ĐI VỀ ĐÂU VIỆT NAM ƠI!
Trúc Lâm Thiền Điện
(Vĩnh Long)
Ngọ thời, ngày 08-4 Tân Hợi (Chủ Nhật
02-5-1971)
Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan
Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam. Pháp
Đàn: Bảo Pháp
Chơn Quân Huỳnh Chơn. Đồng Tử: Thanh Căn (xuất khẩu).
THI
Bổn Thần chào chư liệt vị Thiên ân.([5])
Chào chư đạo tâm lưỡng phái.
Giờ này Bổn Thần đắc lịnh báo tin có Đức Công Thần Phan Thanh Giản lai đàn.
Vậy chư liệt vị nghiêm trang thành tâm tiếp điển. Bổn Thần xin chào chung, xuất
ngoại hộ cơ.
THI
Vạn đóa hoa thơm một cội cành
Nào người sứ
mạng biết cho chăng?
Tình non đi
với tình nhơn loại
Nghĩa nước
chung nguồn nghĩa chúng sanh.
Phan Thanh GiẢn
Lão Thần chào chư
Thiên mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Mừng chư hiền sĩ, hiền muội trung đàn hiện diện và
mừng các đại diện Hội Thánh, thánh thất, thánh tịnh tề tựu ([6])
hôm nay.
Lão được lịnh Tam
Giáo Tòa và Tam Trấn Oai Nghiêm giáng đàn giờ nay thể theo lịnh dạy nơi Trước
Lâm Thiền Điện này.
Nhân lễ Phật Đản,([7])
Lão hân hạnh gặp lại chư hiền sĩ, hiền muội nơi đây để chuyển đến chư hiền khắp
cả một vài lời tâm huyết, tưởng cũng là một khích lệ, một đặc ân, như Đức Quan
Âm đã dạy, không cần phải những đặc ân hữu hình trên danh nghĩa làm thỏa mãn
lòng phàm.
Đây, sau những hồi bận rộn về tinh thần trên công vụ đạo đức, chư hiền sĩ,
hiền muội hãy bình tâm trấn an sự oi bức của tiết trời mùa hạ để lắng nghe Lão
trần tố ([8])
đôi câu. Miễn lễ. Chư hiền sĩ, hiền muội an tọa.
THI
Hằng mấy ngàn năm Phật đã truyền
Tiểu thừa đại
hạnh đủ cơ duyên
Để cho nhơn
loại về căn cội
Vạn pháp nào
ra khỏi nhất nguyên.
Thật vậy, thế thường có câu tục ngữ “Trời sanh voi thì Trời sanh cỏ”. Đến
như Trời sanh ra con người cũng ban cho con người một luật tắc để sống, nói
đúng hơn là cái đạo sống, ngay từ buổi đầu và rồi lần lượt con người lãng quên
hay làm lu mờ cái đạo sống căn bản hằng thường ấy.
Phân chia nó ra từng mảnh vụn chi li nên con người nhận
thức Đạo chịu những sai biệt đủ thứ. Cách đây mấy ngàn năm, nơi đất Ấn Độ cũng
đã xảy ra tình trạng này. Giai cấp phân chia hết sức là bất bình đẳng. Đời sống
rất thiếu nhân bản. Đức Thích Ca đã lãnh sứ mạng làm cuộc đổi thay này từ Thiên
ý, ngài đã san phẳng những hố hang gò đống về giai cấp, về tư tưởng và về tín
ngưỡng đạo giáo. Giá trị của ngài là giá trị muôn thuở muôn phương nên mãi cho
tới nay, cho tới khắp cả hoàn cầu, giáo lý của ngài, uy danh của ngài, đều được đời sùng thượng,([9])
hoặc xác thiệt, hoặc sai lầm.([10])
Sở dĩ được như vậy là do ngài thật sự thành công trên công cuộc truyền đạt
đạo lý của Đức Thượng Đế. Ngài đã hoàn toàn đắc đạo. Ngài đã làm công việc chỉ
trăng cho thiên hạ.([11])
Nhưng phần đông thiên hạ không chịu khó dò dẫm theo ngón tay chỉ hướng mà tìm
thấy ánh trăng, chỉ ngưng trụ nơi ngón tay vô thường,([12])
tưởng là đủ rồi. Thảm trạng bi đát ngàn đời vì đó mà sinh sôi trong xã hội nhơn
sinh.
