ĐIỂM TỰA TÂM LINH
Trong đạo Cao Đài, chúng ta chánh thức dùng hai chữ thánh thất hay thánh tịnh. Ngoài ra còn có thêm nhiều cơ sở khác của Đạo, như là nhà tu, tu xá, văn phòng đại diện, v.v… Tất
cả đều là cơ sở của đạo Cao Đài nói chung, của mỗi Hội Thánh Cao Đài nói riêng.
Ngoài đời, cơ sở của nhà nước gọi là công sở 公所. Vậy, cơ sở của Đạo, của
Hội Thánh có thể gọi là thánh sở 聖所. Gọi như thế khi nào chúng ta muốn nói gọn, để
bao hàm luôn thánh thất, thánh tịnh, nhà tu, tu xá, các văn phòng, nhà cửa,
dinh thự … do Hội Thánh quản lý để phục vụ cho việc tu học và hành đạo.
Giá trị tinh thần trong
việc xây dựng thánh sở
Trải qua mấy mươi năm chiến tranh, rất nhiều thánh sở lớn nhỏ
của đạo Cao Đài bị hư hoại. Sau khi các Hội Thánh được công nhận tư cách pháp nhân
và Hiến Chương hành đạo,([1])
ở nhiều tỉnh thành, quận huyện đều có nhu cầu sửa chữa, tái thiết, hay cất mới
thánh sở. Việc tạo tác cho thánh sở khang trang là cần thiết, như lời Đức Hiển
Thế Đạo Nhơn dạy:
“Thánh thất, thánh tịnh
là cơ sở trụ tướng hữu hình để cho đạo hữu cùng nhơn sanh đến chiêm
bái Đấng Thiêng Liêng.” ([2])
Xác định sự cần thiết này, Đức Di
Lạc Thiên Tôn dạy:
“Cũng cần là cần ở phương diện tựa
vào cái giả tướng đó để đánh vào thị nhãn của chúng sanh ưa thích về hình
tướng, do đó cũng hấp dẫn họ lại gần nơi thiền tự.” ([3])
Tuy nhiên, bổn đạo phần lớn còn nghèo, chi phí xây dựng một
địa phương thường không cáng đáng nổi. Do đó phát sinh việc quyên góp mở rộng
ra ngoài phạm vi địa phương, ra ngoài phạm vi của Hội Thánh mà thánh sở trực
thuộc…
Khi việc xây dựng, sửa chữa “rộ” lên hầu như cùng lúc và ở nhiều nơi, hệ quả là bổn đạo (phần lớn còn
nghèo)
thường chỉ có khả năng đóng góp ít ỏi.
Trước kia, Đức Văn
Tuyên Khổng Thánh có dạy về việc góp công quả xây dựng thánh sở như sau:
“Hiện trạng đối với cơ
Ðạo, chư môn đồ góp nhóp từ mảnh vật chất đến tinh thần để kiến
tạo thuyền từ độ dẫn quần sanh. Thật ra chư môn đồ còn phải tranh giựt với
thiên nhiên và nhân loại để cùng sống, thành thử sự góp nhóp vật
chất tuy ít, nhưng tinh thần dẫy tràn và cao thượng.” ([4])
Đức Khổng Thánh hai lần dùng động từ góp nhóp. Góp nhóp là gom lại mỗi lần từng chút, từng chút một. Hai
chữ góp nhóp của Đức Khổng Thánh tuy
dạy mấy mươi năm trước, nhưng nhắc lại trong hoàn cảnh hiện tại chúng ta vẫn thấy
rất phù hợp, rất đúng với cộng đồng tín hữu Cao Đài.
Lời dạy của Đức Văn
Tuyên Khổng Thánh chắc chắn khích lệ người đạo rất nhiều. Những vị đạo tâm, đạo
hữu nào vì hoàn cảnh cuộc sống còn khó khăn, dẫu góp nhóp công quả khiêm tốn,
nhưng nếu các vị ấy công quả bằng trọn tấm lòng chân thành, thì Ơn Trên đều
chứng chiếu. Thế nên Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy rằng “sự góp nhóp vật chất
tuy ít, nhưng tinh thần dẫy tràn và cao thượng”.
