Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

GIẢI NGHĨA KINH NHỰT THỜI / 7. KHỔNG THÁNH



7. KÍNH LẠY ĐỨC VĂN TUYÊN KHỔNG THÁNH

1. Cung duy Chí Thánh Văn Tuyên

Hi Hiền, hi Thánh, hi Thiên, miếu đàng

Ngọc thơ lân thổ thần quang

Tố Vương tổ thuật, hiến chương đại thành

5. Đạo nguyên trung hiếu nhị kinh

Loạn thần, tặc tử đảm kinh tâm hàn

Thi, Thơ, Lễ, Nhạc định san

Xuân Thu bút tước kỷ cang lập trần

9. Chánh tâm tu kỷ trị nhơn

Thần Minh tận tánh tuần huờn cảm thông

Hệ Từ biến hóa vô cùng

Ẩn vi, hiển hiện, Đạo thông vô hình

13. Vô vi, vô xú, vô thinh

Tồn tâm dưỡng tánh, hư linh năng hoằng

Huyền huyền minh đức, tân dân

Cựu chương Thiên mạng lịch trần phát phu

17. Bất thành thượng thán phu phù

Huống hồ cuồng quyến thúc tu án tiền

Cung duy Chí Thánh Văn Tuyên

Hi Hiền, hi Thánh, hi Thiên, miếu đàng.

(Cúi đầu không lạy)

XUẤT XỨ

Bài này là một trong chín bài kinh do Đức Thể Liên Tiên Nữ ban cho tại Cao Thiên Đàn (Thánh thất Kiên Giang), ngày 08-7 Canh Ngũ (Chủ Nhựt 31-8-1930), có ở trang 21 cuốn KNT 1932a.

Theo trang 16, đàn ban kinh này do Đức Quan Thánh Đế Quân vâng lịnh Đức Chí Tôn chứng đàn. Ngài xưng danh qua bài ngũ ngôn tứ tuyệt quán thủ là “Quan Vân Trường chứng” và dạy như sau:

 “Ta vưng lịnh Đức Chí Tôn chứng đàn cho Thể Liên Tiên Nữ giáng bút dạy Kinh Nhựt Thời làm lễ Đức Chí Tôn, Đức Thánh Mẫu ([1]) và chư Đại Nhơn Tam Giáo.  ([2])

Ghi chú: Bài “Kính Lạy Đức Văn Tuyên Khổng Thánh” đọc theo âm Hán Việt, chuyển ra chữ Nho như sau:

恭 維 / 希 賢 希 聖 希 天 廟 堂

玉 書 麟 神 光 / 素 王 祖 述 憲 章

道 源 忠 孝 二 經 / 亂 臣 賊 子 膽 驚 心 寒

詩 書 禮 樂 定 刪 / 筆 削 紀 綱 立 塵

治 人 /

/

/

/

不 成 嘆 孚 夫 / 況 乎 狂 狷 束 脩 案 前

恭 維 / 希 賢 希 聖 希 天 廟 堂

GIẢI NGHĨA

Câu 1: Cung duy Chí Thánh Văn Tuyên.

cung duy ( ): Ngợi khen; chữ mở đầu câu để xưng tán (ca ngợi; khen tặng; ca tụng) bề trên.

Chí Thánh : Đại Thánh (bậc đạo đức vô cùng cao trọng). Đức Khổng Tử được phong thụy ([3]) là:

Chí Thánh Tiên Sư (năm 1530, đời vua Minh Thế Tông ; và năm 1657, đời vua Thanh Thế Tổ ).

Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư (năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc ).

Văn Tuyên : Lỗi lạc về học thức. Đức Khổng Tử được phong thụy là:

Văn Tuyên Vương (năm 739, đời vua Đường Huyền Tông ).

Huyền Thánh Văn Tuyên Vương (năm 1008), và Chí Thánh Văn Tuyên Vương (năm 1012, đời vua Tống Chơn Tông ).

Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương (năm 1307, đời vua Nguyên Thành Tông ).

Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Tiên Sư (năm 1645, đời vua Thanh Thế Tổ ).

u Câu 1 ý nói: Kính mừng Đức Chí Thánh Văn Tuyên.

Câu 2: Hi Hiền, hi Thánh, hi Thiên, miếu đàng.

hi (hy) : Mong ước. Thí dụ: hy vọng (mong ngóng; mong mỏi); kính hy (kính mong).

hiền : Người đức hạnh, tài năng. (Đức Khổng Tử có bảy mươi hai môn đệ tài đức vượt trội hơn cả; các vị được đời tôn kính, gọi chung là Thất Thập Nhị Hiền .)

hi Hiền, hi Thánh, hi Thiên : Mong trở thành Hiền, thành Thánh, thành Trời.

