Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

1. Đọc lại CHUYỆN GIẢI BUỒN - GIAO CẢM




ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
________
HUỆ KHẢI
(Dũ Lan LÊ ANH DŨNG)
ĐỌC LẠI CHUYỆN GIẢI BUỒN
Quyển 118-1 trong Chương Trình Chung Tay
Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC
Hà Nội 2018
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
ấn tống lần thứ nhất 2.500 quyển, do quý ân nhân
công quả 13.400.000 đồng, phương danh như sau:
1. Gia đình ĐTr BẢO TIẾN (TTi Thanh Tịnh Đàn). Gởi đợt 138.
1,000,000
2. Gia đình ĐT BÙI THỊ CẢNH (TTi Ngọc Điện Huỳnh Hà, HT Cao Đài Tiên Thiên). Gởi đợt 136. Hồi hướng cửu huyền thất tổ.
1,000,000
3. ĐT DƯ THỊ BẢO HÒA (TT Bình Thạnh, HTCĐ Tây Ninh). Gởi đợt 138.
1,000,000
4. Gia đình ĐTr HIỆP NHƠN TÂM (TTi Thanh Tịnh Đàn). Gởi đợt 138.
1,200,000
5. ĐT HUỲNH NGỌC DỒI (TTi Thanh Tịnh Đàn): Gởi đợt 138.
Hồi hướng ĐH Nguyễn Hồng Hiếu.
2,000,000
6. Giác linh ĐT HUỲNH THỊ LỜI (84 tuổi, TT An Thạnh, HT Cao Đài Ban Chỉnh Đạo). Ấp 6, An Thạnh, Bến Lức, Long An. Gởi đợt 135, 136.
2,200,000
7. ĐH NGUYỄN HOÀNG HOA (Phương Thạnh, Càng Long, Trà Vinh). Gởi đợt 138. Hồi hướng giác linh phụ mẫu (cố Lễ Sanh Thượng Sóc Thanh [Nguyễn Văn Sóc] 97t; cố Thông Sự Trần Thị Lành, 93t ; nhạc mẫu Nguyễn Thị Nuôi, 71t, thuộc HT Cao Đài Ban Chỉnh Đạo).
2,000,000
8. ĐH NGUYỄN VĂN HƯỜNG (phường Phước Long B, quận 9 , TpHCM). Gởi đợt 138. Hồi hướng giác linh phụ mẫu (cố Lễ Sanh Thượng Sóc Thanh [Nguyễn Văn Sóc] 97t; cố Thông Sự Trần Thị Lành, 93t, họ đạo Phương Thạnh , huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, thuộc HT Cao Đài Ban Chỉnh Đạo).
2,000,000
9. ĐT TRẦN THỊ THU VÂN (TT Trung Thành, HT Truyền Giáo Cao Đài). Gởi đợt 136. Hồi hướng cửu huyền thất tổ.
1,000,000
Đồng kỉnh thành hồi hướng cửu huyền thất tổ,
hiệp tâm cầu nguyện quốc thái dân an,
đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,
Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhất,
vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ ngạn.
*
Quý đạo hữu vui lòng KHÔNG photocopy, KHÔNG mua bán bất kỳ kinh sách nào do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo thực hiện. Để thỉnh các ấn phẩm chánh thức (kính biếu), trân trọng kính mời quý vị gởi thư về: daidaovanuyen@gmail.com.
Kinh sách được ấn tống để kính biếu rộng rãi là nhờ có biết bao tấm lòng vàng của hàng hàng lớp lớp đạo tâm gần xa gởi gắm. Để không phụ lòng các vị ân nhân ấy, xin quý vị trân trọng giữ gìn kinh sách để truyền trao cho đúng người thật tâm tìm tu, học đạo. Chúng tôi chân thành biết ơn sự thấu hiểu, đồng cảm, và hợp tác chặt chẽ của quý vị.
*
Ban Ấn Tống kỉnh thành tạ ơn quý đạo hữu có nhã ý muốn góp phần công quả nuôi dưỡng Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Quý đạo hữu ân nhân có thể chuyển tiền công quả vào tài khoản sau đây:
Chủ tài khoản: Ông Lê Anh Dũng
Số tài khoản: 65243979
Tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),
chi nhánh Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, TpHCM.
Khi chuyển tiền công quả, xin vui lòng ghi rõ số điện thoại của quý đạo hữu ân nhân để chúng tôi tiện liên lạc.
BAN ẤN TỐNG