Giá trị tâm linh của
thánh sở
Qua lời dạy của Đức
Văn Tuyên Khổng Thánh trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển, chúng ta còn có thể nghiệm
suy để hiểu thêm giá trị tâm linh của mỗi thánh sở. Giá trị tâm linh ấy là gì?
Mỗi khi người đạo hy sinh để cất
lên thánh sở tốt đẹp cho “nhơn sanh đến chiêm bái Đấng Thiêng Liêng”,([5]) không có nghĩa chỉ là tạo tác thêm trên mặt đất một khối bê tông vật chất
vô hồn. Thật vậy, Đức Khổng Thánh dạy: “…
chư môn đồ góp nhóp từ mảnh
vật chất đến tinh thần để kiến tạo thuyền từ độ dẫn quần
sanh”. Chúng ta cần lưu ý sáu chữ thuyền từ độ dẫn quần sanh.
Hai chữ thuyền từ ấy nói theo chữ Nho là từ hàng 慈航. Từ hàng tức là
con thuyền từ bi bác ái. Tụng kinh Đại Đạo Kỳ Ba, chúng ta đều biết hồng danh
của Đức Từ Hàng Bồ Tát.
Như thế, mỗi khi xây dựng xong một
thánh sở, tức là người đạo chúng ta đang học theo hạnh Đức Bồ Tát Từ Hàng, bằng
cách mượn thánh sở làm chiếc thuyền từ ái chuyên chở quần sanh hay chúng sanh
thoát qua sông mê biển khổ.
Hai chữ quần sanh hay chúng sanh nơi đây nên hiểu rộng là bao gồm những
người còn đang sống và những người đã chết.
Nói cách khác, đâu là giá trị tâm linh
của một thánh sở Cao Đài? Chúng ta hiểu rồi, thánh sở chúng ta cất lên không
phải chỉ là một khối bê tông vật chất vô hồn; chúng ta phải tu học và hành đạo
như thế nào đó để thánh sở của mình thực sự trở thành một điểm tựa tâm linh cho người đạo hữu. Đồng thời qua cách chúng ta tu
học và hành đạo hàng ngày dưới mái nhà thiêng liêng của thánh sở, sẽ tạo nên
một bầu điển lành ân xá Kỳ Ba bao phủ trùng trùng cả một khu vực, để cứu rỗi
cho vô số cô hồn uổng tử còn đang phiêu phưởng nơi ngọn cỏ lùm cây chung quanh
thánh sở.
Chúng ta nói như thế là có căn cứ, có lý do.
Mỗi khi cúng đại đàn, lúc đánh chuông, chúng ta đọc hai câu
kệ này:
Thiết Vi u ám tất giai văn.
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.([6])
Thiết Vi là ngọn núi chung quanh bao bọc bằng tường
sắt. Thiết là sắt; Vi là bao quanh. Núi Thiết Vi u ám, tối
tăm vì ánh mặt trời và mặt trăng chẳng chiếu tới. Núi này là một cảnh địa ngục
giam cầm và trừng phạt các linh hồn tội lỗi.
Thiết vi u ám tất giai văn nghĩa là chốn ngục
sắt tối tăm ắt đều nghe thấy.
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác nghĩa là tất cả chúng sanh đều thành tựu sự
giác ngộ chân chánh.
Thử hỏi, tiếng chuông của
chúng ta đánh ra, nếu cách xa thánh sở chừng một cây số, trong môi trường thị
thành hay phố chợ ồn ào náo nhiệt, người chung quanh cũng đã khó nghe được. Vậy
thì làm sao tiếng chuông cõi thế gian có thể vang đi xa tới tận cõi địa ngục,
lọt qua bức tường cao và dày bằng sắt để siêu độ cho các linh hồn đang chịu
giam cầm trong ngục Thiết Vi?
Chắc chắn tiếng chuông chúng
ta đánh ra không phải là tiếng chuông vật lý, không phải là tiếng chuông mà
người ta đo cường độ âm thanh bằng đơn vị đê-xi-ben.([7])
Tiếng chuông chúng ta đánh ra muốn cho các linh hồn trong địa
ngục nghe được phải đánh bằng thần, bằng chánh tâm đạo đức tu học của chúng ta.
