Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

từ bát quái hậu thiên tới bát quái Cao Đài

 

bát quái Cao Đài 高臺八卦 / the Caodai eight trigrams

Bên trong Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, Bát Quái Ðài nằm về tận đầu phía đông của Đền Thánh. Tại nơi rất thâm nghiêm này có quả cầu lớn màu xanh da trời, đường kính 3,3 mét, gọi là Quả Càn Khôn 乾坤大球. Trên phần trước Quả Càn Khôn vẽ Thiên Nhãn 天眼 nhìn về đầu phía tây của Đền Thánh; phần còn lại của Quả Càn Khôn vẽ hằng ngàn ngôi sao, gồm cả chòm Bắc Đẩu 北斗.

Quả Càn Khôn đặt trên một cái trụ gắn vào tâm một cái bệ gồm mười hai tầng hình bát giác chồng lên nhau giống như kim tự tháp. Tầng trên cùng (tức là mặt bệ) có cẩn tám quẻ Dịch sắp đặt khác với tiên thiên bát quái 先天八卦 của Phục Hy 伏羲 mà cũng không giống hậu thiên bát quái 後天八卦 của Văn Vương 文王. Vì vậy, tám quẻ Dịch trên bệ thờ trong Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh có thể gọi là bát quái Cao Đài.

Theo chiều kim đồng hồ, tám quẻ hậu thiên là: Càn (trời), Khảm (nước), Cấn (núi), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (lửa), Khôn (đất), Đoài (ao hồ). Bát quái Cao Đài sắp đặt giống như tám quẻ hậu thiên nhưng ngược chiều kim đồng hồ. Nói cách khác, khi lật đồ hình bát quái hậu thiên theo trục tung (縱軸 y axis) thì được đồ hình bát quái Cao Đài.

Theo sử quan Cao Đài, lịch sử văn minh, tư tưởng triết giáo của nhân loại chia ra ba thời kỳ: Nhứt Kỳ Phổ Độ kéo dài từ thời thượng cổ (tiền sử hay khuyết sử) cho tới khoảng giữa thế kỷ 7 trước Công Nguyên (TCN), tức khoảng năm 650 TCN; Nhị Kỳ Phổ Độ diễn ra từ khoảng giữa thế kỷ 7 TCN cho tới khoảng giữa thế kỷ 19 (khoảng năm 650 TCN tới khoảng năm 1850), và Tam Kỳ Phổ Độ khởi đầu vào khoảng giữa thế kỷ 19.

Trong Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ, con đường tiến hóa tâm linh của nhân loại diễn ra theo chiều vãng, chiều đi ra, cũng là chiều phân tán (nhứt tán vạn 一散萬). Phải chăng bát quái hậu thiên của Văn Vương hàm ngụ chiều đi ra? Trong Tam Kỳ Phổ Độ, con đường tiến hóa tâm linh của nhân loại diễn ra theo chiều lai, chiều đi vào, cũng là chiều quy nguyên phản bổn (vạn quy nhứt ). Phải chăng bát quái Cao Đài hàm ngụ chiều quy nguyên?




u Inside the Tây Ninh Caodai Holy See, the Eight Trigrams Apse occupies the Temple’s eastern end. Situated in this most sacred place is the Heaven-Earth Sphere (Quả Càn Khôn 乾坤大球), which is a huge blue globe 3.3 metres in diameter. Depicted on the frontal part of the Sphere is the God’s Eye 天眼 looking to the Temple’s western end; thousands of stars, including the Northern Dipper 北斗, spot the rest surface of the Sphere.

A pole which supports the Sphere is erected at the centre of a pyramid-like platform consisting of twelve octagonal layers. Inlaid on the platform surface (i.e., the top octagonal layer) are eight trigrams arranged unlike the precelestial ones 先天八卦 by Fu Xi 伏羲 or the postcelestial ones 後天八卦 by King Wen 文王. Thus, the eight trigrams inlaid on the top octagonal layer can be named the Caodai eight trigrams.

In a clockwise order, the postcelestial eight trigrams are: Qian (heaven), Kan (water), Gen (mountain), Zhen (thunder), Sun (wind), Li (fire), Kun (earth), and Dui (lake). The Caodai eight trigrams are arranged like the postcelestial ones, but in a counterclockwise order. In other words, when the postcelestial eight trigrams diagram is flipped vertically, it becomes the Caodai eight trigrams diagram.

According to the Caodai historical outlook, the history of mankind’s philosophy and religion is divided into three great spans: the First Universalism stretching from ancient times to around the middle of the 7th century BC (circa 650 BC); the Second Universalism spreading from around the middle of the 7th century BC to around the middle of the 19th century (from circa 650 BC to circa 1850 AD), and the Third Universalism commencing in around the middle of the 19th century.

In the First and the Second Universalism, the humankind’s spiritual evolution progressed outwards, i.e., the centrifugal directions (一散萬 one dispersing in a myriad). Might that evolutionary progress be implied with King Wen’s postcelestial eight trigrams? In the Third Universalism, the humankind’s spiritual evolution progresses inwards, i.e., the returning-to-origin or centripetal directions ( a myriad returning to one). Might this evolutionary progress be implied with the Caodai eight trigrams?


Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)