SƠ KHẢO MỘT
SỐ THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI: GIÁO TÔNG
13. GIÁO
TÔNG - Pope (教宗: Giáo Tông)
A. Petrus Ký 1884 nhiều lần dùng từ Giáo
Tông để giải thích một số mục từ tiếng Pháp như sau:
- Légat:
khâm sai (khâm sứ) Đức Giáo Tông. (tr.
765)
- Papauté:
chức (vị) Giáo Tông; đời Giáo Tông trị. Aspirer
à la Papauté: gắm ghé vị Giáo Tông; trông lên chức Giáo Tông. (tr. 881)
- Pape:
Đức Giáo Tông (...). (tr. 881)
- Sa
Sainteté: Đức Thánh người (nói về Giáo Tông). (tr. 1049)
Paulus Của 1895 (tr. 372a, mục từ giáo) giải thích Giáo Vương, Giáo Hoàng là: Đức
Giáo Tông.
B. Tại
Sài Gòn, ngày 07-3 Bính Dần (Chủ Nhật 18-4-1926), Đức Chí Tôn dạy ba vị tiền
khai Lê Văn Trung (1876-1934), Cao Quỳnh Cư (1888-1929), Phạm Công Tắc
(1890-1959) về việc may Thiên phục cho ngài Ngô Văn Chiêu (1878-1932):
Trung,
Cư, Tắc! Ba con lập tức lên Chiêu, biểu nó phải sắm sửa liền một bộ Thiên phục
màu trắng, trên đầu chẳng phải bịt khăn mà đội mão trắng, có chữ Càn thêu bằng
chỉ vàng.
(…)
Ngày
04-02 Đinh Mão (Thứ Hai 07-3-1927), Tân
Luật của đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn phê chuẩn. Tân Luật được in lần đầu tiên tại nhà in Commerciale C. Ardin, Sài
Gòn, 14 trang (15x24cm) và phát hành từ đầu tháng 6-1927.([2])
Tân Luật (Đạo Pháp, Chương I, Điều Thứ
Nhứt) quy định:
Trên
hết có một phẩm Giáo Tông là Anh Cả có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu
dắt cả tín đồ trong đường đạo và đường đời. Đức Giáo Tông có quyền về phần xác, chớ không có quyền về phần
hồn. Đức Giáo Tông đặng phép thông công cùng tam thập lục thiên và thất
thập nhị địa giái mà cầu rỗi cho cả tín đồ.
HUỆ KHẢI
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.