Tiếng đọc kinh của chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta chỉ đọc
kinh bằng đầu môi chót lưỡi như phát ra từ chiếc cát-xét hay đầu máy CD vô hồn,
thì dầu chúng ta có đọc kinh ra rả cho tới khi khản tiếng rát họng, những âm
thanh vật lý cõi trần gian cũng không có sức mầu nhiệm cứu độ các âm hồn đang
lởn vởn chung quanh thánh sở để chờ cơ hội học đạo ngõ hầu được siêu rỗi. Cho
nên chúng ta cũng phải đọc kinh bằng thần, bằng chánh tâm đạo đức tu học của
chúng ta.
Nói như vậy để chúng ta suy gẫm sâu xa hơn lời dạy của Đức
Văn Tuyên Khổng Thánh trong Thánh Huấn
Hiệp Tuyển. Không phải cứ cất xong một khối bê tông kiên cố đẹp đẽ thì tức
khắc chúng ta đã tạo được chiếc thuyền từ độ dẫn quần sanh.
Giá trị tâm linh của
thánh sở không đương nhiên sẵn có
Trên đây xác định mỗi thánh sở đúng nghĩa là có một giá trị
tâm linh để độ dẫn quần sanh hữu hình và vô hình. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng
đó không phải là giá trị đương nhiên. Nói cách khác, giá trị đó không sẵn có, mà phải do cộng đồng người đạo trong mỗi
thánh sở cùng nhau chung tâm và chung tay kiến tạo. Thánh sở Cao Đài có làm
được chiếc thuyền từ độ dẫn quần sanh được hay không là tùy ở nề nếp tu học và
đường lối hành đạo của cộng đồng người đạo chúng ta tại mỗi thánh sở.
Người đạo chúng ta cần hành đạo theo đường lối nào? Còn có
đường lối nào tốt hơn là chính những điều Ơn Trên từ xưa đã dạy chúng ta trong
các thánh ngôn, thánh huấn.
Chẳng hạn, trong Thánh Huấn Hiệp
Tuyển, Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy:
“Về đường lối hành đạo có
ba điều mục quan trọng cần thi hành y đúng:
- Thực hiện đúng căn bản
chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Về điều mục thứ nhất, Đức Thánh Sư giải nghĩa cho chúng ta
hiểu rõ như sau:
“Vị Chí Tôn, vị
nhơn sanh vi căn bản là lấy thánh ý Đức Chí Tôn và ý kiến, nguyện vọng
chánh đáng của nhơn sanh hợp lại làm căn bản cho đường lối hành đạo của cơ Đạo.
Như vậy, sự hành đạo của cơ Đạo mới thuận Thiên ý và hợp nhơn tâm. Vì cơ Đạo
kiến tạo trên cơ sở nhân loại, để tìm phương giải thoát nhân loại, Đức Chí Tôn
cũng vì nhân loại mới lập Đạo, cho nên vị nhơn sanh làm căn bản.” ([10])
Về điều mục thứ hai, Đức Khổng Thánh giảng giải cho chúng ta
như sau:
“Thực hiện
đúng căn bản chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ. Căn bản chơn truyền là Tân Luật,
Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật của Thầy
dạy hồi mới khai Đạo, Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển và những thánh giáo trước
sau đúng với chơn lý. Cho nên toàn Đạo phải thiệt hành đúng căn bản chơn truyền
ấy, như vậy mới thật là người tu theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mới đắc kỳ sở
nguyện của mình. Toàn Đạo phải thiệt hành một luật, một pháp ấy để thống nhất
tinh thần, tư tưởng và hành vi hầu thuận tiến đến sự liên hiệp toàn chi phái.”
([11])
“Đến buổi hạ nguơn mạt
kiếp nầy, chính mình Thầy mở Đạo. Phần hữu hình thì Thầy dạy
các con cứ y hành theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền.
Đó là hình thức hữu vi, phổ hóa quần sanh, lập thân hành đạo để bồi công lập
đức.” ([12])
“Một tháng hai ngày sóc vọng, bổn đạo phải tựu lại thánh thất sở tại
mà làm lễ và nghe dạy.”