NỘI DUNG
Giao cảm
Trích Chuyện Giải Buồn, cuốn đầu (Sài Gòn, 1880)
Chuyện kể số 2. Cầu tiếng chửi cho rụng lông vịt
Chuyện kể số 3. Địa ngục ở miền dương gian
Chuyện kể số 4. Ăn mày xin vàng nén
Chuyện kể số 5. Đầu thai ba kiếp
Chuyện kể số 19. Bốn mươi ngàn
Chuyện kể số 23. Chuyện ông tấn sĩ lưng mọc lông dê
Chuyện kể số 25. Nợ không trông trả
Chuyện kể số 42. Sự tích cũ
Trích Chuyện Giải Buồn, cuốn sau (Sài Gòn, 1886)
Chuyện kể số 70. Thanh dạ văn chung
Chuyện kể số 96. Tôn Tất Chấn
Chuyện kể số 99. Trương Bất Lượng
Chuyện kể số 103. Chuyện họ Đỗ
Thay lời kết
Phụ Lục: Huình Tịnh Của Và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (TRẦN VĂN CHÁNH)
GIAO CẢM
Nửa cuối thập niên 60 thế kỷ trước, tôi là học trò trung học đệ nhất cấp (nay là cấp hai) trường trung học công lập Hồ Ngọc Cẩn (đầu đường Lê Quang Định, Bà Chiểu, Gia Định, sát trường tiểu học Nam Tỉnh Lỵ). Môn Việt Văn năm đệ Lục (lớp Bảy sau này), cô giáo cho dùng sách giáo khoa của soạn giả Đỗ Văn Tú do Việt Nam Tu Thư xuất bản ở Sài Gòn. Trong sách, phần cổ văn có trích giảng các truyện như Chí khí cao,([1]) Chuyện ông tấn sĩ lưng mọc lông dê,([2]) Vẽ hình vay bạc,([3]) v.v... Tôi thích các truyện ấy, nhưng không biết sâu xa hơn về nguồn gốc, ngoại trừ ghi chú vắn tắt ở cuối mỗi truyện là trích sách Huình Tịnh Của (Chuyện Giải Buồn).
Hơn hai mươi tuổi, tôi theo nghề giáo. Ngoài những lúc dạy học, tôi tập tành viết lách, rồi mon men nghiên cứu tôn giáo. Công việc biên khảo bắt tôi phải tra cứu thêm các sách vở liên ngành, nhờ đó tôi biết thêm chút ít về Huình Tịnh Paulus Của, soạn giả bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (hai tập, lần lượt in năm 1895 và năm 1896 tại imprimerie Rey, Curiol & Cie tại Sài Gòn).([4]) Bộ sách này giúp tôi rất nhiều khi tìm hiểu ý nghĩa những từ Việt cổ trong kinh ba nền tôn giáo bản địa (Minh Lý Đạo, Cao Đài, và Phật Giáo Hòa Hảo).([5])
Paulus Của, hiệu Tịnh Trai, sinh năm 1830 tại làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), làm công chức tới ngạch đốc phủ sứ,([6]) rất có công truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu ở đất Nam Kỳ. Năm 1908 ([7]) ông Paulus Của trở về với Chúa, được an táng tại Bà Rịa.([8])
Chuyện Giải Buồn gồm hai tập, tổng cộng 119 truyện: Tập một (69 truyện) in lần đầu năm 1880, in lần thứ hai năm 1886 tại Sài Gòn, gọi là Bản in Quản Hạt. Tập hai (50 truyện), in lần đầu năm 1886, in lần thứ hai năm 1887; hai lần in này đều thực hiện tại nhà in Rey et Curiol ở Sài Gòn. Về sau, Chuyện Giải Buồn được tái bản nhiều lần.
Huình Tịnh Của không ghi xuất xứ các truyện ông dịch và đưa vào hai tập Chuyện Giải Buồn. Do đó, phần đông độc giả miền Nam hâm mộ sách ông không biết rằng nhiều truyện ly kỳ trong sách được dịch từ bộ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715), là một kỳ thư gồm hơn 400 truyện, ra đời vào đầu triều nhà Thanh (Trung Quốc). Nhan đề tác phẩm của họ Bồ có nghĩa là những chuyện rất quái dị chép ở căn nhà tạm.
Là tín hữu Công Giáo, nhưng trong Chuyện Giải Buồn Paulus Của không loại trừ niềm tin về luân hồi chuyển kiếp (reincarnation). Có thể ông đã sớm có tinh thần “đối thoại liên tôn” trước cả Công Đồng Vatican II chăng? Hay là ông vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc luân lý cổ truyền của dân tộc? Đơn giản hơn, tôi nghĩ rằng Paulus Của không quan tâm tới khác biệt tiểu tiết về tín lý, mà chỉ nhắm tới tính chất cốt lõi của câu chuyện là khuyến thiện. Do đó, nhiều chuyện kể nhằm dạy người đời hãy biết sợ nhân quả báo ứng, hãy biết ăn hiền ở lành, hễ làm quan thì phải giữ đức thanh liêm, trong sạch.
Tôi tuyển lại đây một số chuyện kể thú vị trong hai tập Chuyện Giải Buồn. Mỗi chuyện kể đều được Paulus Của đánh số thứ tự, và tôi giữ nguyên số thứ tự của mỗi chuyện ấy khi trích lại nơi đây (không câu nệ các con số thiếu liên tục). Tôi vẫn giữ cách chấm câu của ông, nhưng lỗi chánh tả trong nguyên bản thì sửa lại. Những cước chú do tôi thêm vào. Khi giải thích các từ Việt cổ, tôi tham khảo hai quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của. Cuối mỗi chuyện kể, tôi viết thêm Ghi chú của HK.
Ước mong những mẩu chuyện trích lục sau đây có thể giúp ích cho quý huynh tỷ có trách nhiệm thuyết minh giáo lý, bình giảng thánh giáo, hướng dẫn các lớp hạnh đường, v.v..., để vừa minh họa cho bài giảng được sinh động và tươi vui, vừa có dịp nhắc nhở, ghi nhớ công đức và sự nghiệp văn hóa của một Kitô hữu là Phaolô Của.
HUỆ KHẢI



