Phụ Lục 2
HUYỀN THOẠI MƯỜI HAI CHI PHÁI CAO ĐÀI
Tôn giáo Cao Đài chính xác có bao nhiêu chi phái? Đây là câu hỏi xưa nay chưa
hề được trả lời nhất quán. Minh họa cho vấn đề này, sau đây là ý kiến của mười
tác giả Việt Nam và nước ngoài, xếp theo thứ tự thời gian.
1949: Trong Histoire et Philosophie du Caodaïsme,
(Paris: Nxb Dervy, 222 trang), Gabriel Gobron (1895-1941) kể tên mười một “phái” như sau: Minh Chơn Lý, Ban Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Thông Thiên Đài, Liên Hòa Tông Phái [sic], Minh Chơn Đạo (Công Đồng Hội Giáo), Trung Hòa Học Phái, Tây Tông Vô Cực, Tuyệt Cốc, Chiếu Minh Đàn, và Nữ Trung [sic] Hòa Phái (tr. 174).
1962: Trên tập san Hành Đạo số 3 và 4 của thánh thất An Hội (tỉnh Kiến Hòa, nay là tỉnh Bến Tre), viết về “Cơ Khảo Đạo” Tâm Thành kể ra tám “phái” sau đây: Chiếu Minh, Minh Chơn Đạo, Minh Chơn Lý, thánh thất Cầu Kho (số 3, tr. 19-20); Tuyệt Cốc, Tiên Thiên, nhóm người tịnh luyện, và Phạm Môn (số 4, tr. 13-15).
1965: Trên nguyệt san Đại Đạo, số 9, tháng 3, bài “Tìm Hiểu Các Chi Phái Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (tr. 17), Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980) viết rằng cho đến năm 1940, có mười hai “chi phái” là: Tòa Thánh Tây Ninh, Chiếu Minh, Cầu Kho, Tiên Thiên, Minh
Chơn Lý, Bến Tre (Ban Chỉnh Đạo), Minh Chơn Đạo, Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Tây Tông Vô Cực Cung, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, và Liên Hòa Tổng Hội. Đến năm 1965, cũng theo Huệ Lương, có mười lăm “chi phái” là: Tòa
Thánh Tây Ninh, Chiếu Minh, Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Tiên Thiên, Cơ Quan Quy Thống, Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Cao
Thượng Bửu Tòa, Minh Chơn Đạo, Bến Tre, Hội Thánh Tam Quan, Hội Thánh Truyền Giáo, Tòa Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh
Tiền Giang, và Tòa
Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo.
1967: Tại Sài Gòn, Hoài Nhân Nguyễn Văn Ý xuất bản Bốn Mươi Năm Lược Sử (1926-1966) Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài), 116 trang. Khi viết “Bản Liệt Kê Tạm Các Chi Phái Cao Đài” (tr. 109-111), ông đã đặt Tòa Thánh Tây Ninh đứng đầu bản liệt kê này, và cẩn thận ghi rõ: “CHÍNH THỐNG của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”
Ngay sau Tòa Thánh
Tây Ninh, Hoài Nhân kể thêm ba mươi bốn danh xưng nữa. Có một số danh xưng tác
giả không biết rõ, nên để dấu (?) sau danh xưng. Dưới đây là ba mươi lăm “chi phái” do ông kể:
(1) Tòa Thánh Tây
Ninh.
(2) Chiếu Minh (Cao Đài
Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi).
(3) Thông Thiên Đài
(Thông Thiên Phái), ở Đồng Sơn (Gò Công).
(4) Tuyệt Cốc, ở Tây
Ninh.
(5) Cầu Kho, ở Sài
Gòn.
(6) Minh Chơn Lý, ở
Cầu Vỹ (Mỹ Tho).
(7) Ban Chỉnh Đạo, ở An Hội (Bến Tre).