Ghi chú: Chu Đôn Di (1017-1073) viết sách Thông Thư, chương mười (Chí Học) có câu: “Kẻ sĩ mong thành Hiền, Hiền mong thành Thánh, Thánh mong thành Trời.([4]) Hiểu rộng ra, mong thành Hiền thì bắt chước, noi theo Hiền; mong thành Thánh thì bắt chước, noi theo Thánh; mong thành Trời thì bắt chước, noi theo Trời. Nói hy Thiên (mong thành Trời) thì không phải là bất kính với Trời, vì Thánh giáo dạy: Tu hành là hc làm Trời / Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian.([5])

miếu đàng (miếu đường ): 1/ Ngôi nhà thờ tổ tiên của vua (thái miếu ). 2/ Triều đình . (Trong bài kinh này, miếu đàng ý nói Đức Khổng chỉ dẫn nghi lễ, phép tắc tế tự ở thái miếu và tôn ti trật tự nơi triều đình.)

u Câu 2 ý nói: Ngài dạy cho mọi người biết học để làm Hiền, làm Thánh, làm Trời, và chỉ bày lễ nghi, tôn ti trật tự từ trong triều đình ra ngoài xã hội.

Câu 3: Ngọc thơ lân thổ thần quang.

ngọc thơ (thư) : Sách ngọc (ý nói là sách quý).

lân: Kỳ lân ( ), là con thú thần (theo truyền thuyết), đầu có sừng. Con đực gọi là kỳ; con cái gọi là lân; thường gọi chung là kỳ lân. Thú này hiền hòa, không giẫm lên hoa cỏ, không làm hại người và thú vật, nên được xem là nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Người xưa nói rằng kỳ lân xuất hiện là điềm báo tin Thánh Nhân ra đời.

thổ : Nhả ra (đằng miệng). Thí dụ: thổ huyết (hộc máu); thổ khí (hà hơi ra đằng miệng).

thần quang : Ánh sáng thần diệu; hào quang (tỏa chiếu từ sách ngọc do kỳ lân nhả ra).

Điển cố: Theo huyền thoại, trước khi Đức Khổng chào đời, mẹ Ngài là Nhan thị (bà họ Nhan) nằm mơ thấy một con lân nhả sách ngọc có câu: “Con của Thủy Tinh, nối nhà Chu suy mà làm vua không ngai.([6]) Chưa rõ “Thủy Tinh” là vị nào.

u Câu 3 ý nói: Trước khi Ngài chào đời, có con lân xuất hiện, há miệng nhả ra cuốn sách ngọc tỏa hào quang.

Câu 4: Tố Vương tổ thuật, hiến chương đại thành.

Tố Vương : Vua không ngai. Đức Khổng Tử được tôn kính là Tố Vương, ngụ ý rằng tuy Ngài không phải là vua nhưng uy đức khắp thiên hạ còn trội hơn các ông vua.

tổ thuật : Noi theo người trước.

Ghi chú: KNT 2016 in nhầm là tố (dấu sắc). “Tổ” (dấu hỏi) như “tổ tiên” (cha, ông đời trước), “tổ  tông” (cha, ông đời trước). Luận Ngữ (chương 7, câu 1) chép lời Đức Khổng Tử nói về bản thân như sau: “Ta thuật lại chứ không sáng tác; ta tin xưa và thích xưa.([7]) Lời nói này cho thấy vì sao Đức Khổng được gọi là vị “tổ thuật”.

hiến chương : Tạm hiểu đơn giản là các quy tắc, lễ nghi, và chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trước khi tiếp xúc chánh trị học phương Tây, Trung Hoa chưa có khái niệm về hiến pháp.([8]) Tuy nhiên, để điều hành đất nước, các triều đình Trung Hoa xa xưa vẫn có những bộ luật, quy định và nghi thức chi tiết, gọi là điển chương chế độ , hay hiến chương.([9])

đại thành : Thành tựu to tát trong việc thâu thập học thuyết, tư tưởng các đời trước và sắp xếp thành hệ thống. Ca tụng công nghiệp học thuật này của Đức Khổng, người Hoa nói: “Khổng Tử tập đại thành.” .

u Câu 4 gợi nhớ tới sách Trung Dung, chương 30 có câu này: Trng Ni (Đức Khổng) thut lại đạo lý hai đời Đường Nghiêu , Ngu Thun , và hiến chương hai đời Văn Vương, Võ Vương (nhà Chu ).([10])

Câu 5: Đạo nguyên trung hiếu nhị kinh.

Đạo nguyên : Nguồn cội đạo lý.

kinh : Đạo lý hằng thường, không thể bỏ được. Tuy nhiên, do hoàn cảnh bắt buộc có thể linh động bỏ qua. Thí dụ: Một thầy tu nghiêm giữ giới luật, không hề gần gũi đàn bà (như thế gọi là chấp kinh ); nhưng tình cờ thấy một chị rớt xuống sông, có thể chết chìm mà thầy biết lội, liền nhào xuống sông ẵm chị ấy lên bờ để cứu một mạng người (như thế gọi là tòng quyền ).

trung hiếu nhị kinh : Trung và hiếu là hai đạo lý nền tảng của con người; đã làm người thì phải biết trung biết hiếu. Do đó, Văn Xương Đại Đỗng Chơn Kinh có hai câu: “Giáo hóa con người thì căn bản là dạy họ chí hiếu với cha mẹ. Muốn giữ lâu bền mạch nước (văn hóa quốc gia, v.v…) thì trước tiên phải tận trung với đất nước.” ([11])

u Câu 5 ý nói: Căn bản đạo lý làm người muôn đời không thay đổi chính là trung và hiếu.

