Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

6. HUYỀN THOẠI MƯỜI HAI CHI PHÁI / Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI


Phụ Lục 2

HUYỀN THOẠI MƯỜI HAI CHI PHÁI CAO ĐÀI

Tôn giáo Cao Đài chính xác có bao nhiêu chi phái? Đây là câu hỏi xưa nay chưa hề được trả lời nhất quán. Minh họa cho vấn đề này, sau đây là ý kiến của mười tác giả Việt Nam và nước ngoài, xếp theo thứ tự thời gian.
1949: Trong Histoire et Philosophie du Caodaïsme, (Paris: Nxb Dervy, 222 trang), Gabriel Gobron (1895-1941) kể tên mười mt “phái” như sau: Minh Chơn Lý, Ban Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Thông Thiên Đài, Liên Hòa Tông Phái [sic], Minh Chơn Đạo (Công Đồng Hi Giáo), Trung Hòa Hc Phái, Tây Tông Vô Cc, Tuyt Cc, Chiếu Minh Đàn,Nữ Trung [sic] Hòa Phái (tr. 174).
1962: Trên tập san Hành Đạo s 3 và 4 ca thánh tht An Hi (tỉnh Kiến Hòa, nay là tỉnh Bến Tre), viết v “Cơ Khảo Đạo” Tâm Thành kể ra tám “phái” sau đây: Chiếu Minh, Minh Chơn Đạo, Minh Chơn Lý, thánh thất Cu Kho (s 3, tr. 19-20); Tuyt Cc, Tiên Thiên, nhóm người tnh luyn, Phm Môn (s 4, tr. 13-15).
1965: Trên nguyệt san Đại Đạo, s 9, tháng 3, bài “Tìm Hiu Các Chi Phái Trong Đại Đạo Tam K Ph Độ (tr. 17), Hu Lương Trần Văn Quế (1902-1980) viết rng cho đến năm 1940, có mười hai “chi phái” là: Tòa Thánh Tây Ninh, Chiếu Minh, Cu Kho, Tiên Thiên, Minh Chơn Lý, Bến Tre (Ban Chnh Đạo), Minh Chơn Đạo, Tam K Nguyên Nguyên Bn Bn, Bch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Tây Tông Vô Cực Cung, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Vit,Liên Hòa Tng Hi. Đến năm 1965, cũng theo Hu Lương, có mười lăm “chi phái” là: Tòa Thánh Tây Ninh, Chiếu Minh, Cu Kho, Minh Chơn Lý, Tiên Thiên, Cơ Quan Quy Thống, Bch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Cao Thượng Bu Tòa, Minh Chơn Đạo, Bến Tre, Hi Thánh Tam Quan, Hi Thánh Truyn Giáo, Tòa Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh Tin Giang,Tòa Thánh Thiên Khai Hunh Đạo.
1967: Tại Sài Gòn, Hoài Nhân Nguyn Văn Ý xuất bn Bn Mươi Năm Lược S (1926-1966) Đại Đạo Tam K Ph Độ (Đạo Cao Đài), 116 trang. Khi viết “Bn Lit Kê Tm Các Chi Phái Cao Đài” (tr. 109-111), ông đã đặt Tòa Thánh Tây Ninh đứng đầu bn lit kê này, và cn thn ghi rõ: “CHÍNH THNG ca Đại Đạo Tam K Ph Độ.”
Ngay sau Tòa Thánh Tây Ninh, Hoài Nhân kể thêm ba mươi bốn danh xưng nữa. Có một số danh xưng tác giả không biết rõ, nên để dấu (?) sau danh xưng. Dưới đây là ba mươi lăm chi phái” do ông kể:
(1) Tòa Thánh Tây Ninh.
(2) Chiếu Minh (Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi).
(3) Thông Thiên Đài (Thông Thiên Phái), ở Đồng Sơn (Gò Công).
(4) Tuyệt Cốc, ở Tây Ninh.
(5) Cầu Kho, ở Sài Gòn.
(6) Minh Chơn Lý, ở Cầu Vỹ (Mỹ Tho).
(7) Ban Chỉnh Đạo, ở An Hội (Bến Tre).
(8) Tiên Thiên (Tiên Thiên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ), ở làng Mỹ Phuớc Tây, Cai Lậy (Định Tường); ở Sóc Sãi (Kiến Hòa).
(9) Minh Chơn Đạo, ở Giồng Bốm.
(10) Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, ở Tân An.
(11) Tây Tông Vô Cực, ở Chẹt Sậy (Kiến Hòa).
(12) Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, ở Mong Thọ (Kiên Giang).
(13) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, ở Sài Gòn.
(14) Ban Nhu Cầu Đạo Tâm, Chấn Hưng Đại Đạo (?).
(15) Nữ Chung Hòa Sài Gòn (?).
(16) Cao Đài Việt Nam, ở Bình Đức (Định Tường).
(17) Cao Đài Thống Nhứt (Cao Thượng Bửu Tòa), ở Bạc Liêu.
(18) Tòa Thánh Nhị Giang, ở Châu Đốc.
(19) Trung Hòa Phái, ở Rạch Giá.
(20) Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, ở Đà Nẵng.
(21) Hội Thánh Tam Quan.
(22) Tòa Thánh Tiền Giang (Minh Kiến Đài), ở Thông Tây Hội, Gia Định.
(23) Tòa Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo, ở Gò Vấp (Gia Định).
(24) Cơ Quan Quy Thống, ở Mỹ Phước Tây (Định Tường).
(25) Tòa Thánh Tam Giang (?).
(26) Thái Bạch Y (?).
(27) Hội Thánh Minh Châu [sic] Đạo, ở Tắc Vân (Cà Mau).
(28) Giáo Hội Cao Đài Trung Ương, ở Phú Nhuận (Sài Gòn).
(29) Cao Đài Thống Nhứt, ở Sài Gòn.
