SƠ KHẢO MỘT
SỐ THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI: NHÀ CHUNG
18. NHÀ CHUNG - common
house (公共居室: công
cộng cư thất)
A. J.M.J. 1877 (tr. 137, mục từ chung) giải thích nhà chung là: Communauté.
Petrus Ký
1884 (tr. 411) giải thích communauté
là: Nhà chung.
Paulus
Của 1895 (tr. 165b, mục từ chung)
giải thích nhà chung là: Tiếng hiểu riêng về nhà hội giảng đạo Thiên
Chúa.
TĐCG 2016 (tr. 633, mục từ nhà chung) dịch nhà chung là 神父修士居所 (thần phụ tu sĩ cư sở), và
giải thích: Nhà chung là
từ cổ để gọi cơ sở giáo phận bao gồm tòa giám mục, các văn phòng và các cơ sở
vật chất.
TĐCG 2016 cho thêm nghĩa thứ hai như sau:
Nhà
chung cũng có nghĩa là
ngôi nhà của mọi thành phần trong giáo phận, là nơi tổ chức những hoạt động,
sinh hoạt cho cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận.
B. Nghĩa thứ hai vừa dẫn trên
phù hợp với cách dùng trong thánh giáo Cao Đài.
B.1. Vào năm 1926 thuật ngữ nhà chung được dùng lần đầu tiên trong thánh giáo Cao Đài và liên
quan tới lịch sử mở đạo Cao Đài tại Tây Ninh. Sự kiện như sau:
Hòa
Thượng Như Nhãn tức Thích Từ Phong, thế danh Nguyễn Văn Tường (1864-1939), cho
cất tại Gò Kén một ngôi chùa tên là Thiền Lâm Tự 禪林寺,
theo giấy phép ngày Thứ Tư 15-7-1925 của chủ tỉnh Tây Ninh.([1]) Chùa
Thiền Lâm hiện nay ở số 5/11, quốc lộ 22B, ấp Long Trung, xã Long Thành Trung,
huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Khi
cất chùa Thiền Lâm, Hòa Thượng Như Nhãn được ông Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950) và
bà Lâm Ngọc Thanh (1874-1937) là hai vị đại thí chủ, tài trợ rất nhiều. Do đó,
có thể nói ông Thơ và bà Thanh đã có ảnh hưởng đáng kể đối với Hòa Thượng. Sau
khi nhập môn Cao Đài, hai vị Thơ và Thanh giới thiệu nền đạo mới với Hòa
Thượng, và mời Hòa Thượng hầu đàn.
Ngày
16-7 Bính Dần (Thứ Hai 23-8-1926), trong một đàn cơ (có lẽ lập tại Thiền Lâm
Tự), Đức Thích Ca Mâu Ni Phật tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát dạy
Hòa Thượng Như Nhãn:
Cuối
tháng 8-1926, Hòa Thượng Như Nhãn bằng lòng cho các tiền khai đạo Cao Đài mượn
chùa Thiền Lâm (kiến tạo chưa hoàn chỉnh) để làm thánh thất Thiền Lâm, cũng gọi
thánh thất Gò Kén.([3])
Ông bà Thơ, Thanh và tín đồ Cao Đài đã dốc tâm sức, tiền của vào nơi này để ráo
riết làm xong các hạng mục công trình cho kịp tổ chức đại lễ ra mắt đạo Cao Đài
(inauguration) vào ngày 15-10 Bính
Dần (Thứ Sáu 19-11-1926).([4])
Nhắc tới
thánh thất Thiền Lâm, ngày 12-8 Bính Dần (Thứ Bảy 18-9-1926), Đức Ngọc Hoàng
Thượng Ðế dạy:
B.2. Tại Tỉnh Đạo Quảng Nam, ngày 27-01 Bính Thân (Thứ Sáu
09-3-1956), Đức Cái Thiên Cổ Phật (Quan Thánh Đế Quân) dạy:
Thánh thất là nhà chung, là cơ sở của
nhơn sanh mà cũng là Bát Quái Đài tại đó. (TTTH 2017, tr.
334b)
B.3. Tại thánh thất Minh An, ngày 04-4 Mậu Tuất (Thứ Năm
22-5-1958), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:
Lo cùng nhau xây đắp nhà chung là ngôi
thánh thất, xây nên họ đạo mạnh lành, gây tình huyết thống thiêng liêng để
tương trợ ưu tư trên tình đồng đạo mà xây cảnh đại đồng. (TTTH 2017, tr. 536b)
B.4. Tại thánh thất Trung Nguyên, ngày 01-8 Mậu Tuất (Thứ Bảy
13-9-1958), Đức Cao Đài Thượng Đế dạy:
- Nơi đây con cùng nhau cố gắng
Dốc tình lo tạo đặng thánh đường
Một là ý chí phô trương
(TTTH 2017, tr.
589b)
- Các con nơi này đã được dựng lên ngôi thờ ([7]) bằng công phu, công quả để làm nơi chiêm
ngưỡng, là chỗ nhà chung. (TTTH 2017, tr. 590a)
- Các con đã xây nên thánh thất, làm nhà
chung cho một họ.([8]) Nhà chung là nơi mình ký thân ([9]) sớm đi tối về, hết còn phải biết, hư nên
cùng chịu. (TTTH 2017, tr. 590a)
B.5. Tại Huờn Cung Đàn, khuya Thứ Bảy 24-12-1960 (đêm kỷ niệm
Chúa Giáng Sinh), Đức Gia Tô Giáo Chủ giáng đàn tại Tam Giáo Điện Minh Tân
(quận Tư, Sài Gòn) và gọi nơi ấy là nhà
chung qua khổ thánh thi sau đây:
Riêng nơi cửa nhà chung Đại Đạo
Ta giáng đàn chỉ bảo dưới trên
Dạy vun âm đức xây nền
Hiệp nhau huynh đệ dưới trên một lòng.
B.6. Nhà chung hiểu theo nghĩa hẹp là thánh thất của một họ đạo; hiểu
theo nghĩa rộng là Tòa Thánh. Với ý nghĩa này, tại Huờn Cung Đàn, ngày 08-01
Tân Sửu (Thứ Tư 22-02-1961), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy con cái quy nguyên
(trở về nguồn) để thống nhứt đạo Cao Đài và tái lập một Hội Thánh duy nhứt với
một nhà chung (Tòa Thánh) thống nhứt:
Quy nguyên thống nhứt nhà chung
Réo kêu con trẻ hiệp cùng nên danh.
B.7. Cùng một ý nghĩa như vừa nói trên, tại Huờn Cung Đàn,
khuya mùng 8 rạng mùng 9 tháng Giêng Nhâm Dần (Thứ Hai 12-02-1962), Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế dạy:
Đã ban truyền xây tạo nhà chung.
B.8. Nhà chung hiểu theo nghĩa tột cùng là Đại Đạo, vì đây là nguồn cội
(khởi điểm) và cũng là đích điểm của mọi tôn giáo: Các tôn giáo đều từ Đại Đạo
phát xuất và rồi sẽ quay trở về Đại Đạo. (Thượng Đế là Đại Đạo được hữu ngã hóa.)
Với
nghĩa này, tại Thánh Bộ Từ Bi Thông Thiên Học,([11])
ngày 01-4 Đinh Mùi (Thứ Ba 09-5-1967), Đức Quan Âm Bồ Tát giáng cơ dạy các vị
hội viên Hội Thông Thiên Học (the
Theosophical Society) như sau:
Muôn nẻo ngàn đường trong cửa đạo
Rốt rồi cũng đến một nhà chung.
HUỆ KHẢI
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.