Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

4. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ TRONG KINH PHẬT GIÁO HÒA HẢO


Bìa bản in 1966.
MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH MINH LÝ ĐẠO
VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
III. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa Hảo thường được gọi tắt là đạo Hòa Hảo, do Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc; ngày nay làng này là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Có thể nói, toàn bộ giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ (Đức Thầy) được Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo kết tập trong Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ Của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Một trong nhiều bản in tốt là bản do Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương ấn hành năm 1966, thực hiện tại Tân Sanh Ấn Quán (số 12 đường Bùi Viện, quận 1, Sài Gòn), dày 472 trang và có thêm 6 trang mục lục (đánh số I-VI). Sau đây, bản in này được gọi tắt là Sấm Giảng 1966.
Dĩ nhiên, trước và sau năm 1975 còn có các bản in khác (đơn cử: Sấm Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo Của Đức Huỳnh Giáo Chủ, do Ban Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo liên kết nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2001). Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi tham khảo bản Sấm Giảng 1966; sách gồm hai phần:
Phần Thứ Nhứt: Sấm Giảng Giáo Lý, gồm sáu quyển như sau:
- Quyển Nhứt: Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm (912 câu lục bát, tr. 25-50). Đức Thầy viết khoảng năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG I.
- Quyển Nhì: Kệ Dân Của Người Khùng (476 câu, tr. 51-66). Đức Thầy viết ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Mão (Thứ Ba 24-10-1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG II.
- Quyển Ba: Sấm Giảng (612 câu, tr. 67-86). Đức Thầy viết năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG III.
- Quyển Tư: Giác Mê Tâm Kệ (846 câu, tr. 87-112). Đức Thầy viết ngày 20 tháng 9 năm Kỷ Mão (Thứ Tư 01-11-1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG IV.
- Quyển Năm: Khuyến Thiện - Lời Khuyến Thiện Của Ông Vô Danh Cư Sĩ (756 câu, tr. 113-140). Đức Thầy viết năm Tân Tỵ (1941) tại Chợ Quán. Sau đây gọi tắt là SG V.
- Quyển Sáu: Cách Tu Hiền Và Sự Ăn Ở Của Một Người Bổn Đạo (văn xuôi, tr. 141-179). Đức Thầy viết hồi tháng 5 năm 1945 tại Sài Gòn. Quyển này không được dùng để khảo sát về từ Việt cổ.
Phần Thứ Hai: Thi Văn Giáo Lý, tr. 181-472, gồm có những bài sáng tác vào các năm như: Kỷ Mão (1939), tr. 183-227; Canh Thìn (1940), tr. 229-356; Tân Tỵ (1941), tr. 357-368; Nhâm Ngũ (1942), tr. 369-380; Quý Mùi và Giáp Thân (1943-1944), tr. 401-410; Ất Dậu (1945), tr. 411-432; Bính Tuất (1946), tr. 433-450; Đinh Hợi (1947), tr. 451-455. Không kể Phụ lục (tr. 457-460) và Vài toa thuốc nam (tr. 461-472), còn có các bài văn xuôi, câu chú thường niệm, hai bài thơ dài (tr. 380-400). Phần Thứ Hai cũng không được dùng để khảo sát về từ Việt cổ.
Cách ký hiệu xuất xứ câu kinh
- Sấm Giảng 1966 không đánh số thứ tự từng câu thơ. Khi dẫn lại câu kinh nơi đây, thay vì ghi số trang, tôi ghi số thứ tự từng câu thơ. Số thứ tự này do tôi thêm vào. Thí dụ:
SG I: 007 nghĩa là câu 7, trích trong Quyển Nhứt: Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm.
- Các câu thơ trong bộ Sấm Giảng Giáo Lý khi trích dẫn (a) được lược bớt dấu phẩy hay dấu chấm cuối câu, (b) lược bớt các gạch nối vốn có trong nguyên bản, (c) không in chữ xiên, và gạch dưới từ Việt cổ. Thí dụ:
a.1. Nguyên bản (SG I: 7-8): Cơ Trời thế cuộc đổi xây, / Điên ([1]) mới theo Thầy xuống chốn phàm gian.
Khi trích dẫn thì lược bớt dấu phẩy cuối câu 7:
SG I: 007. Cơ Trời thế cuộc đổi xây
a.2. Nguyên bản (SG I: 701-702): Vàm Nao rày đã đến rồi, / Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình.
Khi trích dẫn thì lược bớt dấu chấm cuối câu 702:
SG I: 702. Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình
b. Nguyên bản (SG V: 745-746): Phước nhiều Tiên-cảnh lên rày, / Tội nhiều sa-đọa nhiều ngày thảm-thê.