(30) Ban Vận Động Tổng Hợp Chi Phái Cao Đài, ở Sài Gòn.
(31) Cao Đài Hiệp Nhứt, ở Sài Gòn.
(32) Liên Hòa Tổng Hội, ở Sài Gòn.
(33) Cơ Quan Hiệp Nhứt, ở Sài Gòn.
(34) Cao Đài Liên Phái, ở Sài Gòn.
(35) Ban Liên Giao Chi Phái, ở xã Bình Hòa (Gia Định).
1970: Trên chuyên san BSOAS của Trường Nghiên Cứu Phương Đông Và Châu Phi (Bulletin of the School of Oriental and African Studies, thuộc Viện Đại Học London), Vol. XXXIII, chuyên khảo “An Introduction to Caodaism: I. Origins and Early History” của Ralph Bernard Smith (1939-2000) kể tên tám “phân nhánh / divisions” trong thập niên 1926-1936 như sau: Chiếu Minh, Tây Ninh, Tiên Thiên, Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Ban Chỉnh Đạo,Liên Hòa Tổng Hội (tr. 347).
1970: Tại Tây Ninh, Trần Văn Rạng (sinh năm 1936) xuất bản hai tập Đại Đạo Sử Cương, tổng cộng non 200 trang. Ở tập II, ông kể tên mười sáu “phái” là: Minh Chơn Lý, Ban Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Thông Thiên Đài, Liên Hòa Tông Phái [sic] hay Liên Hòa Tổng Hội, Minh Chơn Đạo hay Cộng Đồng Hội Giáo [?], Trung Hòa Học Phái hay Nữ Trung [sic] Hòa, Tây Tông Vô Cực, Tuyệt Cốc, Chiếu Minh Đàn, Cầu Kho, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt (tr. 34-37); Bạch Y Chơn Lý [sic], Tam Kỳ Nguyên Bản [sic], Tòa Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh Tiền Giang (tr. 37).
1972: Ở Sài Gòn, Đồng Tân Trần Thái Chân (1929-2016) xuất bản Lịch Sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (quyển Hai: Phần Phổ Độ 1926-1937), 448 trang. Theo Đồng Tân (tr. 388), “sáu phái lớn” là: Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Tiên Thiên, Bến Tre, Tây Ninh, thêm “sáu nhóm nhỏ” là: Trung Hòa Học Phái, Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Thông Thiên Đài, Nữ Chung Hòa, Tịch Cốc, Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản.
1982: Thanh Long Lương Vĩnh Thuật (1918-1982) hoàn thành tập Hồi Ký (382 trang đánh máy, khổ A4). Trong Hồi Ký (tr. 63-84), ông chỉ nêu bảy “phái”: Minh Chơn Lý, Tiên Thiên, Bạch Y Liên Đoàn, Minh Chơn Đạo, Cầu Kho, Ban Chỉnh Đạo, Tây Ninh.
1989: Ở California (Mỹ), Đỗ Vạn Lý (1910-2008) cho in Tìm Hiểu Đạo Cao Đài, quyển I, dày 566 trang. Thoạt đầu, ông kể ra hai mươi ba danh xưng xếp theo thứ tự ABC như sau: Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Cao Thượng Bửu Tòa, Cầu Kho, Chiếu Minh Tam Thanh (Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh), Ban Chỉnh Đạo, Liên Giao Chi Phái, Minh Chơn Đạo, Minh Chơn Lý, Tòa Thánh Nhị Giang, Nữ Chung Hòa, Cơ Quan Quy Thống, Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Hội Thánh Tam Quan, Tây Tôn [sic] Vô Cực, Tòa Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo, Thông Thiên Đài, Tiên Thiên, Tòa Thánh Tiền Giang, nhóm Tịnh Luyện, Tòa Thánh Tây Ninh, Trung Hòa Học Phái, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, nhóm Tuyệt Cốc, v.v… (tr. 417-418). Rồi ông lại viết: “Thêm vào đó còn có một tổ chức cuối cùng được Đức Chí Tôn sắc lịnh lập nên: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam.” (tr. 418).
Cách viết như vậy bộc lộ tính nước đôi của ông: Có thể ông không coi Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là chi phái, mà cũng có thể hàm ngụ rằng Cơ Quan không khác hơn một chi phái.
2000: Trong Cao Đài Từ Điển, mục từ “chi phái”, Đức Nguyên Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) kể ra “những chi phái buổi đầu” gồm sáu phái: Chiếu Minh Vô Vi, Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Tiên Thiên, Ban Chỉnh Đạo Bến Tre, Minh Chơn Đạo (tr. 707); kể thêm “những chi phái lúc sau” gồm sáu danh xưng: Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, Hội Thánh Tam Quan, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Cao Thượng Bửu Tòa, Nữ Chung Hòa, Trung Hòa Học Phái (tr. 714).
Gom hết các danh xưng do mười tác giả trên đây kể ra và sắp theo thứ tự ABC, thì sự so le rất lớn giữa họ càng dễ dàng thấy được qua bảng đối chiếu sau đây:



