Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

2/7. VỀ CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ BỐN BÀI KINH CÚNG TỨ THỜI CÓ NGUỒN GỐC CHỮ HÁN


VỀ CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ
BỐN BÀI KINH CÚNG TỨ THỜI
CÓ NGUỒN GỐC CHỮ HÁN
Trong kinh cúng tứ thời của đạo Cao Đài có bốn bài xưng tán Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ([1]) và Tam Giáo Tổ Sư. Bốn bài này được in bằng chữ quốc ngữ và đọc theo âm Hán Việt vì nguyên là chữ Hán (có nguồn gốc từ kinh tụng của đạo Lão Trung Quốc).
Các hội thánh, thánh sở hay một số tác giả trong cộng đồng Cao Đài xưa nay có lưu hành một số bản in, bài viết về bốn bài kinh này. Điều đáng lưu ý là việc đặt nhan đề bốn bài ấy thường không nhất quán giữa các hội thánh, thánh sở, hay tác giả.
So sánh các dị bản này, thường thấy xuất hiện cách đặt nhan đề như sau, thí dụ:
* Thượng Đế chí tâm quy mạng lễ
Thượng Đế chí tâm kinh
Thượng Đế chí tâm
* Phật Giáo chí tâm quy mạng lễ
Phật Giáo chí tâm kinh
Phật Giáo chí tâm
* Thích Giáo chí tâm quy mạng lễ
Thích Giáo chí tâm kinh
Thích Giáo chí tâm
* Thái Thượng chí tâm quy mạng lễ
Thái Thượng chí tâm kinh
Thái Thượng chí tâm
* Tiên Giáo chí tâm quy mạng lễ
Tiên Giáo chí tâm kinh
Tiên Giáo chí tâm
* Nho Giáo chí tâm quy mạng lễ
Nho Giáo chí tâm kinh
Nho Giáo chí tâm
* Thánh Giáo chí tâm quy mạng lễ
Thánh Giáo chí tâm kinh
Thánh Giáo chí tâm, v.v...
Trong những cách đặt nhan đề như vậy, có đôi điều cần xem lại:
 Bài Hỗn Độn Tôn Sư trong kinh cúng tứ thời không thể gọi là Thích Giáo, vì bài này xưng tán Đức Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara) của thời Nhất Kỳ Phổ Độ chứ không xưng tán Đức Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) của thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Các cách gọi chí tâm kinh, chí tâm thật ra chỉ là rút gọn cụm từ chí tâm quy mạng lễ. Lẽ ra không nên làm như thế.
ƒ Không nên đưa chí tâm quy mạng lễ vào làm nhan đề các bài kinh xưng tán này.
Các bài kinh tụng của đạo Lão Trung Quốc xưng tán công đức và oai linh các Đấng thiêng liêng thường khởi đầu bằng cụm từ chí tâm quy mạng lễ, như một nghi thức có tính cách nhắc nhở tín đồ phải khép mình, cung kính khi hành lễ trước bàn thờ. Thuật ngữ đạo Lão gọi phần này là khoa nghi 科儀.
Chí tâm quy mạng lễ nghĩa là gì?
Các bản kinh chữ Hán thường viết cụm từ này theo bốn cách như sau:
至心皈命禮 / 志心皈命禮
志心歸命禮 / 至心歸命禮
Như vậy (chí: ý chí) dùng thông với (chí: rất, lắm, cực độ). Tức là 志心 (chí tâm) nên hiểu theo nghĩa 至心 (chí tâm: hết lòng, trọn cả lòng thành khẩn).
(quy) dùng thông với (quy), nghĩa là đi theo, noi theo, tuân theo. 皈命 (歸命) quy mạng nghĩa là tuân phục, tin phục.
(lễ): hành lễ, lạy.
Chí tâm quy mạng lễ nghĩa là đem trọn cả lòng thành tuân phục cúi lạy.
*
Hai bài kinh cúng tứ thời gốc chữ Hán của đạo Cao Đài rút từ quyển Huỳnh Đình Nội Cảnh Ngọc Kinh Tường Chú (để xưng tán Đức Thái Thượng Đạo Quân) và quyển Văn Xương Đại Đỗng Chân Kinh Chú (để xưng tán Đức Khổng Thánh Tiên Sư). Vốn dĩ cả hai bản gốc không có nhan đề, vì đều chỉ là một phần trong khoa nghi theo truyền thống đạo Lão Trung Quốc. Do đó, tôi mượn bốn chữ Tiên thiên khí hóa Quế Hương nội điện mở đầu mỗi bài để tạm làm nhan đề.



([1]) Xem: Huệ Khải, Tìm Hiểu Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2009-2010. Ấn phẩm thứ 16 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Cao Đài.

HUỆ KHẢI