Tân Luật nói là thánh thất, nhưng chúng ta đều hiểu ngầm rằng cũng bao hàm luôn thánh tịnh. Chính vì thế,
chúng ta nói thánh sở để bao gồm luôn cả thánh thất và thánh tịnh.
“Các Giáo Hữu phải lo lắng về
phần thuyết đạo cho kịp và mỗi đàn lệ phải trích ra một
bài thánh ngôn dạy về đạo đức và đọc
cho chúng sanh nghe, như vậy thì lời thánh giáo như còn vẳng bên tai các môn đệ, để giục bước đường của chúng nó chẳng
sụt sè vậy.” ([13])
“Chí Tôn dạy lập chùa
thất là một hữu hình trụ tướng để thể hiện quyền pháp của Trời. Đó là một phần
nhỏ. Còn phần trọng đại là làm nơi quy tụ
nhơn sanh để hướng dẫn mọi sinh hoạt
đạo lý, phổ truyền giáo lý, thức tỉnh
người đời. Nơi chùa thất là để chung cho nhơn sanh đến đó nghe
đạo, học đạo để hành đạo, không đặc ân riêng cho một
anh lớn chị lớn hay em nhỏ trong giai cấp nào hết.” ([16])
Thánh thất dùng để làm nơi truyền giáo,
Tháng đôi lần giảng đạo
thuyết kinh,
“Các con ôi! Nhìn ra bên
ngoài, các con sẽ thấy biết bao nhiêu gia đình tan nát vì chiến tranh, vì ly
loạn, không có một mái nhà để đụt nắng che mưa. Trong lúc đó thánh thất, thánh đường mọc lên như nấm, rải rác đó đây trong đất nước các con.
Các con đã thấy gì bên
trong thánh thất, thánh đường đó? Ngoài chỗ thờ phượng tôn nghiêm, còn thừa bao
nhiêu chỗ trống để bụi bám nhện giăng, rêu phong cỏ mọc!
Mỗi tháng có hai lần sóc và vọng,
bổn đạo chung quanh tề tựu đến đảnh lễ Thiêng Liêng, cúng hành hương, độ [ăn]
một bữa cơm chay rồi ôm khăn gói ra về. Đi đến thánh thất đôi lần bảy lượt
không thấy có gì mới lạ, lần hồi chểnh mảng không đến nữa. Dẫu đến cũng chỉ có
thế mà thôi!
Có những con thấy không
khí buồn tẻ, chẳng biết nói gì, tự nảy sanh bàn phiếm theo báo chí, nào quốc
sự, chánh trị miệng của thiên hạ, binh người này, bỏ người kia, v.v...” ([18])
Chúng ta hiểu, Đức Mẹ trách con cái đã bước vào thánh sở mà không
lo học lo tu để làm Thánh, lại phí thời gian bàn chuyện thị phi, chẳng khác gì
ngoài chợ, y hệt những người chưa tu!
Đức Mẹ dạy tiếp:
“Không có sinh hoạt đạo đức,
mà đáng lẽ nơi đây phải được thuyết giảng
đạo lý thường xuyên tối thiểu hai lần mỗi tháng
để bổn đạo biết thế nào gọi là tu; cúng chùa, tụng kinh, ăn chay, niệm Phật để
làm gì; và làm thế nào để đắc đạo. Đó là những điều cần thiết phải được sinh
hoạt đều đều trong mỗi thánh thất, thánh đường.” ([19])
Vì thuyết đạo hàng tháng là trách vụ thuộc về đường lối hành
đạo căn bản của mỗi thánh sở, nên chúng ta thấy trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển các Đấng hay nhắc nhở chúng ta phải
thực hành. Chẳng hạn:
* Đức Văn Tuyên Khổng
Thánh dạy:
Môn đệ đã thọ Thiên phong
Ấy là nhân phẩm ở trong
thời nầy
Thì phải hiểu đủ đầy giáo lý
Kinh nghiệm tường ý chí
mỗi người
Dắt dìu cho hợp theo thời
Đúng theo mục đích Đạo
Trời Kỳ Ba.([20])
Đức Khổng Thánh
dạy rằng môn sanh Cao Đài chúng ta “phải
hiểu đủ đầy giáo lý”, mà muốn hiểu đầy đủ thì phải được tổ chức giảng giải
để cùng nhau học tập thường xuyên.
* Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy rất rõ như sau:
Ngày hai buổi lo cần đạo
đức,
Câu “Thuyết đạo tràng, trí
thức tầm suy” chính
là yêu cầu phải mở đạo trường, tổ chức thuyết đạo, giảng giải giáo lý để nâng
cao hiểu biết của đồng đạo.
Khi cúng tứ thời, chúng ta đọc Ngũ
Nguyện:
Nhì
nguyện phổ độ chúng sanh...
Mà muốn hoằng khai, muốn phổ độ thì
chúng ta phải giảng đạo, thuyết giáo cho nhơn sanh hiểu rõ đạo lý Kỳ Ba, phải cung
cấp rộng rãi kinh sách ([22])
để nhơn sanh học hỏi, mở mang tâm đạo, nâng cao trình độ.
Hàng ngày phần đông chúng ta đọc
Ngũ Nguyện như một thói quen. Mấy ai trong chúng ta mỗi khi đọc Ngũ Nguyện mà
bỗng chạnh lòng, xót xa, tủi thân vì lời nguyện phổ độ chúng sanh và hoằng khai
Đại Đạo chưa sớm trở thành kết quả đúng như đại nguyện của Đức Chí Tôn khi mở
Đạo?
Vì chúng ta đọc Ngũ Nguyện hàng
ngày mà thiếu ý thức nên Đức Như ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn phải nhắc nhở:
Ngũ nguyện thánh thất
bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết
minh.
Trấn an tâm đạo nhân
sinh,
Như vậy, việc thuyết minh giáo lý vào ngày mùng một và ngày
rằm còn có ý nghĩa rất quan trọng. Thuyết minh giáo lý tại thánh sở để tạo điển
lành che chở cho bổn đạo và dân chúng tại địa phương được bình an:
Ngũ nguyện thánh thất
bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng
đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân
sinh,
Vai trò un đúc đức tin
đạo đồng.
Nhân đây, chúng ta cũng nên thấy rõ hai chiều tác động qua lại giữa người thuyết đạo và người đến nghe giảng
đạo tại thánh sở hàng tháng:
- Nếu bổn đạo nô nức rủ nhau đi đông đảo để ủng hộ buổi giảng
đạo, nhưng thuyết trình viên vì lý do nào đó trình bày bài giảng thất bại,
chẳng những phụ lòng nhân sinh mà còn khiến bá tánh chán nản, dần dần sẽ bỏ rơi
các buổi giảng! ([24])
- Nếu thánh sở có tổ chức thuyết đạo mà bổn đạo chỉ đi dự lèo
tèo, thì thuyết trình viên khó lòng có hứng thú để phát huy bài giảng. Do đó,
tuy chúng ta không có điều kiện đứng trên diễn đàn thuyết minh giáo lý, nhưng
đến ngày mùng một, ngày rằm lại sốt sắng chuẩn bị áo dài khăn đóng đến thánh sở
để nghe thuyết minh giáo lý, thì đừng tưởng rằng làm như vậy là việc tầm thường.
Hãy ý thức rằng làm như vậy là mình đã góp phần rất tích cực vào việc thực hiện
Ngũ Nguyện của Cao Đài, góp phần thực thi lời dạy của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn
Nhơn là vun bồi đức tin, trấn an tâm đạo nhân sinh, là nuôi dưỡng diễn đàn
thuyết đạo. Người nghe
giảng đạo vì vậy cũng có nhiều công quả,
nhiều công đức không kém chi người thuyết đạo.
Khi đã hiểu rõ, lãnh hội được hai
chiều tác động qua lại như nói trên, đọc lại Tân Luật (Điều Thứ Mười Chín),
chúng ta sẽ hiểu ngay vì sao Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1926 đã quy
định rất hay, rất đúng như sau:
“Một tháng hai ngày sóc vọng, bổn
đạo phải tựu lại thánh thất sở tại mà làm lễ và nghe dạy. Trừ
ra ai có việc được [châm] chế.”
Chữ PHẢI tức là bắt buộc; và việc châm chế (cho phép vắng mặt) phải có
lý do chánh đáng.
