Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

5/7. NGUỒN GỐC BÀI QUẾ HƯƠNG NỘI ĐIỆN


NGUỒN GỐC BÀI
QUẾ HƯƠNG NỘI ĐIỆN
Năm 1994 tôi ấn hành Tìm Hiểu Kinh Cúng Tứ Thời, một năm sau đó lại sửa chữa và tăng bổ khá nhiều khi tái bản (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1995). Mấy năm sau, bào đệ Lê Anh Minh giúp tôi tìm được bản gốc bài Quế Hương Nội Điện in trong một quyển kinh xưa của đạo Lão, nhan đề Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh.([1]) Nhờ bản gốc này tôi có điều kiện để xác định và trao đổi lại ý nghĩa của năm từ Hán-Việt ([2]) năm chữ Hán trong bản in năm 1995 nói trên.([3])
I. GIỚI THIỆU VĂN XƯƠNG ĐẠI ĐỖNG CHÂN KINH
Trên bìa quyển Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh ghi: Hàm Phong Đinh Tỵ niên kính san,([4]) nghĩa là bản kinh này được cung kính khắc bản in vào năm Đinh Tỵ, niên hiệu Hàm Phong (1857), đời nhà Thanh (Trung Quốc).
Quyển kinh tập hợp nhiều bài kinh, nghi thức tụng kinh (khoa nghi), kể cả các phù chú, lời tán dương sự linh ứng... Trong quyển kinh này, đáng chú ý là hai trang 21a và 21b. Mỗi trang đọc từ phải qua trái gồm chín hàng dọc, mỗi hàng tối đa hai mươi mốt chữ. Từ hàng dọc thứ tám (trang 21a) đến hết hàng dọc thứ năm (trang 21b) gồm 130 chữ.
Đối chiếu bài này (tạm gọi là bài Văn Xương) với bài Quế Hương Nội Điện trong kinh cúng tứ thời của đạo Cao Đài, hai văn bản chỉ khác nhau một số chữ.
Nguyên bản bài Văn Xương 130 chữ Hán không có nhan đề, không chấm câu, phiên âm như sau:
Chí tâm quy mạng lễ
Quế Hương nội điện Văn Xương thượng cung cửu thập ngũ hồi chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố bá thiên vạn hóa bồi quế căn ư âm chất chi điền tự lôi trữ bính linh ư Phụng sơn chí như ý trữ tường ư Ngao tụ khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung ứng mộng bảo sanh thùy từ mẫn khổ đại nhơn đại hiếu đại thánh đại từ Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương tân sách Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoằng Nhơn Đế Quân Trừng Chơn Chánh Quan Bửu Quang Từ Tế Thiên Tôn [in chữ nhỏ] Húy Á nhị ngoạt sơ tam nhựt sanh.([5])

Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh (trích trang 21b và 21a)




Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh (trang bìa)
Có thể xác định rằng bài Quế Hương Nội Điện xưng tán Đức Khổng Thánh của đạo Cao Đài ra đời năm 1926 là do tiền bối Ngọc Đầu Sư Lê Văn Lịch (Vĩnh Nguyên Tự, làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn) soạn lại, căn cứ theo bản gốc chữ Hán (bài Văn Xương) của đạo Lão Trung Quốc như dẫn trên.
Theo tiền bối Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu (1892-1961),([6]) Đức Chí Tôn giao phó cho tiền bối Ngọc Đầu Sư Lê Văn Lịch (Ngọc Lịch Nguyệt) trách nhiệm soạn lại bốn bài xưng tán Đức Đại La Thiên Đế và Tam Giáo Tổ Sư.
II. CÁC DỊ BẢN BÀI VĂN XƯƠNG TRONG ĐẠO LÃO TRUNG QUỐC
Truy tìm thêm các văn bản tương tự bài Văn Xương dẫn trên, tôi thấy trên Internet có một số dị bản được lưu truyền trong đạo Lão Trung Quốc, mức độ khác biệt từ ít tới nhiều.