(8) Tiên Thiên (Tiên Thiên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ), ở
làng Mỹ Phuớc Tây, Cai Lậy (Định Tường); ở Sóc Sãi (Kiến Hòa).
(9) Minh Chơn Đạo, ở Giồng Bốm.
(10) Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, ở Tân An.
(11) Tây Tông Vô Cực, ở Chẹt Sậy (Kiến Hòa).
(12) Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, ở Mong Thọ (Kiên
Giang).
(13) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam , ở Sài Gòn.
(14) Ban Nhu Cầu Đạo Tâm, Chấn Hưng Đại Đạo (?).
(15) Nữ Chung Hòa Sài Gòn (?).
(16) Cao Đài Việt Nam , ở Bình Đức (Định Tường).
(17) Cao Đài Thống Nhứt (Cao Thượng Bửu Tòa), ở Bạc
Liêu.
(18) Tòa Thánh Nhị Giang, ở Châu Đốc.
(19) Trung Hòa Phái, ở Rạch Giá.
(20) Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, ở Đà Nẵng.
(21) Hội Thánh Tam Quan.
(22) Tòa Thánh Tiền Giang (Minh Kiến Đài), ở Thông
Tây Hội, Gia Định.
(23) Tòa Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo, ở Gò Vấp (Gia Định).
(24) Cơ Quan Quy Thống, ở Mỹ Phước Tây (Định Tường).
(25) Tòa Thánh Tam Giang (?).
(26) Thái Bạch Y (?).
(27) Hội Thánh Minh Châu [sic] Đạo, ở Tắc Vân (Cà
Mau).
(28) Giáo Hội Cao Đài Trung Ương, ở Phú Nhuận (Sài
Gòn).
(29) Cao Đài Thống Nhứt, ở Sài Gòn.
(30) Ban Vận Động Tổng Hợp Chi Phái Cao Đài, ở Sài
Gòn.
(31) Cao Đài Hiệp Nhứt, ở Sài Gòn.
(32) Liên Hòa Tổng Hội, ở Sài Gòn.
(33) Cơ Quan Hiệp Nhứt, ở Sài Gòn.
(34) Cao Đài Liên Phái, ở Sài Gòn.
(35) Ban Liên Giao Chi Phái, ở xã Bình Hòa (Gia Định).
1970: Trên chuyên san
BSOAS của Trường Nghiên Cứu Phương Đông
Và Châu Phi (Bulletin of the School of
Oriental and African Studies, thuộc Viện Đại Học London), Vol. XXXIII,
chuyên khảo “An Introduction to Caodaism:
I. Origins and Early History” của Ralph Bernard Smith (1939-2000) kể tên
tám “phân nhánh / divisions” trong
thập niên 1926-1936 như sau: Chiếu Minh,
Tây Ninh, Tiên Thiên, Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Ban Chỉnh Đạo,
và Liên Hòa Tổng Hội (tr. 347).
1970: Tại Tây Ninh,
Trần Văn Rạng (sinh năm 1936) xuất bản hai tập Đại Đạo Sử Cương, tổng cộng non 200 trang. Ở tập II, ông kể tên mười
sáu “phái” là: Minh Chơn Lý, Ban Chỉnh Đạo,
Tiên Thiên, Thông Thiên Đài, Liên Hòa Tông Phái [sic] hay Liên Hòa Tổng Hội, Minh Chơn Đạo hay Cộng Đồng Hội Giáo [?], Trung
Hòa Học Phái hay Nữ Trung [sic] Hòa, Tây Tông Vô Cực, Tuyệt Cốc,
Chiếu Minh Đàn, Cầu Kho, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt (tr. 34-37); Bạch Y Chơn Lý [sic], Tam Kỳ Nguyên Bản [sic], Tòa Thánh
Nhị Giang, và Tòa Thánh Tiền Giang (tr. 37).
