bí tích giải oan (giải oan thánh sự 解冤聖事) / sacrament of loosening
karmic bondage
Mỗi người
do nghiệp xấu trong các kiếp trước nên kiếp này phải chịu sự ràng buộc của nghiệp,
tức là oan trái 冤債 (nợ nần kiếp trước), oan
cừu 冤仇 (kẻ thù kiếp trước), oan
khiên 冤牽 (sự báo ứng 報應 do nghiệp xấu, cũng gọi là oan nghiệp 冤業 hay oan nghiệt 冤孽). Sự ràng buộc của nghiệp trở thành nghiệp chướng 業障 cản trở con người
tu hành.
Bí tích giải oan không thể
giúp xóa sạch nghiệp xấu của một môn đệ vì trái với luật công bình của Thượng Đế;
do đó, nên hiểu bí tích này như là một cách giúp hoãn nợ để người này được
thong thả tu hành, lập công bồi đức mà trả dần các món nợ tiền kiếp. Như vậy, điều
quan trọng là trong thời gian được hoãn nợ cũ thì người môn đệ đừng vay thêm nợ
mới.
u Due to bad karma caused in previous lives, a person’s
present life is subject to karmic bondage which is known by various
appellations like oan trái 冤債 (karmic debts), oan
cừu 冤仇 (karmic enemies), oan
khiên 冤牽 (karmic retribution 報應, also called oan nghiệp 冤業 or oan nghiệt 冤孽). A person’s karmic bondage becomes karmic hindrances 業障, i.e., karmic disadvantageous consequences on his path of
self-cultivation.
The sacrament of loosening karmic bondage cannot help a disciple completely
eliminate his bad karma because God’s law of justice must not be annulled. Instead,
the sacrament should be understood as a means of deferring his debts so that he
can conveniently pursue his path of self-cultivation, accumulating virtuous
deeds to gradually compensate for his karmic debts. Thus, the importance is
that while his old debts are being deferred, he should not borrow any new ones.
Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)
Excerpt from: CAODAI TERMS in
VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)