Trong đó, rất đáng lưu ý là một dị bản gồm 215 chữ tại http://taoismweb.myweb.hinet.net/b10/5-2.htm, nội dung như sau:
Chí tâm quy mạng lễ (Nguyên Hoàng Thiên Đế nhị nguyệt sơ tam nhật thánh đản)
Quế Hương bửu điện Văn Xương thượng cung. Cửu thập lục sinh. Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố. Bá thiên vạn hóa. Bồi quế căn ư âm chất chi điền. Tự lôi trữ bính linh ư Phụng sơn. Chí như ý trữ tường ư Ngao tụ. Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu. Thọ quốc mạch tất [tiên] ([7]) ư trí chúa chi trung. Ứng mộng bảo sanh. Thùy từ mẫn khổ. Bất kiêu đế cảnh. Ngọc Chân khánh cung. Hin cửu thập bát chi hành tàng. Hiển ức thiên vn kiếp chi thần d. Phi loan khai hóa ti ti kiến đàn tr quốc cứu dân. Nhân nhân b đức. Công tồn hồ Nho Đo Thích Giáo. Chức tn hồ Thiên Đa Thủy Quan. Uy linh bất khả đng. Công đức quả nan tư ngh. Chí nhân chí hiếu. Bất lc bất kiêu. Đi thánh đi từ. Đi bi đi nguyện. Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương. An lc bất đng đa du hý tam mui. Đnh Hu Vương Bồ Tát. Chứng quả Già Thích Phm Trấn Như Lai. Cứu kiếp đi từ đi bi.
Canh Sinh Vĩnh Mng Thiên Tôn.([8])
So sánh bài này trên Internet với bài Văn Xương, riêng xét 75 chữ đầu bài kinh, chỉ có 3 chữ khác biệt (bửu, lục sinh) được in đậm. Nhưng phần cuối bài trên Internet (gồm 124 chữ được gạch dưới) lại khác hẳn phần cuối bài Văn Xương (gồm 49 chữ). Rõ ra là một dị bản với mức độ chênh lệch rất lớn.
Nên hiểu tình trạng có nhiều dị bản trong kinh tụng chữ Hán đạo Lão ở Trung Quốc như thế nào?
Như đã nói, trước khi vào tụng một quyển kinh, các đạo sĩ thường soạn thêm phần khoa nghi 科儀 với công thức Chí tâm quy mạng lễ. Thế rồi, để cho phù hợp nhiều trường hợp hay hoàn cảnh cụ thể, cũng như để có thể dùng cho nhiều quyển kinh khác nhau, thì đương nhiên các đạo sĩ phải sao chép các khoa nghi (dễ khiến sai sót văn tự), hoặc cải biên bản văn sẵn có. Hệ quả là phát sinh lắm dị bản. Càng trải qua nhiều năm tháng, kinh điển đạo Lão càng lan truyền ra nhiều địa phương, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á thì dị bản càng tăng thêm số lượng.
Tình trạng này ở đạo Lão chẳng khác chi đạo Cao Đài. Vào những năm đầu mở Đạo, Ơn Trên giáng cơ dạy cho nghi thức huờn (hoàn) kinh 完經 (để đọc sau khi tụng kinh xong tất). Thí dụ, Đức Cao Đài đã ban cho một bài huờn kinh như sau:
Sắc trên truyền dạy tụng kinh
Ngày nay ra Ngọ xin trình Thầy hay
Lễ xong tất việc bữa nay
Huờn lai kinh kệ xin Thầy chứng tri
Chư Nho đồng đến trước quỳ
Cúi đầu lễ bái hồi quy tu hành.([9])
Khoảng những năm 1970, do nhu cầu cần có một bài văn khấn để làm nghi thức hành lễ xuất tịnh (mỗi khi kết thúc một khóa tu thiền tập thể), quý chức việc tại một tịnh trường lớn ở Sài Gòn đã mượn bài huờn kinh dẫn trên của Đức Chí Tôn và cải biên để dùng luôn tới nay, nội dung như sau:
Sắc trên truyền dạy tu hành
Ngày nay xuất tịnh kính xin trình Thầy
Lễ xong tất việc hôm nay
Dốc lòng tu tập xin Thầy chứng tri
Tịnh viên đồng đến trước quỳ
Cúi đầu lễ bái hồi quy tu hành.
