SƠ KHẢO MỘT
SỐ THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI:
CỦA LỄ
2. CHIÊN - lamb (羔羊: cao dương) w Xem 15. MỤC TỬ.
J.M.J.
1877 (tr. 115, mục từ chiên) giải
thích:
- Con chiên: Brebis.
- Chiên con: Agneau.
- Ràn chiên: Bercail, bergerie.
Petrus
Ký 1884 (tr. 46) giải thích agneau là:
Con chiên con.
Paulus
Của 1895 (tr. 139b, mục từ chiên)
giải thích:
- Chiên: Một loại thú giống dê mà rất hiền
lành.
- Chiên con : Chiên còn nhỏ.
- Ràn chiên: Chuồng nhốt chiên.
3. CHUỒNG CHIÊN - lamb shed
(羔羊棚舍: cao dương bằng xá) w Xem 15. MỤC TỬ.
4. CÒI - whistle (哨子: sáo tử) w Xem 15.
MỤC TỬ.
5. CỦA LỄ - offerings (祭品: tế phẩm)
Của
lễ là lễ phẩm, những thức dâng lên các Đấng thiêng liêng.
A. J.M.J. 1877 (tr. 161, mục từ của) giải thích của lễ là: Présent, victime.
Paulus
Của 1895 (tr. 197b, mục từ của) giải
thích của lễ là: Lễ vật; vật để mà tế lễ.
Đạo Chúa
dùng từ của lễ với ý nghĩa: vật hiến tế; bánh đã được truyền phép trong
bí tích Thánh Thể. Ngoài ra, theo TĐCG 2016 (tr. 186), của lễ còn có nghĩa là tặng
vật do sức người làm ra.
Của lễ được nói tới trong Tân
Ước như sau:
A.1. Vậy, nếu khi anh
sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất
bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với
người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (Mátthêu 5:23-24)
A.2. [Sau khi chữa lành anh chàng phung hủi,] Đức Giêsu bảo anh: “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế
và dâng của lễ, như ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”
(Mátthêu 8:4)
A.3. Khi đã đến ngày lễ
thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên
Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con
trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của
lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. (Luca
2:22-24)
A.4. Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng
ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động,
thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. (Rôma 12:1)
A.5. Mọi sự xếp đặt như thế rồi, các tư tế thường
xuyên vào lều thứ nhất để cử hành việc phụng tự. Còn lều thứ hai, thì chỉ một
mình vị thượng tế mới được vào mỗi năm một lần, đem theo máu để dâng làm của
lễ đền tội cho chính mình và cho dân. (Do Thái 9:6-7)
A.6. Quả thế, Đức Kitô đã chẳng vào một cung
thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung
thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt
Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta. Người vào đó, không phải để dâng chính mình
làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của
loài khác mà vào cung thánh. (Do Thái 9:24-25)
A.7. Trước hết, Đức Kitô nói: Hy lễ và hiến tế,
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những
thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. (Do Thái 10:8)
A.8. Vị thượng tế mang máu thú vật vào cung thánh
để dâng làm của lễ đền tội; nhưng thây các thú vật đó đều bị thiêu ở
ngoài trại. (Do Thái 13:11)
A.9. Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù
tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả
thế gian nữa. (1 Gioan 2:2)
A.10. Tình yêu
cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã
yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho
chúng ta. (1 Gioan 4:10)
B. Thánh
giáo Cao Đài nói đến của lễ như sau:
B.1. Tại Trung
Hưng Bửu Tòa, ngày 15-5 Đinh Dậu (Thứ Tư 12-6-1957), Đức Thái Bạch Kim Tinh dạy:
Ta nên bình tâm kiểm điểm lại việc làm từ nhỏ đến lớn, từ
toàn thể đến cá nhân. Mỗi mỗi đều được soát xét một cách kỹ càng, rồi cùng nhau
dọn thân tâm đến trước Bửu Tòa làm của lễ dâng lên Thầy để tiếp kỳ thánh
đức. (TTTH 2017, tr. 475a)
B.2. Tại Trung
Hưng Bửu Tòa, ngày 01-6 Mậu Tuất (Thứ Năm 17-7-1958), Đức Thái Bạch Kim Tinh dạy:
Ngày giờ Thánh Linh đã đến mà không đem cái phần trách nhiệm
đó để làm của lễ đón rước ân phước cao minh thị hiện, thì còn chờ lúc
nào? (TTTH 2017, tr. 554a)
B.3. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 14-8 Mậu Tuất (Thứ Sáu
26-9-1958), Đức Bảo Thọ Thánh Nương dạy:
Chúng
ta gấp rút dọn mình, đem lòng thanh sạch làm của lễ chúc mừng, cầu [Đức
Mẹ] lấy từ bi tha thứ đàn con vì nghiệp
duyên từ lâu phạm tội bất hiếu, bất tuân đối với quyền uy cao cả, với lòng nhân
từ cứu độ. (TTTH 2017, tr. 597b)
B.4. Tại
Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 16-11 Mậu Tuất (Thứ Sáu 26-12-1958), Đức Quan Âm Bồ
Tát dạy:
Về
thế đạo, lo xây dựng đời sống vật chất cho toàn đạo, đem hạnh phúc thế gian đến
cho nhà người. Con nhỏ con lớn, người cha người anh, kẻ ruột kẻ da, phải sắp
xếp có thứ tự rõ ràng, làm cho đầm ấm tươi vui, trong ngoài không rối loạn. Mở
ấu nhi, dục nhi viện để rèn luyện người mới lên hướng đạo Thiên ân. Mở tịnh xá,
nhà tu để gội rửa oan khiên, đưa bước tự do cho đạo hữu. Lập trường công quả,
mở công nghệ, nông thương làm chỗ đào tạo chuyên viên, tạo nên của lễ
cứu chuộc. (TTTH 2017, tr. 633a)
B.5. Tại
Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 06-02 Kỷ Hợi (Thứ Bảy 14-3-1959), Đức Vô Cực Từ Tôn
dạy:
Mẹ
lấy làm vui, được trông vào lòng mỗi con thấy nhiệt thành nên hôm nay đông đủ
xa gần đều có mặt. Còn gì tốt đẹp hơn. Đó là của lễ dâng cho Thầy rất
nên quý trọng. (TTTH 2017, tr. 698b)
HUỆ
KHẢI
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.