Câu 6: Loạn thần, tặc tử đảm kinh tâm hàn.

loạn thần : Kẻ bề tôi gây rối, làm phản.

tặc tử : Đứa con hư hỏng, làm hại đến cha mẹ.

đảm : Mật. kinh : Kinh sợ. Quá sợ hãi thì nói là “tán đởm” (vỡ mật).

tâm hàn : Lòng lạnh ngắt vì sợ hãi.

Ghi chú: KNT 1932a và NĐCT 2022 in sai là tâm hàng.

đảm kinh tâm hàn : Cực kỳ sợ hãi (cùng nghĩa đảm chiến tâm kinh ).

Sách Mạnh Tử (chương Đằng Văn Công Hạ, 14) viết: “Đức Khổng Tử soạn xong kinh Xuân Thu thì loạn thần và tặc tử đều sợ hãi.([12])

Sử Ký (chương Khổng Tử Thế Gia) của Tư Mã Thiên (145-86 trước Công Nguyên [TCN]) chép: Ý nghĩa của kinh Xuân Thu được thi hành thì bọn loạn thần, tặc tử trong thiên hạ đều sợ vậy.([13])

Câu 7: Thi, Thơ, Lễ, Nhạc định san.

Thi, Thơ, Lễ, Nhạc: Là bốn kinh sau đây:

1/ Thi Kinh : Tập hợp thơ dân gian Trung Hoa từ đầu đời nhà Chu (thế kỷ 11 TCN) đến giữa đời Xuân Thu (thế kỷ 6 TCN), ghi lại đời sống, tư tưởng, tình cảm của người Hoa thời cổ. Sử Ký (Khổng Tử Thế Gia) chép rằng Thi Kinh có hơn ba ngàn bài, nhưng Đức Khổng Tử bỏ bớt những bài trùng lắp, chỉ giữ 305 bài xét ra có ích cho lễ nghĩa.

Luận Ngữ (chương 2, câu 2) chép lời Đức Khổng: “Kinh Thi có ba trăm bài,([14]) có thể tóm tắt trong câu này: Đừng nghĩ bậy.” ([15])

Luận Ngữ (chương 16, câu 13) chép lời Đức Khổng dạy con trai: “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao.” ([16])

2/ Thơ (Thư) Kinh : Cũng gọi là Thượng Thư Kinh , ghi chép các truyền thuyết, biến cố từ thời thượng cổ cho tới các đời vua trước thời Đức Khổng Tử. Đức Khổng san định Kinh Thư để các vua đời sau biết noi gương các vua hiền đức như Nghiêu, Thuấn chớ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

3/ Lễ Kinh : Tức là Lễ . Đức Khổng Tử san định Kinh Lễ để duy trì và ổn định trật tự.([17]) Luận Ngữ (chương 16, câu13) chép lời Đức Khổng dạy con trai: “Không học Kinh Lễ thì không nên người.” ([18])

4/ Nhc Kinh : Kinh về âm nhạc, đã bị đốt năm 212 TCN, đời Tần Thủy Hoàng.

định san: San định ; sửa những lỗi sai trong kinh sách các đời trước. (Đảo ngữ thành định san để ăn vần với chữ hàn ở cuối câu 6.)

Câu 8: Xuân Thu bút tước kỷ cang lập trần.

Xuân Thu : Là một trong sáu kinh của đạo Nho (Thi, Thơ, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu). Đức Khổng Tử soạn kinh Xuân Thu, chép từ đời vua Lỗ Ẩn Công (722-712) đến năm 14 đời vua Lỗ Ai Công (tức năm 481 TCN), gồm mười hai đời vua. Kinh Xuân Thu thực chất là bộ sử của nước Lỗ trong thời Xuân Thu (770-476 TCN).

bút : Viết; soạn; chép. Thí dụ: bút chi ư thư (chép [điều đó] vào trong sách). tước : Gọt bỏ; cạo bỏ. Thí dụ: tước đoạt (chiếm đoạt 占奪: dùng quyền lực, sức mạnh mà cướp đoạt). bút tước : Đời xưa chưa có giấy, nên viết chữ vào thẻ tre, nếu viết sai thì cạo bỏ (tước). Do đó, sửa chữa lại lỗi sai trong sách gọi là bút tước . Thí dụ: Sử Ký (Khổng Tử Thế Gia) viết: “Đến khi [Đức Khổng Tử] soạn kinh Xuân Thu, điều phải viết thì mới viết, điều phải bỏ thì bỏ. ([19])

