Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

7. CHÍN HỘI THÁNH CAO ĐÀI / MỘT THOÁNG CAO ĐÀI


ĐÔI NÉT VỀ
CHÍN HỘI THÁNH CAO ĐÀI HIỆN NAY
Trong những năm 1995-2000, Chính Phủ đã công nhận tư cách pháp nhân của chín Hội Thánh Cao Đài sau đây:
1. Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên Tòa Thánh Châu Minh đặt tại xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. (Thành phố Bến Tre của tỉnh Bến Tre cách Sài Gòn khoảng 85km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 51/QĐ/TGCP ngày 29-7-1995 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 9.]


2. Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu Tòa Thánh Long Châu đặt tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, thành phố Cần Thơ. (Thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ cách Sài Gòn khoảng 170km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 1562/QĐ.CT.HC.96 ngày 27-7-1996 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ. [Xem Phụ Bản 9.]
3. Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Tòa Thánh Ngọc Sắc đặt tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. (Thành phố Cà Mau của tỉnh Cà Mau cách Sài Gòn khoảng 347km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 39/QĐ/TGCP ngày 02-8-1996 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 10.]


4. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài Trung Hưng Bửu Tòa (thay vì gọi Tòa Thánh) đặt tại số 63 đường Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. (Thành phố Đà Nẵng cách Sài Gòn khoảng 977km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 40/QĐ/TGCP ngày 24-9-1996 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 10.]
5. Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh Tòa Thánh Tây Ninh đặt tại thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. (Thành phố Tây Ninh của tỉnh Tây Ninh cách Sài Gòn khoảng 99km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 10/QĐ/TGCP ngày 09-5-1997 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 11.]


6. Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Tòa Thánh Bến Tre đặt tại số 100C đường Trương Định, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. (Thành phố Bến Tre của tỉnh Bến Tre cách Sài Gòn khoảng 85km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 26/QĐ/TGCP ngày 08-8-1997 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 11.]
7. Hội Thánh Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý Tòa Thánh Ngọc Kinh đặt tại ấp Hòa An, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. (Trung tâm tỉnh Kiên Giang cách Sài Gòn khoảng 248km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 2363/1998/QĐ-UB ngày 08-7-1998 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang. [Xem Phụ Bản 12.]


8. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý có Tòa Thánh Chơn Lý đặt tại số 193 đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. (Thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang cách Sài Gòn khoảng 70km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 16/2000/QĐ-TGCP ngày 14-3-2000 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 12.]
9. Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan Tòa Thánh Tam Quan đặt tại thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơntỉnh Bình Định. (Tỉnh Bình Định cách Sài Gòn khoảng 632km.) Tư cách pháp nhân của Hội Thánh được công nhận theo Quyết Định số 199/2000/QĐ-TGCP ngày 28-4-2000 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. [Xem Phụ Bản 13.]


10. Hai cộng đồng Cao Đài không là Hội Thánh
Ngoài chín Hội Thánh kể trên, còn có hai cộng đồng Cao Đài không tổ chức giống như Hội Thánh:
10.1. Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (là một cộng đồng chuyên tu thiền, tịnh luyện) có Thánh Đức Tổ Đình đặt tại số 264, đường 30-4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. (Thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ cách Sài Gòn khoảng 170km) Tư cách pháp nhân của cộng đồng này được công nhận theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ ngày 15-12-2009. [Xem Phụ Bản 14.]


10.2. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo đặt tại số 171B đường Cống Quỳnh, quận 1, TpHCM. Cơ Quan do Ơn Trên thành lập năm 1965. Tư cách pháp nhân của Cơ Quan được công nhận theo Quyết Định số 301/QĐCN ngày 02-8-2000 của Ban Tôn Giáo Và Dân Tộc TpHCM. [Xem Phụ Bản 14.]
Khác với thánh thất, Cơ Quan không giữ sổ bộ đạo (ghi chép những người mới vào đạo) vì theo lệnh Ơn Trên, Cơ Quan không được làm lễ nhập môn.
Thành viên Cơ Quan vốn là người từ các họ đạo Cao Đài tự nguyện gia nhập vì tán thành và chấp nhận đường lối Cơ Quan là phổ thông giáo lý để góp phần thống nhất đạo Cao Đài. Hầu hết thành viên Cơ Quan đều ăn chay trường và tập thiền. Vị lãnh đạo đầu tiên của Cơ Quan cũng là vị chủ trưởng đầu tiên của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài: Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980).

HUỆ KHẢI

 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.