Một trường hợp khác: Trong Kinh Nhựt Tụng của Minh Lý Đạo (Tam Tông Miếu) có Bài Cảm Tạ do Đức Thiên Hậu Nguơn Quân ban cho môn sanh Minh Lý, để những khi được sự may mắn thì đọc, tạ ơn các Đấng thiêng liêng. Bài ấy có bốn câu như sau:
Từ bi Trời Phật độ quần sanh
Cứu khỏi tai ương, vạn sự hanh
Đệ tử gội nhuần ân đức cả
Chung thân quyết chí, dốc làm lành.([10])
Quý chức việc của tịnh trường lớn ấy vì nhu cầu làm lễ tạ ơn khi mãn khóa tu tịnh đã mượn bốn câu trên và cải biên như sau:
Từ bi Trời Phật độ quần sanh
Viên mãn hộ trì khóa tịnh thành
Đệ tử gội nhuần ân đức cả
Chung thân quyết chí, dốc tu hành.
Hiểu rõ nguyên do phát sinh các dị bản như thế, người học đạo đời sau mới có thể thấu đạt lý và sự của việc tiền bối Ngọc Đầu Sư Lê Văn Lịch (1890-1947) vào năm 1926, do nhu cầu nghi lễ của tôn giáo Cao Đài đã cải biên phần khoa nghi trong kinh chữ Hán của đạo Lão Trung Quốc trở thành bốn bài kinh cúng tứ thời xưng tán Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Giáo Tổ Sư.
III. ĐỐI CHIẾU BÀI VĂN XƯƠNG TRONG ĐẠO LÃO VỚI BÀI QUẾ HƯƠNG NỘI ĐIỆN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
So sánh bài xưng tán trong Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh (gọi tắt là bài Văn Xương) của đạo Lão với bài Quế Hương Nội Điện xưng tán Đức Khổng Thánh trong kinh cúng tứ thời của đạo Cao Đài, về mặt văn tự có thể nêu ra tám trường hợp khác biệt như sau:
ĐẠO LÃO
ĐẠO CAO ĐÀI
Văn Xương thượng cung
Văn Thỉ thượng cung
bồi quế căn
bồi quế thọ
linh ư Phụng sơn
linh ư Phụng lĩnh
chí như ý trữ
chí như ý từ
tường ư Ngao tụ
tường ư Ngao trụ
Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương.
Thần văn thánh võ. Hiếu đức trung nhơn.
Tân sách Phụ Nguyên khai hóa.
Vương tân sách phụ. Nho tông khai hóa.
Văn Xương tư lộc
Văn Tuyên tư lộc
Bảng đối chiếu ở trên cho thấy năm 1926 tiền bối Ngọc Lịch Nguyệt đã sửa đổi khá nhiều bản văn gốc, và đây chính là tài khéo léo của Lê tiền bối.
IV. TIỀN BỐI NGỌC LỊCH NGUYỆT ĐÃ KHÉO LÉO CẢI BIÊN BẢN GỐC CHỮ HÁN NHƯ THẾ NÀO?
1. Nhắc lại trường hợp bài Tiên Thiên Khí Hóa
Câu văn trong bản gốc là lưu sa tây độ, hóa tướng pháp vi Thế Tôn. Đây là ảnh hưởng của Lão Tử Hóa Hồ Kinh do đạo sĩ Vương Phù đời Hán Huệ Đế (290-306) tạo ra.
Người Trung Hoa ngày xưa gọi người Ấn Độ là rợ Hồ. Họ gọi tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là bích nhãn Hồ tăng (vì ngài mắt xanh). Vậy hóa Hồ tức là hóa độ, giáo hóa người Ấn. Thế Tôn tức là Đức Phật Thích Ca (người Ấn).
Thuyết của Vương Phù dĩ nhiên không được sư tăng và Phật tử Trung Hoa chấp nhận. Nó gây nên nhiều tranh cãi gay gắt đến độ triều đình phải can thiệp mạnh mẽ để khỏi xảy ra thánh chiến giữa hai tôn giáo Phật và Lão.