Ghi chú:
– Một vài danh xưng mà các tác giả ghi thiếu chính xác (như Liên Hòa Tông Phái, Nữ Trung Hòa Phái…) khi đưa vào bảng đối chiếu đã được sửa lại (Liên Hòa Tổng Hội, Nữ Chung Hòa…); hai danh xưng nào thực chất chỉ là một thì được gộp chung lại (Ban Chỉnh Đạo, Bến Tre ® Ban Chỉnh Đạo / Bến Tre, và Tịch Cốc, Tuyệt Cốc ® Tịch Cốc / Tuyệt Cốc). Cũng gộp Phạm Môn chung với Tây Ninh; gộp Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt chung với Hội Thánh Truyền Giáo Trung Việt, gọi tắt là Truyền Giáo Trung Việt.
– Viết tắt (cột 2-11): GG (Gabriel Gobron), TT (Tâm Thành), HL (Huệ Lương), HN (Hoài Nhân), RBS (Ralph Bernard Smith), TVR (Trần Văn Rạng), ĐT (Đồng Tân), TL (Thanh Long), ĐVL (Đỗ Vạn Lý), ĐN (Đức Nguyên).
– Dấu x cho thấy tác giả có kể tên khi liệt kê các chi phái.
– Cột cuối cùng (Ts) là “tần số” xuất hiện của một danh xưng.
Từ bảng đối chiếu trên có thể thống kê “tần số” (hay số lần) các tác giả nhắc tới các danh xưng ấy như sau:
Minh Chơn Đạo, Minh Chơn Lý, Tiên Thiên
10 lần
Ban Chỉnh Đạo (hay Bến Tre), Cầu Kho
9 lần
Chiếu Minh
8 lần
Tây Ninh (kể luôn Phạm Môn)
7 lần
Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Thông Thiên Đài, Tịch Cốc (hay Tuyệt Cốc), Trung Hòa Học Phái
6 lần
Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, Liên Hòa Tổng Hội, Nữ Chung Hòa, Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Tây Tông Vô Cực
5 lần
Cao Thượng Bửu Tòa, Nhị Giang, Tam Quan, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Tiền Giang
4 lần
Cơ Quan Quy Thống
3 lần
Ban Liên Giao Chi Phái, Tịnh Luyện
2 lần
Ban Nhu Cầu Đạo Tâm Chấn Hưng Đại Đạo, Ban Vận Động Tổng Hợp Chi Phái Cao Đài, Cao Đài Hiệp Nhứt, Cao Đài Liên Phái, Cao Đài Thống Nhứt, Cao Đài Trung Ương, Cao Đài Việt Nam, Cơ Quan Hiệp Nhứt, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Minh Châu [sic] Đạo, Tòa Thánh Tam Giang, Thái Bạch Y.
1 lần
Kết quả thống kê “tần số” trên đây cho thấy nhiều danh xưng từng được xem là chi phái nhưng thật sự có đúng là chi phái Cao Đài không thì vẫn còn phải bàn cãi nhiều. Lại còn thấy rằng dù một ít tác giả có nói tới “mười hai chi phái” nhưng không ai kể tên giống ai. Các nhà viết sử, dạy sử Cao Đài vì thế không nên nhắc lại “mười hai chi phái Cao Đài” nữa bởi lẽ đó chỉ là huyền thoại, tức không có thực.
Phú Nhuận, 06-10-2003
Sửa chữa 27-10-2017
Huệ Khải