Đức Thượng Đế giao cho Phật Thích Ca một nhiệm vụ truyền bá đạo lý chớ
không phải truyền bá danh hiệu Thích Ca, cũng như ngài muốn mọi người tìm thấy
vầng trăng chớ không phải chỉ tìm thấy ngón tay mà thôi.
Nói đến đây, Lão nhớ lại câu chuyện địa phương hiện tiền: Những nhà hảo tâm
xây đắp nên tháp kỷ niệm cho Lão để hậu thế dân tộc lấy đó làm tấm gương hy
sinh tinh thần vì Tổ Quốc, chớ không phải chỉ vì muốn Lão làm kẻ canh gác vô
hình cho một địa phận. Nếu vì mục đích tầm thường như thế, hóa ra ý chí cao cả
của dân tộc bị bán rẻ hay sao?
Xin trở lại vấn đề.
Chư hiền ôi! Bản tính của con người, nhất là con người đã có trên bốn ngàn
năm văn hiến, vốn là hiếu hòa. Sở dĩ có chiến tranh vì bản năng tự vệ, và đáng
tiếc là những cuộc nội loạn bởi con người không lo trở về mình, trở về nguồn
sống đạo, hòa điệu cùng vạn vật, cùng Thượng Đế.
Thượng Đế từ vô thỉ ([13])
đã đặt để cho mọi loài mọi vật một danh vị ([14])
riêng nhau. Chẳng hạn cam là cam, không có chuyện cam là bưởi; cho dẫu cam bị
lai giống bưởi mà sanh ra trái, thì trái ấy cũng không có giá trị đáng chuộng
trên thị trường.
Ở nhân loại, muốn đi tới chỗ gọi là năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà,
trên bình diện tinh thần và thể chất, cũng không bỏ qua nguồn gốc dân tộc, vì
nó là căn để,([15])
là phần tử của quả đất mênh mông.
Những ai vì cảm nhiễm luồng gió bên ngoài cao độ, vội vàng cởi bỏ bộ xiêm y
cố hữu ([16])
để mong đồng hóa con người trở nên một đại đồng thế giới, thì nói chuyện nhân
hòa([17])
chỉ là nhân hòa ảo tưởng, nói chuyện tiến bộ chỉ là tiến bộ trên nẻo vong nô ([18])
mà thôi. Chi nên,([19])
hỡi những hàng sứ mạng lớn lao xuất thân hành trình từ địa phương bé nhỏ, hãy
trả lại cho chính mình cái bản chất hiếu hòa trong tiết điệu nhịp nhàng cùng
thiên nhiên đạo lý. Hãy xây dựng cho chính mình một lập trường thuần nhứt nhưng
chẳng đơn phương để huynh đệ chi tình ([20])
được biểu đồng thông cảm, không đố kỵ, không gây thành kiến bất hảo lẫn nhau.
Hãy mở đôi mắt chơn tu từ ái mà nhìn trước muôn vàn sự kiện.
Có đứng trên đỉnh của đài cao minh triết mới nhìn thấy bao nhiêu hệ thống
tư tưởng của con người, nào lớn nào nhỏ, nào cong nào thẳng, nào mới nào cũ,
đều trực nhận ra cả. Khi có một lối nhìn tổng quát, một quan niệm bao hàm, thì
sự hành đạo mới luôn luôn hòa đồng mà không chia phân thành bè
đảng, dù là bè đảng về tư tưởng, tánh tình, đúng câu
“đồng nhi bất đảng” ([21])
của cổ nhân vậy.
Không hiểu tại sao ai cũng biết rằng một thực thể bị cắt xén ra nhiều manh
miếng càng bị hư hao mất mát đến độ tiêu vong, mà vẫn cắt vẫn xén, để rồi không
hay ngày nào lăn vào vòng tận diệt.
Bổn phận của chư hiền sĩ, hiền muội là ngăn chận cái thảm họa đó. Ước vọng
sau cùng của một dân tộc đang đau khổ là nhắm vào hàng đạo đức chơn tu. Hoài bão sau cùng của sự rạn nứt tinh thần nhân loại cũng nhắm
vào chất nhựa tình thương phát nguyên từ nguồn sống đạo vô biên.