*
Trở lại với Thánh Huấn Hiệp Tuyển,
một lần nữa chúng ta thấy Đức Văn Tuyên Khổng Thánh nhắc nhở chúng ta rất tha
thiết như sau:
“Cơ
Ðạo sắp đến ngày vinh quang, nhiệm vụ chư môn đồ rất hữu dụng tối cần, vì nước
Việt Nam được chọn làm trung ương thánh địa trên quả địa cầu này, thì ngày
tương lai ngũ châu đều đến tầm Ðạo để thọ chơn truyền. Nếu chư môn đệ tuổi trẻ không cố tâm tu học, rồi ngày ấy
hữu dụng được chăng?” ([25])
Vì Đức Khổng Thánh lưu ý chúng ta
tổ chức giảng đạo, đi nghe thuyết đạo để
lần lần nâng cao trình độ đạo lý cho nhau,
do đó chúng ta cũng nên xem lại thực trạng tu học của người đạo Cao Đài chúng
ta ra sao.
OÁT
斡 là xoay đi ra, chuyển
động hướng ra ngoài (to revolve outwards).
TRIỀN 旋 là xoay trở về, quay trở lại, chuyển động hướng
vào trong (to revolve inwards).
“Trong nếp sinh hoạt tại
chùa thất gồm có hai phần: Một phần tu tịnh, để tịnh dưỡng tu
đơn, dùng điển lành hộ trợ cho sự bằng an sung túc của nơi đó. Một phần khác
nữa là ngoại giáo công truyền, gồm có giảng đạo, phước
thiện, xã hội và hành chánh đạo, để cho hệ thống của guồng máy hành chánh được
lưu thông điều hòa. Nếu không vì những nhu cầu ấy, Chí Tôn đã không dạy lập
chùa thất.” ([31])
Nếu thánh sở không làm đúng vai trò là điểm tựa tâm linh, hậu
quả ra sao?
Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
“Mỗi tháng có hai lần
sóc và vọng, bổn đạo chung quanh tề tựu đến đảnh lễ Thiêng Liêng, cúng hành
hương, độ [ăn] một bữa cơm chay rồi ôm khăn gói ra về. Đi đến thánh thất đôi
lần bảy lượt không thấy có gì mới lạ, lần hồi chểnh mảng không đến nữa. Dẫu đến
cũng chỉ có thế mà thôi!.” ([32])
Bổn đạo sẽ có hai thái độ. Tiêu cực thì ở luôn tại nhà như
lời Đức Mẹ dạy trên đây. Tích cực thì sẽ tìm đến thánh sở nào có tổ chức học
đạo, giảng đạo, tu tịnh để không thiệt thòi phần tu hành cho bản thân mình.
Gặp trường hợp bổn đạo rời xa, từ giã thánh sở cũ và tìm sang
thánh sở mới, hoặc thấy thánh sở mình càng ngày càng đìu hiu vắng vẻ, thì chức
sắc hay chức việc cai quản thánh sở đó chớ vội phiền trách những người bỏ đi là
không chung thủy, là ăn ở hai lòng, v.v… Trái lại, hãy tự nhận lỗi, nhận trách
nhiệm về phía mình đã thiếu sót, không biết chăm lo phần tâm linh cho đạo hữu. Nhà Nho ngày xưa có câu:
“Trước hãy trách mình rồi sau mới
trách người.” ([33])
Hay là:
“Trách người ắt trước tiên hãy trách
lấy mình.” ([34])
Đó cũng là lời Đức Chúa Giêsu nhắc nhở:
“Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước
đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!” (Luca 6:42)
*
Đức Giáo
Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh tổng kết tất cả chức năng, nhiệm vụ thuyết
giảng, dạy đạo tại một thánh sở Cao Đài trong ba chữ là “trường giáo dân”. Đức Giáo Tông dạy:
“Bần
Đạo muốn thấy mỗi một thánh thất, thánh tịnh ý thức thể hiện được một hình thể
tạm gọi là trường giáo dân.” ([35])
Một thánh sở nếu chỉ quanh
quẩn với những buổi cúng bái, lễ lạt và không quan tâm tổ chức thuyết giảng
giáo lý đều đặn hàng tháng hai kỳ sóc vọng, thử hỏi thánh sở đó có làm tròn
được sứ mạng phổ tế quần sanh, giáo dân vi thiện, tức là làm một “trường giáo dân” chăng?