Ghi chú: NĐCT 2022 in nhầm là “bút trước”.

kỷ cang (cương) : Mối giềng; phép tắc (bảo vệ gia đình, xã hội, quốc gia được ổn định, an lạc, thịnh vượng).

lập trần : Xây dựng cõi trần (cõi đời).

u Câu 6-7-8 ý nói: Đức Khổng Tử san định các kinh Thi, Thơ, Lễ, Nhạc và soạn kinh Xuân Thu để xây dựng kỷ cương triều đình (đất nước), xã hội, và gia đình, khiến cho bọn loạn thần, tặc tử phải cực kỳ sợ hãi.

Câu 9: Chánh tâm tu kỷ trị nhơn.

chánh (chính) : (Động từ) sửa lại cho đúng; sửa sai. chánh tâm : Sửa lòng cho ngay thẳng và lương thiện , để không còn bụng gian tà , bất chánh .

tu kỷ : Tu thân ; sửa mình cho có đạo đức.

trị nhơn (nhân) : 1/ Sửa sai người khác. 2/ Cai trị dân chúng.

u Câu 9 ý nói: Muốn sửa sai người khác, muốn cai trị dân chúng, thì trước hết phải tu thân, sửa chữa bản thân mình. (Mình cong mà muốn kẻ khác thẳng là vô lý.) Ý này được nói rõ ở đầu sách Đại Học (vốn là một chương trong Lễ Ký), thường tóm gọn thành thứ tự thực hiện như sau: chánh tâm, tu thân, tề gia , trị quốc , bình thiên hạ . Thánh giáo Cao Đài dạy tương tự: “Chánh kỷ hóa nhơn. (Sửa mình xong rồi thì mới giáo hóa người khác.) Thí dụ: Tu hành thời chánh k hóa nhân.([20]) “Chánh kỷ rồi sau mới hóa nhân.([21]) “Học Đạo mầu chánh k hóa nhơn.” ([22])

Câu 10: Thần Minh tận tánh tuần huờn cảm thông.

Thần Minh : Các vị Thần Thánh.

tận tánh (tính) : Phát huy (khai triển, phát triển) hết mức cái tánh Trời ban cho mình.([23])

tuần huờn (hoàn) : Xoay vòng; chuyển động theo thứ tự mà lặp lại. Thí dụ: Bốn mùa tuần hoàn; từ xuân sang hạ, thu, đông, rồi trở lại xuân.

cảm thông : Trong lòng cảm động mà hiểu nhau.

u Câu 10 ý nói: (Sau khi chánh tâm và tu kỷ được trọn vẹn thì sẽ) cảm ứng với các Đấng thiêng liêng, được các Đấng trợ giúp để mình phát huy hết mức khả năng Trời đã ban cho mình. (Câu 9 nói về tự lực ở phần nhơn; câu 10 nói về tha lực từ phần Thiên. Câu 9-10 cho thấy trong sự tu hành có Thiên nhơn hiệp nhứt .)

Ghi chú: Hệ Từ Thượng diễn tả sự cảm thông của Thần Minh như sau: “Im lìm bất động, đến lúc cảm thì thông suốt mọi điều trong thiên hạ.([24]) Như vậy, có lẽ câu 10 còn nhắc khéo tới Hệ Từ Thượng (trong kinh Dịch) để bắt qua câu 11.

Câu 11: Hệ Từ biến hóa vô cùng.

Hệ Từ: Tức là Hệ Từ Truyện (gồm Thượng Hạ ) là một phần của Dịch Truyện nhằm giải thích nghĩa lý phần Dịch Kinh, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của Quái Từ Hào Từ , cũng như hiểu các vấn đề liên quan như: tác giả, thời gian hình thành kinh Dịch, Thái Cực , Âm Dương , Bát Quái , Ngũ Hành , v.v... Hệ Từ cũng trình bày vũ trụ quan và nhận thức luận của người Trung Hoa cổ đại. Hệ Từ ThượngHệ Từ Hạ đều có mười hai chương.

biến hóa : Biến đổi từ cái này thành cái khác.

vô cùng : Không có chỗ cuối cùng; không giới hạn.

Câu 12: Ẩn vi, hiển hiện, Đạo thông vô hình.

ẩn vi : Giấu kín, không thấy được.

hiển hiện 顯現: Phô bày ra, nhìn thấy rõ ràng.

Đạo thông : Đạo thông suốt mọi vật mọi sự, không chỗ nào mà không có Đạo.

vô hình : Không có hình dạng nên không thấy được.

u Câu 11-12 ý nói: Hệ Từ Truyện nói riêng, hay kinh Dịch nói chung, biến ảo vô cùng, cho thấy Đạo Trời lúc thì ẩn kín (vô hình), lúc thì hiển hiện (hữu hình), và thông suốt tất cả.