Này những con
cháu Lạc Long! Này những bậc thiết tha vì tiền đồ nhân loại! Này những trang sứ
mạng thái hòa trong Đại Đạo Kỳ Ba! Cách đây lâu lắm rồi, Đức Phật Thích Ca đã
bảo: Hỡi chúng sinh, hãy tự thắp đuốc lên mà đi! ([22])
BÀI
Đi về đâu Việt Nam ơi!
Về nơi nhân bản của Trời trước kia
Non sông một dải kia kìa
Đừng cho ai cắt ai chia giống nòi
Tinh thần đạo đức hằng noi
Phát huy khắp chỗ cùng nơi hoàn cầu
Đời đang dao động muôn màu
Là người khoác tấm sồng nâu
tháng ngày
Xứng danh cho kẻ lạt chay khổ mình
Trải qua bao cuộc thương tang
Đều trông tự thấy bẽ bàng cho chung
Nào người đạo đức anh hùng
Đừng bi thiết lắm mà dừng đôi chơn
Nào đâu những bậc hiền nhơn
Đừng chôn chí cả trong cơn ngặt nghèo
Chỉ toan vững
bước người ôi
Ta về bên
cảnh trời thơ
Xây cho nhà
Việt nên cơ nghiệp Trời
Bao niềm tâm
sự đầy vơi
Nhắn cho các
bậc tu chơn
Có keo sơn
vạn lòng thành
Đường đi ta
hãy cùng đi
Đặt bày xuôi ngược toan tranh với mình
Nơi địa phương
này, hiện nay chư hiền cứ đà cũ mà phát triển. Thiêng Liêng chưa đến lúc cần
phải chỉ dạy thêm.
Cái quan trọng
của đàn nay và những đàn đã có, sẽ có, được thiết lập nơi này, là để nói lên
tiếng nói từ cõi vô hình để chuyển lần vào lòng nhân thế, làm động lực cảm hóa
nhơn sanh, biểu dương cho tinh thần tự tin, tự tiến trên đường phục hồi nhân
bản, phục hồi chơn lý đạo trong đời sống con người. Cái công dụng của Trước Lâm
Thiền Điện, của Vạn Hạnh Đạo Tràng ([41]) là vậy.
Tiện đây, Lão
cũng chuyển lời của Tam Trấn Oai Nghiêm([42]) về Ban Phước Thiện Tây Thành thánh thất.([43]) Hiền đệ Thiên Huyền Thanh ([44])
cố gắng phát triển tinh thần hành đạo cho mọi trách nhiệm sở tại để
Ban Phước Thiện thành hình hầu bảo đảm tương lai cho cơ đạo, và bảo cùng hiền
đệ được biết: Tất cả ưu tư về cuộc diện cơ đạo ([45])
hiện thời mà chư hiền sĩ, hiền muội đang giải quyết, phần Thiêng Liêng đã để
cho chư hiền tận dụng khả năng sẵn có về tâm trí sáng suốt hy sinh của mình để
phụng sự cho thánh sự. Lẽ dĩ nhiên là đã phụng sự cho thánh sự thì đã có thánh
tâm thánh ý, để rồi một khi đã thành tựu được thánh sự nơi nào thì nơi đó ắt là
thánh địa vậy.([46])
Hễ có thánh địa mới xuất được thánh nhơn hiền sĩ; bằng trái lại, thì kết quả
cũng trái lại đó, chư hiền sĩ, hiền muội.
Thôi, Lão cũng
ban ơn và chấm công chư hiền một lần nữa đã có tinh thần vì Đạo đến đây trong
ngày này, và để không có gì làm trống trải khi mỗi hiền sĩ, hiền muội trở gót về
mỗi nơi. Lão được lịnh có sự hiện hữu bằng linh điển trong giờ này và những lời
tất yếu ([47]) mà Lão vừa bày
tỏ qua, chư hiền có thể ghi nhớ làm niềm an ủi trên bước đường đạo xa xôi mà
trở ngại phải có.