Khi cải biên câu chữ Hán dẫn trên trở thành lưu sa tây độ, pháp hóa tướng tông, tiền bối Ngọc Lịch Nguyệt đã khéo léo loại bỏ một thuyết từng gây ra biết bao thị phi, tranh đấu hơn thua dữ dội giữa Lão Giáo và Phật Giáo trong cổ sử Trung Quốc.
2. Trường hợp bài Quế Hương Nội Điện
Câu văn trong bản gốc là Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương tân sách Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoằng Nhơn Đế Quân. Câu này hàm chứa hai dữ kiện trong lịch sử Trung Quốc:
a. Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương ([11])
Đây là tôn hiệu do vua Tống Lý Tông (trị vì 1225-1265) dâng lên Đức Văn Xương,([12]) xưng tán ngài là một vị Vương có đủ hiếu, đức, trung, nhân; văn chương như thần (cực hay), võ công như thánh (cực giỏi).
b. Ph Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lc Hoằng Nhơn Đế Quân ([13])
Đây là tôn hiệu do vua Nguyên Nhân Tông (trị vì 1312-1321) dâng lên Đức Văn Xương vào năm 1314,([14]) xưng tán ngài là vị Đế Quân có lòng bác ái (hoằng nhơn), trông coi việc phúc (tư lộc), có công phụ giúp mở mang văn hóa triều đại nhà Nguyên (phụ Nguyên khai hóa).
Hai chữ tân sách 新册 ám chỉ việc vua Nguyên Nhân Tông mới sách phong Đức Văn Xương tôn hiệu (năm 1314). Suy ra, quyển Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh được khắc bản in vào năm Đinh Tỵ, niên hiệu Hàm Phong (1857), nhưng có thể sau năm 1314 và trước năm 1857 còn có những bản in sớm hơn trong đời nhà Nguyên (1206-1368) chăng?
Quân Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống lập nên triều đại nhà Nguyên. Quân Mông Cổ đã xâm lăng Việt Nam ba lần nhưng đều bị quân dân nhà Trần đánh bại ba lần (1258, 1285, 1288). Nếu tiền bối Ngọc Lịch Nguyệt giữ nguyên câu chữ Hán của đạo Lão Trung Quốc để làm kinh tụng trong Cao Đài thì người Việt Nam rất khó chấp nhận bốn chữ phụ Nguyên khai hóa. Thế nên Lê tiền bối chấm câu lại, cải biên là: Thần văn thánh võ. Hiếu đức trung nhơn. Vương tân sách phụ. Nho Tông khai hóa. Văn Tuyên tư lộc. Hoằng nhơn Đế Quân.
Bốn chữ Vương tân sách phụ 王賓策輔 mang ý nghĩa mới, ám chỉ Đức Khổng Tử sinh thời làm khách của các vua (vương tân), và ngài dâng kế sách giúp các vua trị nước (sách phụ).
Bốn chữ phụ Nguyên khai hóa được thay thế bằng Nho Tông khai hóa để tán tụng công ơn Đức Khổng Tử đem tông chỉ đạo Nho mở mang dân trí, giáo hóa cho đời.
Bản gốc chữ Hán nói tới Đức Văn Xương, nhưng tiền bối Ngọc Lịch Nguyệt đã đổi lại là Văn Thỉ, Văn Tuyên. Nên biết rằng trong đạo Cao Đài, Văn Xương còn là một Thiên tước chứ không chỉ là hồng danh một đấng thiêng liêng. Thật vậy, theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển thứ Nhứt, tại chùa Gò Kén (Thiền Lâm Tự, làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh), vào ngày 20-1 Ðinh Mão (21-2-1927), Đức Chí Tôn dạy rõ:
 Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương, vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh, dạy dỗ dân về Ðạo. Thầy ban trọn quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày biết ăn năn cải quá…”
Có thể nói rằng tiền bối Ngọc Lịch Nguyệt đã tạo ra một dị bản mang tính sáng tạo. Đó là tài khéo léo của tiền bối, nguyên là một cao đồ của đạo Minh Đường trước khi quy hiệp đạo Cao Đài.