Ghi chú:
Để tìm hiểu thêm về đạo Cao Đài, có thể tham khảo các tập sách song ngữ Việt-Anh của Huệ Khải, liên kết ấn tống tại hai nhà xuất bản Tôn Giáo và Hồng Đức (Hà Nội) từ giữa năm 2008 tới nay. Xem trang 144 ở cuối sách này.
Ngoài ra, có thể truy cập các văn bản điện tử tại:
http://chungtayantong.blogspot.com
http://daidaovanuyen.blogspot.com
http://huekhai.blogspot.com
http://understandingcaodaism.blogspot.com

 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.

5. THƯỢNG ĐẾ HỮU NGÃ VÀ THƯỢNG ĐẾ VÔ NGÃ / Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI


Phụ Lục 1

THƯỢNG ĐẾ HỮU NGÃ

VÀ THƯỢNG ĐẾ VÔ NGÃ

Phụ Lục này hoàn toàn không phải là một tiểu luận triết học về Thượng Đế theo giáo lý Cao Đài. Đây chỉ là một khái niệm ban đầu có lẽ khá thích hợp cho quý bạn chưa quen lắm với hai thuật ngữ này: Thượng Đế hữu ngã và Thượng Đế vô ngã. Vì thế, chắc chắn rằng phần trình bày sau đây không thể nào đầy đủ.
1. HAI CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN THƯỢNG ĐẾ
Xưa nay loài người có ít nhất hai con đường đưa đến Thượng Đế:
- con đường tôn giáo;
- con đường triết lý.
Theo con đường tôn giáo, phần đông người ta thường không thắc mắc, chẳng hoài nghi. Con đường triết lý trái lại là con đường truy vấn.
Thông thường, tôn giáo và triết lý đều nói tới Thượng Đế. Tuy nhiên, đối với một số triết gia, vấn đề không phải là Thượng Đế mà là sự hiện hữu của một Tuyệt Đối Thể. Thực ra, sự khác nhau ở đây chỉ là danh xưng hay danh từ.
Triết gia dùng nhiều ngôn từ khác nhau để mệnh danh Tuyệt Đối Thể. Chẳng hạn, trong triết học Hy Lạp cổ đại, với Anaximander (611-547 trước Công Nguyên [TCN]) đó là Apeiron; với Hecralitus (khoảng 500 TCN) là Logos; với Plato (427?-347? TCN) là Thiện Thể; và với Aristotle (384-322 TCN) là Nguyên Nhân Thứ Nhất, v.v…
Tương tự, tôn giáo có rất nhiều tôn hiệu để gọi Thượng Đế. Riêng đạo Lão ở Trung Quốc dùng nhiều tôn hiệu dài để tôn kính Thượng Đế; chẳng hạn, Hạo Thiên Kim Khuyết Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế 昊天金闕玉皇大天尊玄穹高上帝.
Khi nói Thượng Đế hữu ngã và Thượng Đế vô ngã, nhan đề Phụ Lục này mặc nhiên xác định Thượng Đế hiện hữu. Nói cách khác, ở đây không có yêu cầu phải trả lời cho câu hỏi có Thượng Đế hay không có Thượng Đế. Vấn đề còn lại là tìm hiểu xem đạo Cao Đài quan niệm thế nào về Thượng Đế hữu ngã và Thượng Đế vô ngã.
Trước hết cần xác định Thượng Đế hữu ngã và Thượng Đế vô ngã là gì?
2. THƯỢNG ĐẾ HỮU NGÃ LÀ GÌ?
Trong văn học Việt Nam, Thượng Đế (Trời) được xem như một “đứa trẻ con” (hóa nhi 化兒) hay tạo nên những nghịch cảnh trớ trêu cho người thế gian:
Trẻ tạo hóa đành hanh quá đáng,
Chết đuối người trên cạn mà chơi.
(Cung Oán Ngâm Khúc, của Nguyễn Gia Thiều)