THI
Bao lời cạn tỏ
hết lòng này
Một lần nữa, Lão
cũng ban ơn phái đoàn Cơ Quan vâng lịnh hành sự đã tròn sứ mạng. Sau khi phản
hồi,([51]) tiếp tục phần vụ
đạo đức đang chờ đợi.
Lão chào chung
tất cả. Lão thăng.
SUY NIỆM 5
5.1. Khi giáng cơ báo đàn, Đức Thần Hoàng Bổn
Cảnh xưng danh qua bài tứ tuyệt quán thủ đã than rằng Thần Đạo tại nước Việt
Nam đang ngửa nghiêng, tức là truyền
thống Thần Đạo của dân tộc Hồng Lạc đang hồi lung lay, suy yếu. Thần Đạo này là
chi?
Thần Đạo (the
Way of Deities) là Đạo của những công dân hiền đức trong một nước. Những vị
này bình sanh có thể chẳng theo một tôn giáo nào, nhưng suốt đời sống lương thiện,
đạo đức, trung hiếu, tiết nghĩa, biết đem tài trí ra giúp nước, đem xương máu
ra giữ gìn non sông xã tắc, v.v... Như thế, khi còn sống các vị này đã trọn vẹn
Nhân Đạo (đạo làm Người: the Way of
Humans). Sau khi mãn kiếp lìa trần, linh hồn các vị về chầu Thượng Đế, bấy
giờ sẽ được Đức Chí Tôn tùy theo công đức bình sanh mà phong cho các vị làm Thần
hay Thánh.
Chẳng hạn ngài Hồ Văn
Trung (1884-1958), tức nhà văn Hồ Biểu Chánh, làm quan thời Nam Kỳ thuộc Pháp,
nhưng suốt đời thanh liêm, trung thực, cặm cụi soạn sách và viết tiểu thuyết, dùng văn chương chở chuyên đạo lý (văn dĩ
tải đạo) với chủ đích góp phần xây dựng xã hội Nam Kỳ thời thuộc Pháp đang bị
băng hoại nhiều giá trị về nhân luân phẩm tiết.([52])
Văn nhân sau khi tạ thế, được Đức Chí Tôn phong vào hàng Thánh. Sau đó
ngài giáng cơ tại Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo) hé lộ huyền vi:
Bởi
vì tôi là đại nguyên nhân lâm phàm nên biết đặt sách ra cho thế nhân xem học
hỏi. Tôi làm xong phận sự ở quan trường, tôi thương dân chúng, đặt sách răn đời.
Hôm nay bỏ xác rồi, tôi được Đức Ngọc Đế chấm
phê là trung hậu, nhân đức. Sách tôi để lại dù không văn hoa lý sự như bây giờ,
nhưng ẩn tàng đạo đức kinh luân. Nên khai [Hội] Long Vân nầy mới được Ngọc Đế
chấm phê vào hàng Thánh, được ngang với các vị Thánh trung quân ái quốc.([53])
Trường hợp
ngài Hồ Biểu Chánh đã làm chứng cho lời dạy của Đức Thần Oai Viễn Trấn Quan
Thánh Đế Quân trong đàn cơ ở Cần Thơ ngày 02-11 Tân Mùi (Thứ Năm 10-12-1931): Còn người văn chương quân tử mà làm đặng một
pho sách dạy chúng luân thường đạo lý thì người đặng thành Thánh.([54])
Khi lãnh
hội ý nghĩa Thần Đạo như trên, chúng ta hiểu vì sao Đức Thần Hoàng Bổn Cảnh
than: Thần Đạo ngửa nghiêng dải đất
lành. Ngài muốn nói xã hội Việt Nam đang hồi
ly loạn đảo điên,
các giá trị đạo đức lâu đời hiện băng hoại,
con người sống không ra con Người thì biết lấy gì mà được Trời phong Thần,
phong Thánh sau khi họ bỏ xác phàm.