V. QUAN ĐIỂM KHI CHÚ GIẢI BÀI QUẾ HƯƠNG NỘI ĐIỆN
Xác nhận tính sáng tạo của Lê tiền bối như nói trên, thì cần có một quan điểm khi chú giải bài Quế Hương Nội Điện trong đạo Cao Đài, bởi lẽ bản gốc Văn Xương của đạo Lão Trung Quốc giờ đây chỉ dùng để tham khảo trong chừng mức nhất định. Người chú giải cần trình bày ý nghĩa bài Quế Hương Nội Điện theo một hướng khác, không nhất thiết bị bó buộc vào bản gốc về văn tự, bởi lẽ người Cao Đài đọc kinh theo âm Hán-Việt, chứ không dùng Hán tự. Có nghĩa là nên mượn tính chất đồng âm khác nghĩa của từ Hán-Việt để giải thích và chua chữ Hán cho tương thích với đạo Cao Đài.
Thật vậy, nội dung bài Văn Xương (bản gốc) phù hợp với thần tích và huyền thoại về Đức Văn Xương theo tín ngưỡng Đạo giáo dân gian Trung Quốc. Nếu giữ nguyên câu chữ của bản gốc này để giảng nghĩa thì chắc chắn không thể nào phù hợp với tiểu sử và thần tích về Đức Khổng Thánh. Xin dẫn chứng:
Trong bài Văn Xương có câu Tự lôi trữ bính linh ư Phụng sơnbởi vì dân gian Trung Hoa từ xưa tin rằng thần Văn Xương cũng là Thiên Lôi, và lôi trữ 雷杼 chính là khí cụ của Thiên Lôi (Lôi Thần, thần sấm sét), mà dân gian Việt Nam thường gọi là lưỡi tầm sét. Văn hóa về Đức Văn Xương của Trung Hoa có câu Lôi trữ là công cụ mà thần sấm dùng để phát ra sấm sét. ([15])
Vì sao Văn Xương Đế Quân (thần văn học) lại là thần sấm sét?
Lê Anh Minh đã trình bày tỉ mỉ quá trình đồng hóa hai vị thần này trong Thiện Thư.([16]) Tóm tắt như sau: Vào đời Đông Tấn (317-420), tướng quân Trương Dục tử trận được lập miếu thờ với tôn hiệu là Lôi Trạch Long Thần (thần sấm sét) trên núi Thất Khúc. Núi này lại có một miếu khác thờ Trương Á (dân gian tin là một hóa thân của Đức Văn Xương). Do đó, dân gian đời sau đồng hóa hai vị họ Trương làm một, thờ chung hai vị, gọi là Trương Á Tử. Từ đời nhà Tống trở đi vua chúa và dân chúng rất sùng bái, lập miếu thờ khắp nơi. Tượng Văn Xương Đế Quân trong miếu là tượng Trương Á Tử (cũng gọi Tử Đồng Đế Quân).([17])
Trở lại với bài Văn Xương 130 chữ đã dẫn ở trang 44 trên đây, kết thúc bài này có in tám chữ nhỏ: Húy Á nhị nguyệt sơ tam nhựt sinh.([18]) (Húy là Á, sinh ngày mùng 3 tháng 2.) Đây chính là một bằng chứng cho thấy rõ rằng dân gian Trung Hoa đã đồng hóa Đức Văn Xương với thần Trương Á.
Chữ bính trong câu Tự lôi trữ bính linh ư Phụng sơn vừa có nghĩa là (nắm giữ) quyền bính, vừa có nghĩa là cái cán của lưỡi tầm sét (lôi trữ). Ngoài ra, câu kinh còn nói tới núi Phụng (Phụng sơn) mặc dù truyền thuyết về Lôi Trạch Long Thần Trương Á Tử hay Tử Đồng Đế Quân không nhắc tới núi Phụng.
Tóm lại, câu Tự lôi trữ bính… liên quan tới thần Thiên Lôi (Trương Á Tử) mà chẳng liên quan gì tới Đức Khổng Tử. Thế nên, nhiều tác giả Cao Đài xưa nay khi giảng Tự lôi trữ bính đã loại bỏ ý nghĩa lưỡi tầm sét (lôi trữ) trong bản gốc của đạo Lão Trung Quốc, mà lại liên hệ chữ lôi (sấm sét) với truyền thuyết hình thành chữ Hán, một công cụ hiệu quả để Đức Khổng Tử tận tụy truyền bá đạo Nho bằng cách dạy học và viết sách, san định kinh điển. Chọn cách giảng như vậy thì các tác giả Cao Đài buộc phải chua chữ Hán cho hai câu Tự lôi trữ bính linh ư Phụng lĩnh / Chí như ý từ tường ư Ngao trụ khác hơn câu chữ Hán trong bản gốc. Việc làm này lại phát sinh thêm vấn đề là phần chữ Hán trong những bản chú giải của các tác giả Cao Đài rất so le nhau, khiến cho những ai quan tâm tìm hiểu đều phải bối rối, phân vân!
Riêng phần tôi, trong những trang sau, khi chú giải hai câu Tự lôi trữ bính linh ư Phụng lĩnh / Chí như ý từ tường ư Ngao trụ, xin thú thật là chỉ dám gắng gượng đề nghị một cách tham khảo mà thôi.



([1]) 文昌大洞眞經. (Đỗng cũng đọc là động.)
([2]) Ba trang 102, 104, 105, năm từ: tự, trữ, bính, từ, thọ.
([3]) Hai trang (8) và (9) phần chữ Hán: chữ (bản 1995 đã in ), chữ (đã in ), chữ (đã in ), chữ (đã in ), chữ (đã in ).
([4]) 咸豊丁巳年敬刊.
([5])
殿 . , 祿
([6]) “Nguyên hồi Đạo sơ khai, chúng tôi chỉ đọc mấy bài kinh vắn vắn của Ngài Ngô Văn Chiêu và Ngài Vương Quan Kỳ trao cho. Sau, Đức Chí Tôn giao cho ông Ngọc Lịch Nguyệt (Lê Văn Lịch) cái trách nhậm lựa kinh thêm. Ông Lê chọn được bài Ngọc Hoàng Kinh (Đại La Thiên Đế…) và ba bài Tam Giáo…” Tạp chí Đại Đồng, số 16, ngày 01-7-1940, tr. 17.
([7]) Văn bản này bị sót mất chữ tiên .
([8]) ( )
殿 . . . . . . . . [] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
([9]) Cao Triều Phát, Lễ Bổn – Dương Sự, Thể Thức, Tang Tế, Cầu Siêu. (Bạc Liêu, 1939). Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Cao Đài tái bản (ấn phẩm thứ 9) với phần san nhuận của Huệ Khải và Lê Anh Minh. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008, 2009, tr. 160.
([10]) Minh Lý Đạo, Bố Cáo, Sám Hối, Tịnh Nghiệp Vãn, Nhựt Tụng, Giác Thế. Sài Gòn, 1973. (Xem tập Kinh Nhựt Tụng, tr. 20.)
([11]) 神文聖武孝德忠仁王
([12]) Lê Anh Minh, Thiện Thư. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 142. (Ấn phẩm thứ 17 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Cao Đài.)
([13]) 輔元開化文昌司祿宏仁帝君
([14]) Lê Anh Minh, Thiện Thư, tr. 142.
([15]) 雷杼是雷神用以發霹雳的工具. Lôi trữ thị Lôi Thần dụng dĩ phát phích lịch đích công cụ. (www.bookschina.com/1338954.htm)
([16]) Lê Anh Minh, Thiện Thư. tr. 139-144.
([17]) E.T.C. Werner, A Dictionary of Chinese Mythology. New York, 1969, p. 555.
([18]) 諱亞二月初三日生.
(Húy là kiêng kỵ, kiêng cữ nên phải giấu đi. Tên người sống gọi là danh , tên người chết gọi là húy .) 

HUỆ KHẢI