Ghi chú: Ở đây bài kinh tụng nói tới Hệ Từ là để nhắc tới công ơn phát triển kinh Dịch của Đức Khổng, bởi lẽ để bổ sung cho kinh Dịch, Ngài soạn thêm mười thiên (cũng như chương ) gọi là Thập Dực (mười cánh), trong đó hai “cánh” thứ năm, thứ sáu là Hệ Từ Thượng Truyện,Hệ Từ Hạ Truyện. Theo Phan Bội Châu (1867-1940), gọi là “dực” (cánh chim) bởi vì kinh Dịch truyền tới thời Đức Khổng Tử thì đã tạm đủ thân hình một con chim, và Ngài chỉ cần chắp thêm cánh cho con chim ấy mà thôi.

Câu 13: Vô vi, vô xú, vô thinh.

vô vi : Không thấy làm gì cả, nhưng thật ra có làm, làm mà thuận theo hoàn cảnh, không cố ý can thiệp.

Ghi chú: KNT 1932aNĐCT 2022 đều in là “vô vi”, nhưng KNT 2016 in là “vô khí”. Theo luật thơ lục bát, chữ thứ hai ở câu lục phải là thanh bằng, vậy “vi” mới đúng; “khí” là thanh trắc thì không đúng.

vô xú : không mùi không hơi.

vô thinh (thanh) : Không thanh không tiếng.

u Câu 13 ý nói: Đạo thì vô vi, không mùi, không tiếng.

Câu 14: Tồn tâm dưỡng tánh, hư linh năng hoằng.

tồn tâm : Giữ gìn lòng mình.

Ghi chú: Sách Mạnh Tử (chương Ly Lâu Hạ) chép: Quân tử lấy đức nhân mà gìn tâm, lấy lễ mà giữ tâm. Người có lòng nhân thì yêu mến người khác. Người có lễ thì kính trọng người khác. Yêu mến người khác thì luôn luôn được người khác mến yêu mình. Kính trọng người khác thì luôn luôn được người khác trọng kính mình.([25])

dưỡng tánh (tính) : Rèn luyện tâm hồn cho trong sáng và cao thượng; trau dồi bản tánh Trời cho. Như thế cũng có nghĩa là: “Nuôi dưỡng bổn tánh sẵn có, không để bổn tánh bị tổn thương; thông qua việc tự xem xét bản thân, làm cho thân và tâm đạt tới trạng thái hoàn hảo. ([26])

hư linh : Tâm linh ; sự linh diệu của tâm.

năng hoằng : Có thể mở mang (phát triển) cho lớn mạnh. Luận Ngữ (chương 15, câu 29) chép lời Đức Khổng: Con người có thể làm cho Đạo phát triển lớn mạnh.([27])

u Câu 14 ý nói: Biết giữ tâm luyện tánh thì con người có thể phát huy khả năng linh diệu của tâm.

Câu 15: Huyền huyền minh đức, tân dân.

huyền huyền : Rất sâu xa, huyền diệu. Đây là nói về Đạo. Trong Đạo Đức Kinh (chương 1), Đức Lão Tử diễn tả Đạo là: huyền chi hựu huyền ( ).

Ghi chú: KNT 1932a in sai là quyền quyền. Giọng miền Nam không phân biệt huyền quyền.

minh : 1/ (Động từ) làm cho sáng. Thí dụ: minh đức : Làm cho sáng cái đức. 2/ (Tính từ) sáng; không tối. Thí dụ: minh đức : Đức độ sáng ngời, tỏ rạng.

tân dân : Đổi mới người dân. Sách Đại Học chép: “Đạo của Đại Học là làm sáng thêm cái đức sáng, đổi mới người dân, và khi được cực kỳ tốt đẹp mới dừng lại.([28])

u Câu 15 ý nói: Đạo lý Đức Khổng rất sâu xa, huyền diệu; Ngài dạy con người tu dưỡng để đức độ bản thân tỏ sáng, sau đó đổi mới cuộc sống người dân trở nên tốt đẹp.

Câu 16: Cựu chương Thiên mạng lịch trần phát phu.

cựu : Xưa cũ; lâu đời.([29]) Thí dụ: cựu học (lối học cũ); cựu nhựt 舊日 (ngày xưa); cựu thi (thơ cổ).

cựu chương : Văn chương (sách vở) xưa cũ, lâu đời.

Thiên mạng (mệnh) : Mạng Trời; tức là sứ mạng Trời ban cho Đức Khổng khi Ngài xuống thế.

lịch trần : Trải qua cõi đời (trần thế ).

phát phu : Diễn giải rộng ra; trình bày rộng ra (cho nhiều người hiểu rõ).

u Câu 16 ý nói: Đức Khổng Tử có sứ mạng Trời ban là xuống thế gian để khai triển, giảng giải cho người đời hiểu rõ kinh sách lưu truyền từ xưa.

Câu 17: Bất thành thượng thán phu phù.

bất thành : Không hoàn thành; không xong việc.