5.2. Trong bài thơ tứ tuyệt mở đầu thánh giáo, Đức Thánh Phan Thanh Giản ví tất cả
mọi sắc tóc màu da như trăm nghìn cánh hoa muôn vẻ cùng xuất phát từ một cội
cành duy nhất (Thượng Đế): “Vạn đóa hoa
thơm một cội cành”, và sau đó Ngài dạy con người hãy biết hòa hài giữa đất
nước và thế giới, đồng bào và đồng loại: Tình
non đi với tình nhơn loại / Nghĩa
nước chung nguồn nghĩa chúng sinh.([55])
5.3. Đức Phan Chơn Thánh giáng đàn ngày 08-4 Tân Hợi và dạy: Nhân lễ Phật Đản, Lão
hân hạnh gặp lại chư hiền sĩ, hiền muội nơi đây (...). Đó là ngài nói theo
nếp cũ của Phật Giáo. Nguyên, trước năm 1950, cũng
như một số nước Đông Á, Việt Nam mừng lễ Phật Đản (Vesak) vào
ngày 08-4 âm lịch. Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ Nhất (the First Conference of the World Fellowship
of Buddhists) tổ chức tại Tích Lan (Sri Lanka) từ 25-5 đến 08-6-1950, quy
tụ đại biểu hai mươi sáu nước thành viên (trong đó có Việt Nam) đã đồng thuận
chọn ngày Phật Đản cho toàn thế giới là ngày 15-4 âm lịch. Tuy nhiên, đạo Cao Đài
vẫn noi theo truyền thống cũ, hằng năm đều kỷ niệm Đức Cồ Đàm (Gautama) sanh ra
đời vào mùng 8 tháng 4 âm lịch.
5.4. Đức Phan Chơn Thánh dạy: Ngài [Đức Phật] đã làm công việc chỉ trăng
cho thiên hạ.
Tuy không nói rõ là
dẫn từ kinh nào của nhà Phật, một số tác giả Việt Nam quen bảo rằng Đức Phật có
nói: Ta là ngón tay chỉ trăng. Đừng nhìn
Ta; hãy nhìn trăng. Cũng giống vậy, một số tác giả Anh, Mỹ không ghi xuất xứ,
nhưng cứ bảo đây là lời Phật dạy: I am a
finger pointing to the moon. Don’t look at me; look at the moon.
Riêng nữ sĩ Carolyn
Myss, tác giả quyển Sacred Contracts:
Awakening Your Divine Potential (New York: Three Rivers Press, 2003), lại bảo
câu nói ấy là của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, và nhấn mạnh: Ta chỉ là ngón tay
chỉ trăng. (I am but a finger pointing to the moon.) Trong sách ấy (tr. 233), bà viết: Các đại sư dạy về tâm linh liên tục hướng dẫn
môn sanh hãy biết tới năng lực tâm linh của chính họ. Trong một nỗ lực nhằm giác
ngộ các môn sanh về tiềm lực của họ, các bậc hướng đạo ấy lặp lại câu nói của Tổ
Sư Bồ Đề Đạt Ma: Ta chỉ là ngón tay chỉ trăng. Đừng nhìn Ta; hãy
nhìn trăng.([56])
Thật ra, trong Kinh
Lăng Già và Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật có ví von về ngón tay chỉ trăng, nhưng không bảo rằng Phật là ngón tay chỉ trăng:
- Trong
Kinh Lăng Già, Đức Thế Tôn (Bhagavan)
dạy Bồ Tát Ma Ha Tát Đại Huệ (Mahamati
the Bodhisattva-Mahasattva) thế này: Như
kẻ vô minh bám chặt đầu ngón tay thay vì mặt trăng,
thì cũng thế, những ai bám vào văn tự đâu biết được đạo của ta.([57])
- Trong Kinh
Lăng Nghiêm, Quyển 2, Đức Phật dạy ngài A Nan như sau: Ví như có người dùng ngón tay chỉ mặt trăng
cho người kia thấy, người kia nhân theo ngón tay chỉ mà nhìn thấy mặt trăng.
Nếu người kia cứ dòm ([58]) vào ngón tay mà cho đó là mặt trăng,
thì chẳng những đã bỏ mất mặt trăng, mà còn bỏ mất cả ngón tay chỉ nữa! Vì sao
thế? Vì người đó đã nhận ngón tay chỉ mặt trăng là chính mặt trăng vậy.([59])
Năm
1971, nhân lễ Phật Đản ở Vĩnh Long, Đức Phan Chơn Thánh nhắc lại sự ví von của Đức
Phật, nhưng thay vì nói Phật bảo rằng ngài là ngón tay chỉ trăng, thì thánh
giáo dạy rõ: Ngài [Đức Phật] đã làm công việc chỉ trăng cho thiên hạ. Quả
thật, tôi rất thích khi đọc câu này, vì tính chính xác học thuật trong từng chữ
mà Đức Phan Thanh Giản đã viết ra bằng ngọn linh cơ.