1972: Ở Sài Gòn, Đồng
Tân Trần Thái Chân (1929-2016) xuất bản Lịch
Sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (quyển Hai: Phần
Phổ Độ 1926-1937), 448 trang. Theo Đồng Tân (tr. 388), “sáu phái lớn” là: Cầu Kho, Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Tiên
Thiên, Bến Tre, Tây Ninh, thêm “sáu nhóm nhỏ” là: Trung Hòa Học Phái, Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Thông Thiên Đài, Nữ Chung
Hòa, Tịch Cốc, và Tam Kỳ Nguyên
Nguyên Bản Bản.
1982: Thanh Long Lương
Vĩnh Thuật (1918-1982) hoàn thành tập Hồi
Ký (382 trang đánh máy, khổ A4). Trong Hồi Ký (tr. 63-84), ông chỉ nêu bảy
“phái”: Minh Chơn Lý, Tiên Thiên, Bạch Y
Liên Đoàn, Minh Chơn Đạo, Cầu Kho, Ban Chỉnh Đạo, và Tây Ninh.
1989: Ở California
(Mỹ), Đỗ Vạn Lý (1910-2008) cho in Tìm
Hiểu Đạo Cao Đài, quyển I, dày 566 trang. Thoạt đầu, ông kể ra hai mươi ba
danh xưng xếp theo thứ tự ABC như sau: Bạch
Y Liên Đoàn Chơn Lý, Cao Thượng Bửu Tòa, Cầu Kho, Chiếu Minh Tam Thanh (Cao Đài
Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh), Ban Chỉnh Đạo, Liên Giao Chi Phái, Minh Chơn Đạo,
Minh Chơn Lý, Tòa Thánh Nhị Giang, Nữ Chung Hòa, Cơ Quan Quy Thống, Tam Kỳ
Nguyên Nguyên Bản Bản, Hội Thánh Tam Quan, Tây Tôn [sic] Vô Cực, Tòa Thánh Thiên Khai Huỳnh Đạo,
Thông Thiên Đài, Tiên Thiên, Tòa Thánh Tiền Giang, nhóm Tịnh Luyện, Tòa Thánh
Tây Ninh, Trung Hòa Học Phái, Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, và nhóm Tuyệt Cốc, v.v… (tr. 417-418). Rồi
ông lại viết: “Thêm vào đó còn có một tổ
chức cuối cùng được Đức Chí Tôn sắc lịnh lập nên: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao
Đài Giáo Việt Nam .”
(tr. 418).
Cách viết như vậy bộc lộ tính nước đôi của ông: Có
thể ông không coi Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là chi phái, mà cũng có thể hàm ngụ
rằng Cơ Quan không khác hơn một chi phái.
2000: Trong Cao Đài Từ Điển, mục từ “chi phái”, Đức
Nguyên Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) kể ra “những chi phái buổi đầu” gồm sáu
phái: Chiếu Minh Vô Vi, Cầu Kho, Minh Chơn
Lý, Tiên Thiên, Ban Chỉnh Đạo Bến Tre, và Minh Chơn Đạo (tr. 707); kể thêm “những chi phái lúc sau” gồm sáu danh
xưng: Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt, Hội
Thánh Tam Quan, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Cao Thượng Bửu Tòa, Nữ Chung Hòa, và Trung Hòa Học Phái (tr. 714).
Gom hết các danh xưng do mười tác giả trên đây kể ra
và sắp theo thứ tự ABC, thì sự so le rất lớn giữa họ càng dễ dàng thấy được qua
bảng đối chiếu sau đây:
Ghi chú:
– Một vài danh xưng mà các tác giả ghi thiếu chính
xác (như Liên Hòa Tông Phái, Nữ Trung Hòa
Phái…) khi đưa vào bảng đối chiếu đã được sửa lại (Liên Hòa Tổng Hội, Nữ Chung Hòa…); hai danh xưng nào thực chất chỉ
là một thì được gộp chung lại (Ban Chỉnh Đạo,
Bến Tre ® Ban
Chỉnh Đạo / Bến Tre, và Tịch Cốc,
Tuyệt Cốc ® Tịch
Cốc / Tuyệt Cốc). Cũng gộp Phạm Môn chung với Tây Ninh; gộp Cơ Quan Truyền
Giáo Trung Việt chung với Hội Thánh Truyền Giáo Trung Việt, gọi
tắt là Truyền Giáo Trung Việt.