Ghi chú: KNT 1932a, KNT 1933b, KNT 1933, KNT 1934, KNT 1935 đều in là “bất hành”. KNT 2016 NĐCT 2022 in là “bất thành” thì có nghĩa hơn.

thượng thán : Ngẩng lên trời mà than thở.

Ghi chú: KNT 1932a, KNT 2016, và NĐCT 2022 đều in là “tháng”. Bài kinh này đọc theo âm Hán Việt, mà “tháng” không phải là chữ Hán Việt. Do đó, nên sửa là “thán”.

phu : Lòng thành tín.

phù : Tiếng đệm ở cuối câu.

u Câu 17 ý nói: Đức Khổng Tử ngẩng lên trời than thở bởi vì mặc dù Ngài đã trọn đời thành tín hy hiến cho chí nguyện giáo dục nhơn sanh nhưng Ngài vẫn chưa bằng lòng toại ý.

Ghi chú: Theo Sử Ký (Khổng Tử Thế Gia), mùa xuân năm 481 TCN, người đi săn nước Lỗ bắt được con lân què một chân. Đức Khổng đến xem, rồi than: “Ta thế là hết!” ([30]) Sau đó, Ngài lại than: Đạo của ta tàn rồi! ([31]) Năm 479 TCN, Ngài thọ bảy mươi ba tuổi; trước khi mất bảy ngày, Ngài chống gậy đi lững thững trước sân, vừa khóc vừa hát: “Núi Thái sụp ư! Cột nhà gãy ư! Triết nhân chết ư!” ([32])

Câu 18: Huống hồ cuồng quyến thúc tu án tiền.

huống hồ : Hà huống ; huống chi; phương chi; nói chi.

cuồng quyến 狂 狷: Kẻ phóng túng 放 縱, không chịu khép mình vào khuôn khổ, phép tắc, nghi lễ (bất tuân lễ pháp 不 遵 禮 法).

thúc tu : Đời xưa dùng thịt phơi khô làm lễ mọn biếu thầy giáo khi đến xin học. Luận Ngữ (chương 7, câu 7) chép lời Đức Khổng: “Từ kẻ đem một bó thịt khô xin học, ta chưa từng [chê ít] mà không dạy họ.” ([33])

Ghi chú: Về sau, thúc tu là cách nói bóng bảy để gọi thù lao (tiền lương) trả cho thầy dạy tư.

án tiền : Ở trước cái bàn.

u Câu 18 ý nói: Huống chi kẻ phóng túng, bất kể khuôn phép nếu biết mang chút lễ mọn tới trước bàn (nơi Đức Khổng ngồi, thì Ngài cũng bằng lòng thâu nhận làm học trò để dạy dỗ kẻ đó).

Ghi chú: Đức Khổng nổi tiếng là bậc rất chú trọng lễ nghĩa, thế mà Ngài sẵn lòng chấp nhận kẻ phóng túng, trái lễ, miễn là kẻ đó chịu đến xin học với Ngài. Câu kinh này cho thấy tấm lòng Đức Khổng là “dạy người không biết mệt mỏi”,([34]) như chép trong Luận Ngữ (chương 7, câu 2); câu kinh này còn cho thấy Ngài dạy học không phân biệt thành phần xã hội, không xem xét lý lịch cá nhân học trò, tức là “hữu giáo vô loại” (Luận Ngữ, chương 15, câu 39), bởi vì chính những ai chưa tốt lành thì lại càng phải dạy dỗ cho họ trở nên tốt lành. Đây cũng là lời Đức Giê-su xác nhận lý do Chúa đến thế gian: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc; người đau ốm mới cần. (...) Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mát-thêu, chương 9, câu 12 và 13)

Câu 19-20: Cung duy Chí Thánh Văn Tuyên / Hi Hiền, hi Thánh, hi Thiên, miếu đàng.

Trong bài thơ “lục bát thủ vĩ”, hai câu kết này lặp lại hai câu mở đầu (đã giải thích ở trên).

TỔNG LUẬN

KNT 1932a (tr. 17-25) có in chín bài kinh do Đức Thể Liên Tiên Nữ ban trao dưới ơn chứng minh của Đức Quan Thánh Đế Quân. Theo thứ tự, gồm có:

1. Kính Lạy Đức Chí Tôn (tr. 17);

2. Kính Lạy Đức Diêu Trì (tr. 18);

3. Kính Lạy Đức Lão Tổ Đạo Quân (tr. 19);

4. Kính Lạy Đức Phật Tổ Như Lai (tr. 20);

5. Kính Lạy Đức Văn Tuyên Khổng Thánh (tr. 21);

6. Kính Lạy Đức Quan Âm (tr. 22);

7. Kính Lạy Đức Quan Thánh Đế Quân (tr. 23);

8. Kính Lạy Đức Lý Giáo Tông (tr. 24);

9. Kính Lạy Đức Gia Tô Giáo Chủ (tr. 25).

Khi ấn tống KNT 2016 (tr. 5-10) và NĐCT 2022 (tr. 48-52), Thánh Tòa Ngọc Kinh (Hội Thánh Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý) đã trích năm bài 2, 3, 4, 5, 9 kể trên và sắp xếp theo thứ tự khác hơn (2, 4, 3, 5, 9).