5.5. Có người ngộ nhận “đồng nhi bất đảng” là lời Đức Khổng Tử nói. Tuy nhiên,
trong thánh giáo này Đức Phan Chơn Thánh chỉ nói phiếm định là lời của “cổ
nhân”.
Chúng ta biết rằng Luận Ngữ có hai câu sau đây:
a. Luận Ngữ (13:23) chép lời Đức Khổng: Quân
tử hòa nhi bất đồng; tiểu nhân đồng nhi bất hòa.([60])
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) dịch: Người
quân tử hòa hợp nhưng không a dua, kẻ tiểu nhân a dua mà không hòa hợp.
Nguyễn
Hiến Lê chú thích câu dẫn trên như sau (lược trích):
- Hòa 和 (hòa
hợp) có nghĩa là đưa ý kiến của mình ra, góp với ý kiến của người để bàn bạc
với nhau rồi tiến tới sự thống nhất. Đồng
同 là phụ họa với người, người nói sao mình
cũng nói theo, chứ không dám đưa ý kiến của mình ra để cùng nhau bàn bạc.
- Ngày
nay hòa nhi bất đồng thường dùng với nghĩa
hơi khác: Chủ trương (chính trị, tôn giáo…) của mình với người dẫu khác nhau
thì mình vẫn không đả kích người, tìm cách hợp tác với người, hòa với người nhưng không thay đổi chủ
trương của mình (bất đồng).
b. Luận Ngữ (15:22) chép lời Đức Khổng: Quân tử căng nhi bất tranh, quần
nhi bất đảng. Lê Anh Minh dịch: Quân tử trang nghiêm nhưng không tranh chấp
hơn thua với ai; sống trong cộng đồng nhưng không kéo bè kết đảng.([61])
Lê Anh
Minh chú thích: Quần 群 là hợp quần, sống trong tập thể. Đảng 黨 là kéo bè kết đảng. Ý quần nhi bất đảng bao hàm hòa
nhi bất đồng.
Từ hai câu Luận Ngữ dẫn trên, dân gian ghép lại
thành Quân tử hòa nhi bất đồng, đồng nhi bất đảng; và khá phổ biến trong cộng đồng người Hoa
là thành ngữ đồng nhi bất đảng.([62])
Tóm lại, Đức Phan Chơn
Thánh đã theo “phiên bản” dân gian (folk
version) khi dạy: (S)ự hành đạo mới
luôn luôn hòa đồng mà không chia phân thành bè đảng, dù là bè đảng về tư tưởng,
tánh tình, đúng câu “đồng nhi bất đảng” của cổ nhân vậy.
5.6. Trong bài thánh giáo tại thánh thất Minh Đức (Phú Yên),
nhan đề Phải Hoàn Toàn Cái Danh Tu Niệm,
Đức Phan Chơn Thánh hỏi: Các hiền có hiểu chữ thánh thất nghĩa là chi không? (tr. 83) Trong bài thánh giáo này, khi khuyên
bảo một vị đại diện cho thánh thất Tây Thành ở Cần Thơ, Đức Phan Chơn Thánh dạy:
(M)ột khi đã thành tựu được thánh sự nơi nào thì nơi
đó ắt là thánh địa vậy. Lời dạy này liên
quan tới ý nghĩa đích thực của thánh thất.
Để hiểu rõ hơn lời dạy
của Đức Phan Chơn Thánh, chúng ta ôn lại lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát tại thánh thất Tây Thành vào Tý thời, ngày 12-3 Kỷ Dậu (Thứ Hai
28-4-1969):
Thánh thất là nhà thánh. Hễ là nhà thánh thì là
nhà của chư thánh hội họp, thảo luận mọi việc theo thánh ý để hành thánh sự
đúng theo tôn chỉ Đại Đạo.