Ngài cũng biết ghen ghét, đố kỵ như con người:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Truyện Kiều, của Nguyễn Du)
Ngài can thiệp vào chuyện thiên hạ:       
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Chinh Phụ Ngâm Khúc, của Đặng Trần Côn)
Thậm chí chuyện yêu đương hoặc hôn nhân ở trần gian cũng có Ngài xen vào:
Bốn mùa bông cúc nở xây,
Để coi Trời khiến duyên này về ai.
(Ca dao)
Đồng thời Ngài khoan dung, sẵn lòng quan tâm tới một kẻ trần gian nhàn rỗi:
Ngồi buồn đốt một đống rơm,
Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào.
Khói lên tới tận Thiên Tào,
Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?
(Ca dao)
Chưa hết, Ngài đầy lòng thương xót kẻ phàm tục say sưa:
Hiu hiu gió thổi sườn non,
Ai mà uống rượu là con Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng,
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi.
(Ca dao)
Những “thuộc tính” mà con người gán ghép cho Thượng Đế như thế cho thấy con người quan niệm Thượng Đế theo hình ảnh của mình. Các triết gia gọi đây là “anthropomorphism / thiên nhân đồng hình đồng tính luận” 天人同形同性論. Vị Thượng Đế trong quan niệm này là Thượng Đế hữu ngã.
3. THƯỢNG ĐẾ VÔ NGÃ LÀ GÌ?
Nói ngắn gọn, Thượng Đế vô ngã trái ngược với quan niệm Thượng Đế hữu ngã. Thượng Đế vô ngã là Tuyệt Đối Thể vượt khỏi mọi quan niệm của con người hữu hạn. Vì thế Đại Sư Vivekananda (1863-1902) nói: “Một Thượng Đế mà ta biết đến thì không còn là Thượng Đế nữa; Ngài trở thành hữu hạn giống như một người trong chúng ta.” (Swami Vivekananda, Jnana Yoga. Germany: Jazzybee Verlag, 1964. Chapter 6: The Absolute and Manifestation, p. 51.)
4. THƯỢNG ĐẾ CAO ĐÀI LÀ HỮU NGÃ HAY VÔ NGÃ?
Giáo lý Cao Đài có nhiều tôn hiệu khác nhau để gọi Thượng Đế. Các tôn hiệu này cho thấy Thượng Đế hoặc hữu ngã, hoặc vô ngã, hoặc vừa hữu ngã vừa vô ngã.
4.1. Các tôn hiệu sau đây nói tới Thượng Đế hữu ngã:
Cha, Cha Cả; Chí Tôn (Đấng Rất Tôn Kính); Đại Từ Phụ (Cha Rất Hiền); Đại Thiên Tôn (Đấng Rất Tôn Kính Trên Trời); Ngọc Hoàng Thượng Đế, hay Ngọc Đế; Thầy, v.v...
4.2. Các tôn hiệu sau đây nói tới Thượng Đế vô ngã:
Cao Đài (Cái Đài Cao); Đại Linh Quang (Khối Ánh Sáng Thiêng Liêng); Thái Cực; Trời, v.v...
4.3. Các tôn hiệu sau đây nói tới Thượng Đế vừa hữu ngã vừa vô ngã:
- Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: vô ngã (Cao Đài: Cái Đài Cao) + hữu ngã (Tiên Ông) + hữu ngã (Đại Bồ Tát Ma Ha Tát);
- Đại La Thiên Đế: vô ngã (Đại La: Tấm Lưới Lớn) + hữu ngã (Thiên Đế: Vua Cõi Trời);
- Huyền Khung Cao Thượng Đế: vô ngã (Huyền Khung: Bầu Trời Huyền Diệu) + vô ngã (Cao: Cao Đài, Cái Đài Cao) + hữu ngã (Thượng Đế);
- Thái Cực Thánh Hoàng: vô ngã (Thái Cực) + hữu ngã (Thánh Hoàng: Vua Thánh), v.v…
08-3-1979
Sửa chữa 06-11-2017
Huệ Khải

 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.