Về hình thức, chín bài kinh do Đức Thể Liên Tiên Nữ ban trao (cuối năm 1930 và đầu năm 1931) đều theo thể thơ “lục bát thủ vĩ” (dường như chưa từng xuất hiện trong kho tàng thơ lục bát Việt Nam, xét tới năm 1930).

Ngoại trừ tám bài 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đều dùng chữ Việt có kèm chữ Hán Việt, riêng bài 5 (Kính Lạy Đức Văn Tuyên Khổng Thánh) hoàn toàn dùng chữ Hán Việt. Đây chính là một yếu tố khiến cho tín đồ tụng bài kinh này càng thêm lúng túng, khó hiểu nghĩa lý lời kinh, bởi lẽ:

Nhiều chữ Hán Việt đồng âm khác nghĩa;

Giọng miền Nam dễ khiến viết sai và in sai chánh tả;

Bài kinh có không ít điển cố trong kinh điển đạo Nho, và các sự tích liên quan cuộc đời Đức Khổng Tử, chẳng hạn: ngọc thơ lân thổ; đảm kinh tâm hàn, bút tước, thượng thán, cuồng quyến, thúc tu, v.v...

Kinh tụng viết theo thể thơ để có vần điệu nhịp nhàng, giúp tín đồ dễ nhớ thuộc lòng. Tuy nhiên, khi diễn tả ý tứ câu kinh thì lại bị gò bó trong khuôn khổ câu sáu hay tám chữ, nên phải lược bớt chữ (nói tắt) và lúc cần thì phải đảo ngữ cho hợp luật bằng trắc của thơ lục bát (chẳng hạn: san định đảo ngữ thành định san).

Vậy, nếu muốn giúp tín đồ dễ hiểu nghĩa lý bài kinh thì cần giải quyết các trở ngại nêu trên. Do đó, phần giải nghĩa từng câu kinh không tránh khỏi rườm rà, rối mắt, vì chứa khá nhiều dẫn chứng kèm theo chữ Nho minh họa cho xác thực;([35]) đây quả là sự chẳng đặng đừng. Kính mong quý đạo hữu cảm thông và lượng thứ, hoan hỷ chỉ dẫn cho tôi các chỗ sai sót vì trí lực chẳng tòng tâm, bản thân hiểu biết hạn chế mà biển cả đạo học vô bến vô bờ.

*

Tóm lại, bài Kinh Kính Lạy Đức Văn Tuyên Khổng Thánh của Đức Thể Liên Tiên Nữ trao cho chúng ta ý tứ như sau:

Đức Khổng Tử là Đấng Chí Thánh, học thức lỗi lạc. Ngài dạy cho mọi người biết học để làm Hiền, làm Thánh, làm Trời, và chỉ bày lễ nghi, tôn ti trật tự từ trong triều đình ra ngoài xã hội.

Trước khi Ngài chào đời, có điềm lành là kỳ lân xuất hiện, há miệng nhả ra cuốn sách ngọc tỏa hào quang. Ngài được tôn kính là Tố Vương, vì Ngài không phải là vua nhưng có uy đức khắp thiên hạ còn trội hơn các ông vua.

Ngài soạn sách bằng cách thâu thập tinh hoa học thuyết, tư tưởng các đời trước và thuật lại, sắp xếp thành hệ thống. Ngài dạy cho đời biết trung biết hiếu và đây là căn bản đạo lý làm người, muôn đời không thay đổi.

Ngài san định các kinh Thi, Thơ, Lễ, Nhạc và soạn kinh Xuân Thu để xây dựng kỷ cương triều đình, xã hội, và gia đình, khiến cho bọn loạn thần, tặc tử phải cực kỳ sợ hãi. Ngài còn có công phát triển kinh Dịch, cho thấy Đạo Trời rất ảo diệu, biết gìn tâm luyện tánh thì con người có thể phát huy khả năng linh diệu của tâm.

Ngài chủ trương rằng ai muốn sửa sai người khác, muốn cai trị dân chúng, thì trước hết phải tu thân, sửa chữa bản thân họ. Ai tu thân được trọn vẹn thì sẽ cảm ứng với các Đấng thiêng liêng, được các Đấng trợ giúp để họ phát huy hết mức khả năng Trời đã ban sẵn cho họ.

Đạo lý Đức Khổng rất sâu xa, huyền diệu; Ngài dạy con người tu dưỡng để đức độ bản thân tỏ sáng, sau đó đổi mới cuộc sống người dân trở nên tốt đẹp.