Đừng tưởng rằng mình còn phàm trần nhục thể
không khi nào dám nghĩ đến nghĩa ấy. Vì người tín hữu mà hằng ngày thảo luận âu
lo việc làm theo thánh ý, mở mang được thánh tâm để thực hành được thánh sự, đó
là thánh tại phàm rồi còn gì nữa.
Thử hỏi, Khổng Phu Tử ngày nay hậu thế tôn
sùng là bậc Thánh Nhân, nguyên thủy Người cũng là phàm trần nhục thể, nhưng đã
lãnh hội được thánh ý, mở mang được thánh tâm, thực hành được thánh sự trọn vẹn
một đời không xao lãng, đương nhiên đắc vị Thánh, nào ai chối cãi được.
Chỉ e rằng mình ở trong nhà thánh, nhưng ý
còn phàm phu tục tử, hờn giận, ghen ghét, đố kỵ, ố nhơn thắng kỷ,([63]) nói việc chẳng lành, làm việc chẳng
lành; như vậy mới không xứng đáng là chớ.
Phú Nhuận, 10-10-2018
Huệ Khải
([4]) sử xanh (thanh sử 青史): Lịch sử, sử ký (historical
record, history). Ngày xưa chưa biết làm ra giấy, viết sử phải ghi vào các
thẻ tre, do đó gọi lịch sử hay sử ký là thanh
sử (thanh: màu xanh của tre). Cảnh cũ còn treo tấm sử xanh: Nơi cảnh
cũ này (đất Vĩnh Long) còn nêu cao gương sáng trung hiếu tiết nghĩa (của ngài
Phan Thanh Giản) trong sử sách. Bài tứ tuyệt báo đàn vừa xưng danh (quán thủ),
vừa ngầm giới thiệu Đức Phan Thanh Giản sẽ giáng cơ dạy đạo.
([22]) Trước khi nhập
niết bàn, Đức Phật dạy cao đồ A Nan: “Vậy
nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn
cho chính mình (atta-dipà
viharatha), (…)” Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012) chú thích rằng chữ dipà có nghĩa là ngọn đèn, nên có thể
dịch: Tự mình thắp đuốc lên mà đi. (https://thuvienhoasen.org/a15432/hay-tu-minh-thap-duoc-len-ma-di)
([26]) tạo đoan 造端: Khởi đầu, khởi sự (beginning, originating); đầu mối (the beginning). Thượng Đế là Đấng tạo hóa, là khởi đầu của vạn vật,
chúng sanh; do đó cũng gọi Trời là Tạo Đoan. Tình người như thể công trình Tạo Đoan: Cái tình của người chân tu đối
với đồng loại (tình người) cũng như tình Tạo Hóa hiếu sinh dựng gầy muôn loại.
([43]) Thánh thất Tây Thành: Ơn Trên ban lịnh
thành lập thánh thất này năm 1950, ở mặt tiền đường Van Vollenhoven (sau đổi tên
là đường Nguyễn Huỳnh Đức). Hiện nay thánh thất ở số 55 đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mười hai vị hướng đạo (phái nam) của
Tây Thành có thánh danh là: Thiên Huyền
Chơn (Nguyễn Thành Tựu), Thiên Huyền
Đức (Phan Lương Báu), Thiên Huyền
Huỳnh (Phan Lương Hiền), Thiên Huyền
Lạc (Võ Văn Chà), Thiên Huyền Linh
(Phan Lương Thiệu), Thiên Huyền Minh
(Hồ Quang Sớm), Thiên Huyền Pháp
(Huỳnh Quốc Lập), Thiên Huyền Quang (Lê Quang Nghi), Thiên Huyền Tâm (Nguyễn Văn Tự), Thiên Huyền Thanh (Phan Lương Bản), Thiên Huyền Vân (Phạm Thành Nam), Thiên Huyền Võ (Hồ Quang Hinh).
([56]) Great spiritual
masters have continually directed their students to become aware of the power
of their own spirits. In an effort to enlighten their students about their
inner potential, such leaders echo the words of the Buddhist patriarch Bodhidharma:
“I am but a finger pointing to the moon. Don’t look at me; look at the moon.”
([63]) ố nhơn thắng kỷ 惡人勝己: Ghét người
khác (vì họ) hơn mình.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.