bát nhã 般若/ prajna
1. Trí tuệ cao sâu, nhận biết thấu suốt hết
thảy chân tính của vạn vật và các lý lẽ liên quan. Có thể xem mục tiêu tu tập
theo đạo Phật là đạt được trí bát nhã.
Người
Hoa dịch âm chữ Phạn Prajna là 般若 [bānruò]; thay vì đọc ban nhược thì người Việt đọc bát nhã.
2. Một trong mười hai vị
tông đồ khai sáng Minh Lý Đạo 明理道 là ngài Minh
Thiện, thánh danh của ông Nguyễn Văn Miết (1897-1972). Ngài có sáng kiến dùng từ
bác nhã thay cho bát nhã, vì chữ bác nhã 博雅 có nghĩa: học thức
uyên bác, phẩm hạnh nhã chánh 學識淵博, 品行雅正 (học thức sâu rộng cùng với phẩm hạnh ngay chánh). Tại
thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một thánh sở của
Minh Lý Đạo là Bác Nhã Tịnh Đường 博雅淨堂. Sau khi đắc
đạo, Ngài Minh Thiện có tôn hiệu là Bác
Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ Nguyên Quân Bồ Tát 博雅 禪師三宗法主元君菩薩.
u 1. The
sublime wisdom that perceives the true nature of all things and relevant
principles. Obtaining prajnā may be regarded as the goal of Buddhist self-cultivation
practice.
The Sanskrit term Prajna is
transliterated into Chinese as 般若 [bānruò]; its
Sino-Vietnamese equivalent is bát nhã,
in stead of ban nhược.
2. One of the twelve apostles founding Minh Lý Đạo 明理道 (the Way of Clarifying Truth) was Minh Thiện, holy name of
Nguyễn Văn Miết (1897-1972). This erudite dignitary creatively replaced bát nhã with bác nhã 博雅, which means “broad,
profound scholarly knowledge together with righteous moral conduct” 學識淵博, 品行雅正. Located in
Long Hải town, Long Điền district, Bà Rịa - Vũng Tàu province is Bác Nhã Tịnh Đường 博雅淨堂 (Bác Nhã Self-Refinement Hall), an institution of Minh Lý
Đạo. Perfectly completing his self-cultivation, Minh Thiện was bestowed the sacred
title Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ
Nguyên Quân Bồ Tát 博雅 禪師三宗法主元君菩薩 (Zen Master Bác Nhã the Original Sovereign Bodhisattva Mastering
the Three Teachings).
Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)
Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)