Trong trường hợp thánh sở
chưa có người tạm đủ trình độ giáo lý cũng như kém năng lực thuyết đạo thì có
thể lập tủ kinh sách và khuyến khích tín đồ mượn về đọc để trau giồi, nâng cao
trình độ giáo lý. Hơn thế nữa, nên mời thuyết trình viên có uy tín từ các thánh
sở khác đến giúp.
Như vậy, ngoài việc trang
bị cho bổn đạo một trình độ giáo lý vững chắc để giữ vững chánh tín, chúng ta còn
thắt chặt thêm tình đồng đạo liên giao giữa các nơi, đồng thời làm cho sinh
hoạt tu học tại thánh sở của mình thêm phong phú, thu hút đạo hữu thêm gắn bó
với thánh sở.
Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
“Có sự ràng buộc hỗ tương lẫn nhau thì
không khí sôi động nhộn nhịp về hành thiện đạo đức mới có cơ nổi bật lên để lôi
kéo sự hiếu kỳ và hấp dẫn người đời vào Đạo. Như vậy mới gọi là hành đạo độ
đời.”
([36])
Nếu thánh sở không làm đúng chức năng của mình
là “trường giáo dân”, không thực sự trở
thành điểm tựa tâm linh cho nhân sinh
nương cậy, tất nhiên thánh sở ấy thiếu vắng những người chơn tu hành đạo. Sự
thiếu vắng ấy thật đáng sợ biết bao, bởi vì Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Tam Kỳ Phổ
Độ (Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân) đã cảnh tỉnh chúng ta rất quyết liệt
như sau:
“Những người đã hy sinh lập chùa thất là một điều đáng khen và nên làm,
nhưng còn một việc nên làm và đáng khen, đáng
quý hơn nữa là chơn tu hành đạo. Nếu có chùa thất mà
không có người chơn tu hành đạo, thì như hang chứa
rắn độc.” ([37])
Bà Chiểu, 12-7-2011
([1]) Ngày 29-7-1995: Hội
Thánh Cao Đài Tiên Thiên (Tòa Thánh Châu Minh, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre).
- Ngày 27-7-1996: Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu (Tòa
Thánh Long Châu, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang).
- Ngày 02-8-1996: Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo (Tòa Thánh
Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
- Ngày 24-9-1996: Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Trung Hưng
Bửu Tòa, số 69 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng).
- Ngày 09-5-1997: Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh (Tòa Thánh Tây
Ninh, thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh).
- Ngày 08-8-1997: Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (Tòa Thánh
Bến Tre, số 100C đường Trương Định, phường
6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).
- Ngày 08-7-1998: Hội Thánh Cao Đài Bạch Y (Tòa Thánh Ngọc
Kinh, ấp Hòa An, xã Mông Thọ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
- Ngày 14-3-2000: Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý (Tòa Thánh Chơn
Lý, khóm 2, đường Nguyễn Huỳnh Đức, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang).
- Ngày 28-4-2000: Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan (Tòa
Thánh Tam Quan, thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định).
- Ngày 01-7-2011: Giáo Hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức).
Tòa Thánh Thiên Tòa Hoàng Đạo, xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, có một số thánh sở, cơ quan Đạo đơn lập
(không thuộc Hội Thánh nào) ở nhiều địa phương cũng lần lượt được công nhận tư
cách pháp nhân.
([22]) Do ý thức được tầm quan
trọng của công cuộc hoằng pháp thông qua việc phổ biến kinh sách, đông đảo
Thiên ân chức sắc, chức việc, tín hữu Cao Đài trong và ngoài nước, không phân
biệt chi phái, địa phương… từ tháng 6-2008 tới nay đã nhiệt thành, tự nguyện
ủng hộ rất tích cực Chương Trình Chung
Tay Ấn Tống Kinh Sách Cao Đài.
([37]) Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý tại Tam Thôn Hiệp, 08-12 Ất Tỵ
(30-12-1965).
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.