Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Xưng hô trong đạo Cao Đài

 

Về cách xưng hô 稱呼 trong đạo Cao Đài

On some addressing terms in Caodaism

Bài viết này chỉ thể hiện cách xưng hô theo tập quán khá phổ biến hiện nay. Một vài Hội Thánh Cao Đài từng quy định rất tỉ mỉ những cách xưng hô tùy theo phẩm chức sắc. Nơi đây chúng tôi không nhắc tới các quy định đó. HK rất hoan hỷ đón nhận góp ý của quý đạo hữu qua tin nhắn Facebook Dũng Lê (hay email). Trân trọng cảm ơn quý đạo hữu. 

1. Một nam tín đồ thường được gọi là đạo huynh 道兄 theo nghĩa “người anh trong đạo”. Để tỏ lòng quý trọng thì gọi là hiền huynh 賢兄 với nghĩa “người anh hiền đức”. Đạo huynh hiền huynh cũng được một chức sắc dùng để gọi một chức sắc khác có phẩm vị tương đương hay cao hơn.

1. A male Caodaist is customarily addressed as đạo huynh 道兄, which literally means “senior religious brother”. The honorific alternative term for đạo huynh is hiền huynh 賢兄, which literally means “senior worthy brother, or senior virtuous brother”. Đạo huynh and hiền huynh are also used by a dignitary to address another dignitary equal or higher in rank.

Khi nói với bạn đạo nhỏ tuổi hơn, nam tín đồ (hay chức sắc) có thể tự xưng là đạo huynh, nhưng không được tự xưng là hiền huynh, mà có thể khiêm tốn tự xưng là tệ huynh 弊兄 với nghĩa “người anh kém cỏi”.

When speaking to a junior one, a male Caodai disciple (or dignitary) can address himself as đạo huynh. He cannot call himself hiền huynh; instead, his humble alternative is tệ huynh 弊兄, which literally means “senior unworthy brother”.

2. Một nam tín đồ nhỏ tuổi hơn thường được gọi là đạo đệ 道弟 theo nghĩa “em trai trong đạo”. Để tỏ lòng quý trọng thì gọi là hiền đệ 賢弟 với nghĩa “em trai hiền đức”. Đạo đệ hiền đệ cũng được một chức sắc dùng để gọi một chức sắc khác có phẩm vị thấp hơn.

2. A junior male Caodaist is customarily addressed as đạo đệ 道弟, which literally means “junior religious brother”. The honorific alternative term for đạo đệ is hiền đệ 賢弟, which literally means “junior worthy brother, or junior virtuous brother”. Đạo đệ and hiền đệ are also used by a dignitary to address another dignitary lower in rank.

Khi nói với bạn đạo lớn tuổi hơn (hay phẩm vị cao hơn), nam tín đồ (hay chức sắc) có thể tự xưng là đạo đệ, nhưng không được tự xưng là hiền đệ, mà có thể khiêm tốn tự xưng là tệ đệ 弊弟 với nghĩa “người em kém cỏi”.

When speaking to a senior one, a male Caodai disciple (or dignitary) can address himself as đạo đệ. He cannot call himself hiền đệ; instead, his humble alternative is tệ đệ 弊兄, which literally means “junior unworthy brother”.

3. Khi gọi một nữ đạo hữu Cao Đài, hai chữ tỷ (chị) muội (em gái) được dùng để thay cho huynh đệ.

3. When a female Caodaist is addressed, two words tỷ (older sister) and muội (younger sister) are used as successive substitutes for huynh and đệ.

Như vậy, đạo tỷ 道姊 (người chị trong đạo), hiền tỷ 賢姊 (người chị hiền đức), tệ tỷ 弊姊 (người chị kém cỏi), đạo muội 道妹 (em gái trong đạo), hiền muội 賢妹 (em gái hiền đức), và tệ muội 弊妹 (em gái kém cỏi) được dùng giống hệt các cách xưng hô tương ứng dành cho phái nam.

Thus, đạo tỷ 道姊 (senior religious sister), hiền tỷ 賢姊 (senior worthy sister, or senior virtuous sister), tệ tỷ 弊姊 (senior unworthy sister), đạo muội 道妹 (junior religious sister), hiền muội 賢妹 (junior worthy sister, or junior virtuous sister), and tệ muội 弊妹 (junior unworthy sister) are used exactly like their alternative terms for male disciples (or dignitaries).

4. Nếu bỏ qua vai vế lớn hay nhỏ của người Cao Đài phái nam, thì dùng một từ trung tính là đạo hữu 道友 với nghĩa “người bạn đạo”. Để tỏ lòng quý trọng thì gọi là hiền hữu 賢友 với nghĩa “người bạn hiền đức”. Hai từ này dĩ nhiên không được dùng để tự xưng. Từ tự xưng trung tính và khiêm tốn là tệ hữu 弊友 với nghĩa “người bạn kém cỏi”.