Khi trích dẫn câu 745 thì lược bớt dấu gạch nối:
SG V: 745: Phước nhiều Tiên cảnh lên rày
Những từ Việt cổ trong kinh Phật Giáo Hòa Hảo
Lời giải thích từ cổ của tôi không nhất thiết chép đúng nguyên văn của Paulus Của, hay Lê Văn Đức, mà có cân nhắc sao cho phù hợp ngữ cảnh câu kinh trích dẫn từ Sấm Giảng 1966.
1. bằng nay
a. Lúc này.
SG I: 013. Nên Điên khuyên nhủ bằng nay
b. Bấy giờ, buổi ấy, lúc ấy, thuở ấy.
SG I: 383. Giả người bán cá bằng nay
SG I: 501. Ghe người biến mất bằng nay
SG I: 607. Có người xuống bến bằng nay
SG I: 673. Có người ở xóm bằng nay
SG I: 689. Hai thằng ở xóm bằng nay
SG I: 702. Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình
SG III: 335. Mục Liên cứu mẹ bằng nay
2. bắt tì: Bắt lỗi.
SG I: 376. Điên [Đức Thầy tự xưng] chẳng bắt tì còn mách việc xa
3. bấy: Chừng ấy, dường ấy.
SG II: 009. Thương hại bấy lê dân đứt ruột
SG V: 195. Vô phước nên tủi bấy phận tôi
4. bỏ liếp: Bỏ qua, bỏ ngoài tai.
SG IV: 383. Lời chơn chánh trần hay bỏ liếp
5. cạnh khến: Cạnh góc, gai góc sù sì (xù xì).
SG IV: 391. Xác trần tục như cây cnh khến
6. chỉn ghê: Gớm ghê, rất đáng sợ.
SG I: 130. Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn g
SG I: 204. Ăn bạ nói càn tội lỗi chỉn g
SG I: 306. Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn g
SG I: 492. Biến mất xác hồn cho chúng chỉn g
SG V: 747. Chừng ấy mới biết chỉn g
7. dành rày: Bây giờ để dành, lúc này để dành.
SG I: 600. Lúa bay về núi dành rày ngày sau
8. đinh ninh: Cặn kẽ, chi tiết rõ ràng.
SG II: 339. Sổ sách kia tội phước đinh ninh
9. đổi xây: Đổi thay.
SG I: 007. Cơ Trời thế cuộc đổi xây
SG I: 109. Ngày nay thế cuộc đổi xây
SG I: 303. Thấy trong thời cuộc đổi xây
SG III: 119. Tuần huờn thiên địa đổi xây
10. ghình: Chống đối, đối đầu, kình chống.
SG I: 346. Chẳng lo tu niệm cứ ghình với Điên [Đức Thầy tự xưng]
11. linh thính: Linh hiển, linh thiêng, linh ứng.
SG I: 144. Còn chi linh thính mà ngồi mà nghe
12. lục thục: Chậm rãi, chần chừ, thủng thỉnh.
SG IV: 157. Chẳng chịu tu mãi còn lc thc
13. rày:
a. Bây giờ, lúc này.
SG I: 674. Bị mất trộm y đồ đạc sạch trơn
SG I: 701. Vàm Nao y đã đến rồi
SG I. 877. Từ y gặp cảnh buồn rầu
SG II: 411. Kể từ y vàng lộn với thau
SG IV: 449. Kể từ y cười một khóc mười
b. Này.
SG I: 608. Mách chơi ít tiếng người y mạng vong
SG III: 336. Nhờ người hiếu hạnh tâm y từ bi
13.1. đến rày:
b. Bây giờ đã đến.
SG I: 354. Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao
b. Đến ngay, thẳng đến.
SG I: 550. Thuyền loan trực chỉ đến rày Bến Tre
13.2. hiểu rày: Hiểu ngay, hiểu liền.
SG I: 598. Xin ông bày tỏ cho tôi hiểu rày
13.3. lên rày: Lên ngay đến, lên thẳng đến
SG V: 745. Phước nhiều Tiên cảnh lên rày
13.4. ngày rày:
a. Ngày nay, ngày này.
SG I: 014. Xin trong lê thứ ngàyy tỉnh tâm
SG I: 690. Nó nói ngàyy thuốc chẳng có hay
SG I: 894. Dạy trong trần hạ ngàyy rán(g) nghe
SG III: 522. Áo quần láng mướt ngàyy ăn chơi
b. Bữa ấy, buổi ấy, hôm ấy, ngày ấy.
SG I: 384. Dân chúng ngàyy xúm lại mua đông
SG III: 448. Nhìn xem bắt thảm ngàyy cho dân
13.5. ở đâu rày: Ở đâu tới đây.
SG I: 633. Hỏi ông người ở đâu rày
13.6. tập rày: Tập liền, tập ngay.
