tịnh Sư của Minh Lý Thánh Hội (Tam Tông Miếu, số 82 đường Cao Thắng, quận 3). Bởi thế, đã tạo thành cái thế “ba chân vạc” do Thiên Đình an bài như sau: Trung Hưng, Minh Lý, Cơ Quan / Tuy ba mà một, chu toàn đồng thân.([2])

VIII. THAY LỜI KẾT

Phần lược khảo gần một trăm năm lịch sử đạo Cao Đài tạm dừng ở đây mà không có lời kết.

Con đường lịch sử của đạo Cao Đài vẫn chỉ mới bắt đầu. Những người con Cao Đài chí thành và trung kiên hành đạo hôm nay sẽ là con người lịch sử ngày mai. Những dấu chân hôm nay đã và đang nối tiếp những dấu chân phía trước của hàng hàng lớp lớp người con áo trắng tin yêu của Đức Cao Đài Thượng Đế.

Bài nói chuyện này chắc chắn không thể nào đem cả trái núi Tu Di đặt vào trong một hạt cải bé xíu.([3]) Chỉ biết ước mong và tin tưởng sẽ còn có thêm thật nhiều duyên lành để Công Giáo và Cao Đài càng thêm thắt chặt dải tâm đồng trong cùng một lý tưởng phụng sự Lòng Trời Ý Chúa.

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.

HUỆ KHẢI

Nhiêu Lộc, 15-01-2021



([1]) Jayne Susan Werner, Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in the Cao Dai in Viet Nam. Connecticut: Monograph series No. 23, Yale University Southeast Asia Studies, 1981. (Các số 72, 4, v.v… đặt sau 1981 là trang 72, 4, v.v...)

([2]) Quảng Đức Chơn Tiên, Minh Lý Thánh Hội, ngày 07-6 Tân Dậu (Thứ Tư 08-7-1981).

([3]) Kinh Duy Ma Cật 維摩詰經 (phẩm Bất Tư Nghị 不思議品: Không thể nghĩ bàn) có lời nói này: Một hạt cải chứa cả núi Tu Di. (Giới tử nạp Tu Di. 芥子納須彌. A mustard seed contains mount Sumeru.)