4. Irrespective of a male Caodaist’s seniority or juniority, a neutral term is đạo hữu 道友, which means “religious friend”. The honorific alternative term for đạo hữu is hiền hữu 賢友, which literally means “worthy religious friend, or virtuous religious friend”. These two terms, of course, are not used to address oneself; instead, the neutral and humble alternative is tệ hữu 弊友, which literally means “unworthy friend”.

5. Một chức sắc phẩm vị lớn còn được gọi là anh lớn hay chị lớn.

5. A high-ranking dignitary is also addressed as anh lớn, which literally means “big brother”, or chị lớn, which literally means “big sister”.

Trong lúc Tân Luật Cao Đài quy định Giáo Tông 教宗 (phẩm cao nhất) còn gọi là Anh Cả, thì dường như không có hướng dẫn chánh thức quy định cụ thể những giáo phẩm nào được phép gọi là anh lớn hay chị lớn.

While the Caodai New Law stipulates that Giáo Tông 教宗 (Caodai Pope, the highest rank) is also addressed as Anh Cả (the Eldest Brother), it seems that there are no official directions specifying which high ranks are qualified to be called anh lớn or chị lớn.

Tại một số Hội Thánh Cao Đài ở miền Nam, phẩm phối 配師 và ba phẩm cao hơn như chánh phối sư 正配師, đầu sư 頭師, và chưởng pháp 掌法 thường được gọi là anh lớn hay chị lớn.

In some Caodai Holy Assemblies in southern Vietnam, phối 配師 (Caodai archbishop) and three higher ranks like chánh phối sư 正配師 (Caodai principal archbishop), đầu sư 頭師 (Caodai cardinal), and chưởng pháp 掌法 (legist-censor) are customarily addressed as anh lớn or chị lớn.

Tuy nhiên, ở miền Trung, chức sắc đứng đầu Hội Thánh Truyền Giáo là một phối sư; bởi vậy, hàng giáo phẩm thấp hơn là giáo sư 教師 được nhiệm ý gọi là anh lớn hay chị lớn.

In central Vietnam, however, the top dignitary of the Caodai Missionary Holy Assembly is the phối sư; thus, his lower-ranking dignitaries like giáo sư 教師 (Caodai bishops) are optionally addressed as anh lớn or chị lớn.

6. Tại một số cộng đồng Cao Đài ở miền Nam, anh lớn không được ưa dùng như đạo trưởng 道長 với nghĩa “bậc trưởng thượng trong đạo”.

6. In some Caodai communities in southern Vietnam, anh lớn is less preferred than đạo trưởng 道長, which literally means “religious man of superior status”.

7. Tóm lại, chữ đạo (với nghĩa tôn giáo) được dùng rộng rãi để tạo thành các cách xưng hô như đạo huynh, đạo đệ, đạo hữu, đạo tỷ, đạo muội, đạo trưởng.

7. In summary, the antecedent đạo (religious) is widely used to coin such addressing terms as đạo huynh, đạo đệ, đạo hữu, đạo tỷ, đạo muội, and đạo trưởng.

Chữ hiền (hiền đức) được đặc biệt dùng để tạo thành các cách xưng hô tỏ ý quý trọng như hiền huynh, hiền đệ, hiền hữu, hiền tỷ, hiền muội.

The antecedent hiền (worthy, virtuous) is especially used to coin such honorific addressing terms as hiền huynh, hiền đệ, hiền hữu, hiền tỷ, and hiền muội.

Chữ tệ (kém cỏi) được dùng theo cách nói giảm (hay lịch sự) để tạo thành các cách xưng hô tỏ ý khiêm tốn như tệ huynh, tệ đệ, tệ hữu, tệ tỷ, tệ muội.

The antecedent tệ (unworthy) is used euphemistically (or politely) to coin such humble addressing terms as tệ huynh, tệ đệ, tệ hữu, tệ tỷ, and tệ muội.

Nói chung, cách xưng hô của người đạo Cao Đài có tính uyển chuyển. Bất kể tuổi tác, một tín đồ lớn tuổi có thể lịch sự gọi người kém tuổi hơn là huynh hay tỷ (thay vì đệ hay muội); một chức sắc phẩm cao có thể khiêm tốn gọi phẩm thấp hơn theo cách tương tự như vậy.

In general, Caodai addressing terms are flexibly used. Disregarding the status of seniority, a senior disciple can politely address a junior one as huynh or tỷ (instead of đệ or muội); a high-ranking dignitary can humbly address a low-ranking one likewise.

____________


Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)