SG III: 522. Khuyên mau tỉnh ngộ tậpy lòng nhơn
14. thiết tha: Ngặt nghèo, nguy khốn.
SG I: 322. Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha
SG I: 435. Bấy giờ gặp việc thiết tha
SG II: 042. Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha
SG II: 079. Thì sau nầy gặp chuyện thiết tha
15. thon von: Gian nan, nguy hiểm.
SG III: 541. Thấy đời trần hạ thon von
16. tởi: Quyên góp.
SG II: 400. Đâu túng thiếu mà quơ mà tởi
SG IV: 376. Nên tởi khuyên khắp chốn cùng làng
17. xình xoàng: Say, say sưa, say xỉn.
SG III: 339. Làm tuần trà rượu xình xoàng
SG IV: 231. Lo ăn xài trà rượu xình xoàng
IV. THAY LỜI KẾT
Trên đây thật ra chỉ mới là khái quát bước đầu về một số từ Việt cổ trong kinh của Minh Lý Đạo và Phật Giáo Hòa Hảo. Các nhà ngôn ngữ học với chuyên môn sở đắc nếu chú ý nghiên cứu, ắt còn có thể khai thác được nhiều điều sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, có một điều tâm đắc tôi muốn bày tỏ như sau:
- Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuần thành thường thuộc lòng rất nhiều lời dạy bằng thơ lục bát, song thất lục bát của Đức Thầy. Do đó, trong cuộc sống đời thường, họ hay ngâm nga Sấm Giảng để nhắc nhở bản thân học Phật tu nhân không phút nào rời, như sách Trung Dung khuyên: Đạo bất khả tu du ly dã. (Không thể rời xa Đạo dù chỉ trong tíc tắc.)
Ngày nay, để giúp tạo nên hoàn cảnh không rời xa Đạo, đã sẵn có các phương tiện điện tử gọn nhẹ, vừa túi tiền, rất dễ dàng thâu và phát lời giáo huấn của Đức Thầy qua những giọng ngâm hay diễn đọc truyền cảm của các nam, nữ tín đồ sẵn chất giọng tốt. Nhờ các phương tiện ấy, thậm chí trong lúc đang bận bịu làm việc nhà chẳng hạn, người tín đồ Hòa Hảo vẫn có thể cùng lúc được nghe và ôn học Sấm Giảng của Đức Thầy.
- Về phần chức sắc, môn sanh Minh Lý Đạo, chắc chắn ai ai cũng thuộc lòng ([2]) nhiều bài trong quyển kinh Bố Cáo – Sám Hối – Tịnh Nghiệp Vãn – Nhựt Tụng – Giác Thế nói trên, bởi vì trong mấy mươi năm dài tu hành, hằng ngày các vị ấy luôn tụng đọc trong bốn giờ cúng (cúng tứ thời, như bên Cao Đài); vào mỗi dịp sóc vọng hay lễ kỷ niệm các Đấng thiêng liêng lại đọc thêm các bài kinh khác theo quy định…
- Lời ăn tiếng nói dân tộc đã và đang bị dễ dãi biến đổi nhanh theo thời thượng trong đời sống hằng ngày, chịu ảnh hưởng không ít từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong khi đó, do đức tin và ý thức không canh cải chữ nghĩa trong kinh điển (để khỏi mang tội), tín đồ ba nền tôn giáo bản địa phát sinh ở Nam Kỳ qua việc thường xuyên tụng đọc (hoặc thuộc lòng) kinh của đạo mình đã và đang bảo tồn hiệu quả, duy trì bền bỉ các từ Việt cổ nói riêng, và chữ quốc ngữ nói chung. Nếu chú ý khảo sát cặn kẽ khía cạnh này sẽ thấy rõ những đóng góp thầm lặng vào văn hóa dân tộc của ba cộng đồng tín đồ Cao Đài Giáo, Minh Lý Đạo và Phật Giáo Hòa Hảo.
Nói riêng về từ Việt cổ trong kinh điển của đạo Cao Đài tôi sẽ chia sẻ vào dịp khác.
HUỆ KHẢI
Phú Nhuận, 11-4-2018



([1]) Điên: Đức Thầy tự xưng là người điên, khùng...
([2]) Để giúp tín đồ dễ thuộc lòng, kinh của Cao Đài Giáo, Minh Lý Đạo, Phật Giáo Hòa Hảo đều mượn hình thức thơ. Thánh giáo Cao Đài và Minh Lý cũng vậy, ngoài phần tản văn (văn xuôi) lại dùng rất nhiều thể thơ khác nhau. Tôi hay đi cúng ở thánh thất Từ Vân (số 100 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TpHCM; thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), thấy rõ có nhiều đạo hữu thuộc lòng trọn cả bài Kinh Sám Hối dài 444 câu song thất lục bát.



 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.