Đức Khổng Tử có sứ mạng Trời ban là xuống thế gian để khai triển, giảng giải cho người đời hiểu rõ kinh sách lưu truyền từ xưa. Ngài hăng say dạy học không biết mệt mỏi, không câu nệ cá tánh, lý lịch học trò, nếu ai chịu đến xin học thì Ngài sẵn lòng nhận dạy.

Đức Khổng suốt đời tận tụy học tập, đem tài đức ra truyền dạy cho người, ước mong cải thiện thế gian. Trước khi tạ thế, Ngài chẳng khỏi ngẩng lên trời than thở bởi vì mặc dù trọn đời thành tín hy hiến cho chí nguyện giáo dục nhơn sanh nhưng Ngài vẫn chưa bằng lòng toại ý.

Nhiêu Lộc, 19-12-2024

Huệ Khải



([1]) Tức là Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn.

([2]) Tức là Tam Giáo Tổ Sư (Thích Ca, Lão Tử, và Khổng Tử).

([3]) thụy: Tên hèm; tên cúng cơm.

([4]) Sĩ hy Hiền, Hiền hy Thánh, Thánh hy Thiên. , , . ( , , )

([5]) Đức Cao Triều Trực, Thiên Lý Đàn (Sài Gòn), 09-9 Canh Tuất (Thứ Năm 08-10-1970).

([6]) Thủy Tinh chi tử, kế suy Chu vi tố vương. , .

([7]) Thuật nhi bất tác; tín nhi hiếu cổ. ; . ( )

([8]) hiến pháp : Luật pháp cơ bản của nhà nước quy định nhiều vấn đề quan trọng như chế độ chánh trị, quyền và nghĩa vụ công dân, hệ thống tổ chức nhà nước.

([9]) Ở Việt Nam, Phan Huy Chú (1782-1840) đã dành mười năm (1809-1819) để soạn bộ sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (Phân Loại, Ghi Chép Hiến Chương Các Triều Đại).

([10]) Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn; hiến chương Văn, Võ. , ; , . ( )

([11]) Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu. Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung. . . ( )

([12]) Khổng Tử thành Xuân Thu nhi loạn thần, tặc tử cụ. . ( , )

([13]) Xuân Thu chi nghĩa hành, tắc thiên hạ loạn thần, tặc tử cụ yên. , . ( , , )

([14]) Nói ba trăm cho gọn; lẽ ra là ba trăm lẻ năm.

([15]) Thi tam bá nhứt ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà. , : . ( )

([16]) Bất học Thi, vô dĩ ngôn. , . ( )

([17]) Hai sách Trung Dung , và Đại Học nguyên là hai chương trong Lễ Ký.

([18]) Bất học Lễ, vô dĩ lập. , . ( )

([19]) Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước. , , . ( , , )

([20]) Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự), 15-8 Ất Tỵ (Thứ Sáu 10-9-1965).

([21]) Đức Bạch Liên Tiên Trưởng, Thánh thất Nam Thành, 14-10 Canh Tuất (Thứ Năm 12-11-1970).

([22]) Đức Thái Bạch Kim Tinh, Minh Lý Thánh Hội, 05-3 Tân Hợi (Thứ Tư 31-3-1971).

([23]) Tận lượng phát huy Thiên phú đích cá tánh. .

([24]) Tịch nhiên bất động. Cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. , . ( )

([25]) Quân tử dĩ nhân tồn tâm, dĩ lễ tồn tâm. Nhân giả ái nhân, hữu lễ giả kính nhân. Ái nhân giả nhân hằng ái chi, kính nhân giả nhân hằng kính chi. , . , . , . ( , )

([26]) Sử bổn tánh bất thụ tổn hại. Thông quá tự ngã phản tỉnh thể sát, sử thân tâm đạt đáo hoàn mỹ đích cảnh giới. : 使 本 性 不 受 損 害 . 通 過 自 我 反 省 體 察 , 使 身 心 .

([27]) Nhân năng hoằng Đạo. . ( )

([28]) Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. , , () , 在止 . ( )

([29]) NĐCT 2022 in nhầm là cửu”.

([30]) Ngô dĩ hỹ phù! 吾 已 矣 夫 ! ( , , )

([31]) Ngô đạo cùng hỹ! 吾 道 窮 矣 ! ( )

([32]) Thái Sơn hoại hồ! Lương trụ tồi hồ! Triết nhân uy hồ! 太 山 壞 乎 ! 梁 柱 摧 乎 ! 哲 人 萎 乎 ! ( )

([33]) Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên. , . ( )

([34]) hối nhân bất quyện ( )

([35]) Kinh điển, Thánh giáo Cao Đài gần trăm năm nay dùng nhiều từ ngữ và điển cố Hán Việt. Đây là một khía cạnh làm chậm lại việc phổ thông, phổ truyền giáo lý. Trộm nghĩ, các Hội Thánh cần có ủy ban chuyên trách việc san định kinh sách Cao Đài (mà căn bản là cách chấm câu, sửa lỗi chánh tả, v.v...)