– Viết tắt (cột 2-11): GG (Gabriel Gobron), TT (Tâm
Thành), HL (Huệ Lương), HN (Hoài Nhân), RBS (Ralph Bernard Smith), TVR (Trần
Văn Rạng), ĐT (Đồng Tân), TL (Thanh Long), ĐVL (Đỗ Vạn Lý), ĐN (Đức Nguyên).
– Dấu x cho thấy tác giả có kể tên khi liệt kê các
chi phái.
– Cột cuối cùng (Ts) là “tần số” xuất hiện của một
danh xưng.
Từ bảng đối chiếu trên có thể thống kê “tần số” (hay số lần) các tác
giả nhắc tới các danh xưng ấy như sau:
Minh Chơn Đạo,
Minh Chơn Lý, Tiên Thiên
|
10 lần
|
Ban Chỉnh Đạo (hay Bến Tre), Cầu
Kho
|
9 lần
|
Chiếu Minh
|
8 lần
|
Tây
Ninh (kể luôn Phạm Môn)
|
7 lần
|
Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý, Thông
Thiên Đài, Tịch Cốc (hay Tuyệt Cốc), Trung Hòa Học Phái
|
6 lần
|
Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt,
Liên Hòa Tổng Hội, Nữ Chung Hòa, Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Tây Tông Vô
Cực
|
5 lần
|
Cao Thượng Bửu Tòa, Nhị Giang,
Tam Quan, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Tiền Giang
|
4 lần
|
Cơ Quan Quy Thống
|
3 lần
|
Ban Liên Giao Chi Phái, Tịnh
Luyện
|
2 lần
|
Ban Nhu Cầu Đạo Tâm Chấn Hưng
Đại Đạo, Ban Vận Động Tổng Hợp Chi Phái Cao Đài, Cao Đài Hiệp Nhứt, Cao Đài
Liên Phái, Cao Đài Thống Nhứt, Cao Đài Trung Ương, Cao Đài Việt Nam, Cơ Quan
Hiệp Nhứt, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Minh Châu [sic] Đạo, Tòa Thánh Tam
Giang, Thái Bạch Y.
|
1 lần
|
Kết
quả thống kê “tần số” trên đây cho thấy nhiều danh xưng từng được xem là chi
phái nhưng thật sự có đúng là chi phái Cao Đài không thì vẫn còn phải bàn cãi nhiều.
Lại còn thấy rằng dù một ít tác giả có nói tới “mười hai chi phái” nhưng không
ai kể tên giống ai. Các nhà viết sử, dạy sử Cao Đài vì thế không nên nhắc lại
“mười hai chi phái Cao Đài” nữa bởi lẽ đó chỉ là huyền thoại, tức không có thực.
Phú Nhuận, 06-10-2003
Sửa chữa 27-10-2017
Huệ Khải
Ghi chú:
Để tìm hiểu thêm về
đạo Cao Đài, có thể tham khảo các tập sách song ngữ Việt-Anh của Huệ Khải, liên
kết ấn tống tại hai nhà xuất bản Tôn Giáo và Hồng Đức (Hà Nội) từ giữa năm 2008
tới nay. Xem trang 144 ở cuối sách này.
Ngoài ra, có thể
truy cập các văn bản điện tử tại:
http://chungtayantong.blogspot.com
http://daidaovanuyen.blogspot.com
http://huekhai.blogspot.com
http://understandingcaodaism.blogspot.com
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.