([1]) Hứa Do lỡ nghe vua Nghiêu nói truyền ngôi cho mình nên đi ra suối rửa tai. Sào Phủ biết vậy bèn dắt trâu lên phía trên dòng suối để trâu khỏi uống nước có nhiễm danh lợi. (Truyện số 1 trong Chuyện Giải Buồn.)
([2]) Truyện số 23. Tôi chọn in lại sau đây, ở trang 24-25.
([3]) Giáp hỏi mượn tiền Ất. Ất bảo Giáp hãy gọi người tới vẽ con nợ và chủ nợ nét mặt đều vui vẻ. Như vậy, khi Ất đòi nợ thì Giáp cũng phải vui vẻ trả nợ như trong hình vẽ. (Truyện số 12.)
([4]) Để biết rõ về bộ sách này, xem: Trần Văn Chánh, “Huình Tịnh Của Và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị”, in trong Đạo Uyển Thu 2018, tập 27 (Hà Nội: Nxb Hồng Đức), tr. 51-75.
([5]) Xem: Huệ Khải, Một Số Từ Việt Cổ Trong Kinh Minh Lý Đạo Và Phật Giáo Hòa Hảo (Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2018); quyển 116-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.
([6]) Đốc phủ sứ (thường gọi tắt đốc phủ) là ngạch công chức cao hơn ngạch tri phủ. Ngạch tri phủ có hai hạng: tri phủ hạng nhì (phủ de 2e classe); tri phủ hạng nhứt (phủ de 1er classe). (Tham khảo: Ngày 01-01-1924 tiền khai Ngô Văn Chiêu thăng lên ngạch tri phủ hạng nhì, tiền lương là 1.672 đồng. Ngày 01-7-1926 tiền khai Ngô Văn Chiêu thăng lên ngạch tri phủ hạng nhứt, tiền lương là 1.933 đồng. Dưới ngạch tri phủ là ngạch tri huyện, cũng có hai hạng: tri huyện hạng nhì (huyện de 2e classe); tri huyện hạng nhứt (huyện de 1er classe). (Tham khảo: Ngày 14-7-1920 tiền khai Ngô Văn Chiêu thăng tri huyện hạng nhứt, tiền lương 1.222 đồng.) Thơ ký các cơ quan hành chánh Nam Kỳ thời Pháp thuộc muốn được thăng lên ngạch huyện, phủ đều phải qua các kỳ thi rất gắt gao.
([7]) Theo Văn Học Quốc Ngữ Nam Kỳ 1865-1930, của Bằng Giang (Nxb Trẻ, 1992, tái bản 1998, tr. 73) thì Huình Tịnh Của tạ thế ngày 23-12 Đinh Mùi (Chủ Nhật 26-01-1908). Một số tài liệu ghi năm mất là 1907.
([8]) Xem tiểu sử Paulus Của trong Phụ Lục (tr. 45-51).

Nếu quý bạn quan tâm và thích có tập sách nhỏ này, kính mời quý bạn gởi thư về daidaovanuyen@gmail.com. Cảm ơn quý bạn. (Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo)