NÊN QUÊN MÌNH XẢ THÂN CẦU ĐẠO
Thánh thất Trung
Thành (Đà Nẵng)
ngày 03-6 Bính Tuất (Thứ Tư 11-7-1945)
THI
Mạt kiếp cơ Trời
gấp đổi thay
Kẻ có cơ duyên
còn với Đạo
PHAN THANH GIẢN
THI
Giữa khi đời đạo
chưa hòa hiệp
Cớ sao ([25]) Lão thấy chùa bế
thất niêm,([26]) em tù anh tội ([27]) trong vòng nô lệ
buộc đè mà chư hiền đủ chí phấn đấu của mình, quyết liệt trên đường lý tưởng.
Còn nay cơ đạo hoằng khai, lòng người hối mộ,([28]) Lão ngó lại chư
hành sự còn dạ thờ ơ như dường lãnh đạm.
Ôi, khổ đến thế! Khờ chi hung ([29]) mà để cho thế
lực tà quyền đoạt hết lương tâm chí hướng. Rồi bao nhiêu công quả, công trình
bán rẻ cho không mà mua lấy chút danh vô vị.([30])
Lão nhắc lại, luật
Thiên điều, trường Long Hoa ([31])
tuyển khảo. Ai có phước có phần, có duyên có quả mới chịu vững cho cuộc khảo thí
ma luyện ([32]) môn đồ. Cơn sóng
to gió dữ là lúc đời khảo thí.
Các hiền cũng như hạt gạo trên sàng. Hạt gạo ấy đã
chịu biết bao lần xay chà, giã đạp mà không hề hấn, mẻ sứt. Được vậy mới cao
mới quý. Mà đó là mới bước đầu tiên thi sơ bài tiểu học.
Chứ đến đây rồi luật Thiên điều giăng thẳng, nhặt
khít như là lỗ trôn kim. Ai mà ôm danh cầu lợi, bản ngã tư tâm, vị thân ích kỷ
khó nổi ([33]) chen vào. Luật ấy
vô tư, không hạn ([34]) Thiên phong, đạo
hữu.
Vậy chư hiền nên quên mình đi ([35]) mà xả thân ([36]) cầu đạo, mau lo
cho kịp ngày Long Hoa đăng bảng, minh thánh ra đời, mới được ngàn năm không
uổng.
Lão chào. Lão lui.
SUY NIỆM 2
2.1. Mộng hoàng
(hoàng
lương mộng 黄粱梦) là giấc mộng
kê vàng.
Theo Chẩm
Trung Ký 枕中記 của Thẩm Ký
Tế 沈既濟 (đời Đường, Trung Quốc), vào năm 719 có anh học trò họ
Lô (hay Lư) 盧 thi rớt. Từ kinh đô trở về quê, khi ghé quán trọ ở Hàm
Đan (nay là một thị trấn thuộc tỉnh Hà Bắc), tình cờ anh gặp đạo sĩ họ Lữ
(hay Lã) 呂. Nghe Lô than thở về cảnh nghèo, đạo sĩ lấy một cái
gối (chẩm 枕: pillow), bảo anh kê đầu lên ngủ, mọi
việc sẽ như ý. Bấy giờ chủ quán đang nấu cháo kê (hoàng lương 黄粱 là hạt kê màu vàng; golden millet).
Lô ngủ say, nằm mơ
thấy cưới vợ xinh đẹp, nết na. Lô đậu tiến sĩ, làm quan to, thăng tới chức
ngự sử, rồi quốc công… Năm người con trai đều làm quan lớn, lấy vợ danh giá.
Năm Lô tám mươi tuổi, bệnh rồi chết. Tới đó thì anh chàng tỉnh mộng, thấy đạo
sĩ ngồi bên cạnh, nồi cháo kê vẫn chưa chín.
Dị bản: Sang đời Minh, nhà soạn kịch Thang Hiển Tổ 湯顯祖 (1550-1616) sáng
tác Hàm Đan Ký 邯鄲記, đã cho đạo sĩ họ Lữ chính là Lữ (Lã) Nham 呂嵒(巖), tức Lữ
Động Tân 呂洞賓, một vị trong Bát Tiên.
Cũng vào
đời Minh, khi viết tiểu thuyết Đông Du Ký
Thượng Đỗng Bát Tiên Truyện 東遊記上洞八仙傳 (người Việt quen nói tắt là Đông Du Bát Tiên) Ngô Nguyên Thái 吳元泰 đã đổi học trò họ
Lô ra Lữ (Lã) Nham, đổi đạo sĩ họ Lữ ra ngài Chung Tổ (Chung Ly Quyền 鐘離權, một
vị trong Bát Tiên).
Theo Đông Du Bát
Tiên, năm sáu mươi bốn tuổi ngài Lữ Nham gặp Đức Chung Tổ ở Trường An. Trong lúc Tổ nấu nồi kê vàng, ngài Lữ nằm ngủ trên gối phép của Tổ, mơ
thấy mình thi đậu, làm quan tới chức thừa tướng, cưới vợ, có con cháu, rồi phạm
lỗi nên bị triều đình trị tội, bắt lưu đày, gia sản bị tịch biên... Ngài Lữ giật
mình tỉnh dậy thấy nồi kê nấu vẫn chưa chín. Ngẫm lại, thấy rằng bao nhiêu vinh
hoa phú quý, thăng trầm kiếp người, tất cả chỉ thoảng qua như một giấc mộng,
còn ngắn ngủi hơn cả thời gian nấu chín một nồi kê, ngài Lữ giác ngộ lẽ vô thường,
chán chường tuồng ảo hóa, liền xin theo Đức Chung Tổ học đạo Tiên.
Do tích này, văn học
nói giấc mộng hoàng, mộng huỳnh, mộng hoàng lương (hoàng lương mộng 黄粱梦: dream of golden
millet), giấc kê vàng với ý nghĩa là ảo mộng giàu sang và quyền lực (illusions of wealth and power).
Trong cặp đề bài bát
cú thứ hai (Cao Đài thị hiện giữa phàm
gian / Kêu gọi cùng nhau tỉnh mộng hoàng), Đức Chơn Thánh Phan Thanh Giản
khuyên người đời tỉnh ngộ, thay vì đuổi theo ảo mộng giàu sang và quyền lực,
nên biết tìm đường tu hành nhân khi đạo Cao Đài ra đời
2.2. Cặp thực bài bát cú thứ
hai có hai ý:
- Với lý tưởng cải tạo
xã hội để xây dựng hạnh phúc cho con người, nhiều học thuyết, triết lý, ý thức
hệ, v.v... xuất hiện trên thế giới vào nửa đầu thế kỷ 20, tạo nên những phong
trào gây được ảnh hưởng ở nhiều nước, và Việt Nam không là ngoại lệ. Bởi vậy, năm
1939, trong bài thánh giáo Cổ Động Nông
Viện (tr. 42), Đức Thánh Phan dạy: Việt Nam thay đổi mấy phong trào.
Sáu năm sau đó, trong thánh giáo này, Đức Thánh Phan gọi chung những học thuyết,
triết lý, ý thức hệ ấy là lý tưởng (ideals): Bởi thấy cuộc đời nhiều lý tưởng.
- Tôn chỉ đạo Cao Đài
là Quy Tam Giáo (Khổng, Lão, Thích), hiệp
Ngũ Chi (Nhân Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo). Câu thánh thi Quyết đem nhau lại một cơ quan liên quan
tôn chỉ này.
2.3. Cặp luận bài bát cú
thứ hai cũng có hai ý:
- Giữa khi đời đạo chưa hòa hiệp: Đời chưa hòa hiệp với đạo (tôn giáo) thì
đời nghi ngờ và chẳng ngại ban hành luật lệ ngăn cấm tôn giáo. Ngoài Nghị Định
số 72 ngày Thứ Sáu 03-5-1940 của Toàn Quyền Đông Dương Joseph Jules Brévié,([37]) sau đây là
ba trong số nhiều bằng chứng khác:
a. Lúc đạo Cao Đài
vừa nhớm chân bước ra Trung Kỳ, một thông tư ngày Thứ Năm 26-01-1928 của Cơ Mật
Viện triều đình Huế đã sớm ngăn cấm:
Gần đây nghe được có tân giáo tức là hội Tin Lành và đạo
Cao Đài truyền giáo tại xứ Nam Kỳ đã nhiều, mới đây đã tràn ra vài tỉnh phía
Nam Trung Kỳ, (...).
Vậy nên thương đồng với với các quan công sứ, cấm chỉ tân
giáo ấy và đạo Cao Đài, chớ cho truyền bá lưu hành trong hạt Trung Kỳ; hễ không
tuân thời chiếu luật nghĩ trị.([38])
b. Năm sau, ngày Thứ
Tư 06-3-1929, triều đình Huế ra tiếp Thông Tư số 40 nhắc lại lệnh cấm dân chúng
theo đạo Cao Đài và cấm truyền đạo Cao Đài ở Trung Kỳ.([39])
c. Sáu năm sau đó, Thượng
Thư Bộ Lễ triều đình Huế là Tôn Thất Quảng (40)
ra Thông Tri số 1104, ngày Thứ Tư 19-6-1935, gởi các quan tỉnh Trung Kỳ, nhắc lại
rằng những người vi phạm lịnh cấm đạo Cao Đài sẽ bị truy tố, và ra lệnh:
Tôi yêu cầu các ông xem xét kỹ việc các Tri Phủ, Tri
Huyện dưới quyền thông báo cho dân chúng biết về lệnh cấm này và các quy định
của Thông Tri này phải được chấp hành nghiêm nhặt.[40]
Qua các quan Công Sứ ở các tỉnh, xin các ông vui lòng báo
cáo ngay cho tôi biết về bất kỳ một biểu hiện nào có tính cách Cao Đài.([41])
- Gặp lúc phong ba biết đá vàng: Vì lòng trung thành với lý tưởng của mình, trong hoàn cảnh bị cấm đạo như
nói trên, người môn đệ Cao Đài khó tránh khỏi bị bách hại. Giữa thập niên 1940,
rất nhiều bổn đạo Cao Đài miền Trung của một số Hội Thánh gặp lúc phong ba không hề lay chuyển đức tin và đã tử đạo để tỏ rõ
tấm lòng đá vàng trung kiên, bất biến.
Thật vậy, tạm nêu hai sự kiện để minh chứng:
a. Hằng
năm tại thị trấn La Hà (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), đã thành truyền
thống, vào sáng mùng 10 tháng 7 âm lịch, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài làm lễ
giỗ tập thể những người con áo trắng đã hy sinh khi gặp lúc phong ba. Vào đêm
trước (mùng 9 tháng 7 âm lịch), Hội Thánh tổ chức thắp nến tưởng niệm các bậc tiền
bối tử đạo (như Huỳnh Ngọc Trác, Trần Nguyên Chất, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Hồng
Phong, Nguyễn Thị Lan, v.v...).
b. Về phần
Hội Thánh Trung Ương Trung Việt (xã Tam Quan, quận Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định),
trong đàn cơ Tý thời, ngày 16-3 Canh Tý (Thứ Hai 11-4-1960), Đức Giáo Tông Đại
Đạo thừa thánh chỉ Đức Chí Tôn đã giáng lâm phong sắc cho sáu vị tử đạo đứng vào
hàng Thánh, gồm có: tiền bối Huỳnh Khâm (quả vị Tôn Linh Thánh Đức), tiền bối Trần Châu (quả vị Huyền Linh Thánh Đức), tiền bối Huỳnh
Đích (quả vị Oai Linh Thánh Đức),
tiền bối Dương Hữu Nghiêm (quả vị Diệu
Linh Chí Thánh), tiền bối Trương Nhẫn (quả vị Hiển Linh Chí Thánh),
tiền bối Phạm Vĩ (quả vị Hiệp Linh Chí
Thánh).
Đồng thời,
cùng với các tiền bối tử đạo được ân ban vào Hạ Đẳng Thần, có mười một vị được Đức
Chí Tôn ân ban vào hàng Trung Đẳng Thần. Ngoài ra, mười lăm vị được ân ban vào
hàng Thượng Đẳng Thần, gồm có: tiền bối Võ Tức Xương (quả vị Cao Minh Tôn Thần), tiền bối Phạm Trinh
(quả vị Khai Chơn Tôn Thần), tiền bối
Phạm Nghị (quả vị Oai Linh Tôn Thần),
tiền bối Phan Khánh (quả vị Khai Phong
Tôn Thần), tiền bối Mai Viết Tạo (quả vị Chương Liệt Tôn Thần), tiền bối Phan Phụ (quả vị Trước Minh Tôn Thần), tiền bối Vương Huệ
Đức (quả vị Anh Ninh Tôn Thần), tiền
bối Phan Phạn (quả vị Thanh Khiết Tôn
Thần), tiền bối Huỳnh Phụng (quả vị Công
Đức Tôn Thần), tiền bối Lê Khái (quả vị Dũng
Liệt Tôn Thần), tiền bối Nguyễn Võ (quả vị Ninh Liệt Tôn Thần), tiền bối Trần Lê (quả vị Minh Liệt Tôn Thần), tiền bối Trần Bích (quả vị Khương Liệt Tôn Thần), tiền bối Nguyễn
Vọng Đản (quả vị Phổ Trí Tôn Thần),
tiền bối Lê Phát (quả vị Ôn Lương Tôn
Thần).([42])
2.4. Đến cặp kết bài bát cú thứ hai (Ai
nắm lái lèo, ai chống cạy / Lướt trên sóng gió vững con thoàn), Đức Phan Chơn
Thánh nhắc chúng ta nhớ đến hình ảnh con thuyền cứu độ Kỳ Ba (the boat of the Third Era salvation).
Tại Thiên Lý Đàn (Hòa
Hưng, quận 3, Sài Gòn), Chủ Nhật 07-11-1965, Đức Chí Tôn dạy: Thầy đưa thuyền từ ra bể khổ để vớt vạn linh
sanh chúng mà mỗi con là mỗi chơn linh trong vạn linh, mỗi chúng sanh trong
chúng sanh, chỉ khác một điều là đứa giác ngộ thì lên thuyền,
còn đứa chưa giác ngộ thì ở lại.
Trong pháp môn tu hành
Kỳ Ba của đạo Cao Đài, những người nhờ giác
ngộ mà lên thuyền thì không phải chỉ để tìm ơn cứu độ cho riêng bản thân;
trái lại, họ còn là thành viên của thủy thủ đoàn, phân công nhau, hoặc nắm lái lèo, hoặc chống cạy... để cùng chung sức đưa con thuyền lướt trên sóng gió, vững vàng đến bến cập bờ như Đức Chí Tôn đã định.
Cơn sàng sảy buổi hạ
nguơn càng lúc càng ráo riết. Với những ai chưa lên thuyền, hoặc đã lên thuyền
mà chưa đủ ý thức để tích cực chia sẻ, gánh vác sứ vụ (mission) với thủy thủ đoàn Kỳ Ba, thì hai câu kết bài bát cú của Đức
Phan Chơn Thánh vừa là cảnh tỉnh, vừa là thúc giục, mà cũng hàm ý thở than, cám
cảnh.
2.5. Khi dạy bài này (tháng
7-1945), trong phần cuối tản văn, Đức Thánh Phan giải thích lý do vì sao người đạo
Cao Đài luôn luôn gặp gian nguy thử thách. Ngài bảo đó là những bài thi để khảo tuyển, thế mà đó mới là sơ bài (preliminary tests) ở cấp tiểu
học. Đức Phan Chơn Thánh dạy:
Lão nhắc lại, luật Thiên điều, trường Long Hoa tuyển
khảo. Ai có phước có phần, có duyên có quả mới chịu vững cho cuộc khảo thí
ma luyện môn đồ. Cơn sóng to gió dữ là lúc đời khảo thí.
Các hiền cũng như
hạt gạo trên sàng. Hạt gạo ấy đã chịu biết bao lần xay chà, giã đạp mà không hề
hấn, mẻ sứt. Được vậy mới cao mới quý. Mà đó là mới bước đầu tiên thi sơ bài
tiểu học.
Như vậy, ngài ngụ ý rằng rồi đây mức độ
khảo thí sẽ còn tăng dần lên ở mức trung
học, rồi đại học; có nghĩa là những
gian nguy thử thách sẽ còn tiếp tục và mỗi lúc càng thêm mãnh liệt hơn, mà dầu
muốn hay không muốn, bổn đạo miền Trung vẫn phải đương đầu giáp mặt, vì phải làm bài thi.
Gần mười tám năm sau lời dạy dẫn trên, vào
đêm 14-3 Quý Mẹo (Chủ Nhật 07-4-1963), một đàn cơ được lập tại khu Phước Thiện
(Cẩm Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng), Đức Thánh Trần Hưng Đạo giáng dạy, nói rõ vì sao các
bậc hướng đạo Cao Đài miền Trung luôn luôn gặp nghịch cảnh quá phũ phàng:
Cơ
đạo ra đến miền Trung nầy vì trình độ của chức sắc và nhơn sinh, sự tu hành và
đức tin có tiến bộ, nên Thầy ra những bài thi có phần
mắc hơn lên. Bài thi cho đạo hữu, rồi đến bài thi cho chức việc, rồi đến
bài thi cho chức sắc Thiên phong. Đây nhằm vào kỳ thi đại học
để khảo chọn những người có đại căn đại đức để Thầy giao cho sự nghiệp, hoàn
thành nền chánh đạo Kỳ Ba.([43])
Qua hai trích dẫn trên đây, chúng ta ngộ ra thánh giáo
Cao Đài luôn có sẵn những cẩm nang chỉ dẫn (handbooks,
manuals) cho người hướng đạo, bậc Thiên ân sứ mạng. Nhưng thánh giáo được Ơn
Trên tùy duyên giáng dạy, lúc nơi này, khi chỗ khác. Nếu không siêng chăm tìm học
thánh giáo và khéo xâu chuỗi (liên kết) các lời dạy ấy lại, chúng ta dễ bỏ sót
những lời vàng “mách nước”
của Ơn Trên khiến cho trên ván cờ đem đạo vào đời, có khi người đạo chúng ta lỡ
một nước cờ, sai một nước đi, thậm chí còn bị chiếu bí!
2.6. Tu học và hành
đạo trong Cao Đài vốn theo nguyên lý (principle)
Thiên nhân hiệp nhất, nhưng đâu phải
lúc nào chúng ta (nhân) cũng dễ dàng
hiệp nhất được với Ơn Trên (Thiên), kể
cả trong việc học hiểu thánh giáo để lấy đó soi dẫn cho từng chương trình, kế hoạch,
đạo sự.
Sau nhiều năm trải nghiệm hành đạo cùng tập thể, phần
đông chúng ta ắt đã có được nhận xét này: Khi một thánh giáo được đem ra thảo
luận, phân tách, tìm tòi thánh ý, thì lại có vài ý kiến trái chiều, thiếu khách
quan. Chẳng phải đạo hữu ấy không hiểu đúng, nhưng trót vì vướng chút tư tâm, trót
bị bản ngã chi phối nên đưa ý kiến chệch đi. Phải chăng bởi cớ sự ấy mà ở các
thánh thất của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thường nêu cao bốn chữ Thuần Chơn Vô Ngã để nhắc nhở lẫn nhau?
Cũng từ nhận xét nói trên, chúng ta lãnh hội vì sao kết
thúc bài thánh giáo, Đức Chơn Thánh Phan Thanh Giản khuyên:
Ai mà ôm danh cầu
lợi, bản ngã tư tâm, vị thân ích kỷ khó nổi chen vào. Luật ấy vô tư, không hạn
Thiên phong, đạo hữu.
Vậy chư hiền nên
quên mình đi mà xả thân cầu đạo, mau lo cho kịp ngày Long Hoa
đăng bảng, minh thánh ra đời, mới được ngàn năm không uổng.
Phú Nhuận, 02-10-2018
Huệ Khải
([1]) phụng: 鳳: Loài chim
thần thoại. Phụng (phượng) là con trống (male phoenix); hoàng 凰 là con mái (female phoenix). Dân gian thường nói ghép
phụng hoàng, không phân biệt trống
mái. Chim phụng xuất hiện báo hiệu một thời đại mới tốt đẹp sắp mở màn. Trong câu
thánh thi mở đầu, tiếng phụng là ẩn dụ
(metaphor), ám chỉ những lời giáo hóa,
khuyến tu của Trời Phật, Tiên Thánh, và các Đấng thiêng liêng trong Kỳ Ba cứu
thế ban truyền qua các đàn cơ trong mấy mươi năm liền.
([26]) chùa bế thất niêm: Các thánh thất Cao
Đài bị thực dân Pháp niêm phong, đóng cửa, không cho sinh hoạt tu học. Sử liệu:
Trong những năm 1940-1943 mức độ đàn áp đạo Cao Đài càng gia tăng khốc liệt
trên cả nước. Nghị Định số 72 ngày 03-5-1940 của Toàn Quyền Đông Dương Joseph
Jules Brévié (nhiệm kỳ từ 14-01-1937 đến 19-5-1940) cấm treo cờ phướn có dấu
hiệu chữ Vạn. Các thánh sở Cao Đài thường gắn chữ Vạn 卐 trên mái, nóc vì thế đều bị liên lụy. Lý do có lịnh cấm
này vì trong Thế Chiến thứ Hai (1939-1945), lá cờ Đức Quốc Xã có dấu hiệu chữ
Vạn nghiêng . (Huệ Khải, Cấm Đạo Cao Đài Ở
Trung Kỳ 1928-1950 / Caodaism under Persecution in Central
Vietnam 1928-1950. Hà Nội:
Nxb Tôn Giáo, 2012, tr. 20.)
([27]) anh tù em tội: Chức sắc (đàn anh) và đạo
hữu (đàn em) đều bị tù tội. Sử liệu: Tại Trung Kỳ, các nhà lao
Dakto (huyện Dakto, tỉnh Kon Tum), Trà Khê (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi),
Phú Bài (huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên), v.v... giam giữ nhiều tín đồ Cao Đài
Trung Kỳ. (Cấm Đạo Cao Đài Ở Trung Kỳ
1928-1950, tr. 20-21.)
([39]) Tôn Thất Quảng (1883-1972)
nghỉ hưu năm 1942. Một người con của ông Quảng là Tôn Thất Thiện (1924-2014), đậu
tiến sĩ chánh trị học (tháng 6-1963 tại Geneva, Thụy Sĩ), từng làm Bộ Trưởng Bộ
Thông Tin của Việt Nam Cộng Hòa (từ tháng 4-1968, và từ chức cuối năm đó). Tháng
8-1968 ông Thiện được trao giải thưởng Ramón Magsaysay của Phi Luật Tân do các
cống hiến về báo chí, văn học, và truyền thông sáng tạo (journalism, literature, and creative communication).
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.