Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

2j. HỘI THÁNH / SƠ KHẢO THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI


SƠ KHẢO MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI: HỘI THÁNH

14. HỘI THÁNH - the Holy Assembly (聖會: Thánh Hội)([1])
A. J.M.J. 1877 (tr. 335, mục từ hội) giải thích Hội Thánh là: La Sainte Église.
Petrus Ký 1884 (tr. 558) giải thích:
- Église: Hội Thánh.
- Les six commandements de l’Église: Sáu luật điều Hội Thánh.
Paulus Của 1895 (mục từ hội, tr. 438b) giải thích Hội Thánh là: Tòa Thánh; hội giữ đạo Thiên Chúa.
Paulus Của 1896 (mục từ thánh, tr. 371b) giải thích Hội Thánh là: Hội những người giữ đạo Thiên Chúa. Liền sau đó, giải thích Tòa Thánh là: Hội các đấng khôn ngoan thánh trí coi giềng mối trong đạo [Thiên Chúa], có Đức Giáo Tông làm chủ (ấy là những tiếng trong đạo).
Như vậy Paulus Của không phân biệt Hội Thánh với Tòa Thánh, xem hai thuật ngữ này cùng một nghĩa.
TĐCG 2016 (tr. 416-417, mục từ Hội Thánh) giải thích:
Hội : đoàn thể; thánh : thuộc về thần linh.
Hội Thánh trong tiếng Hy Lạp là Ekklēsia (sự tập hợp dân chúng).
Hội Thánh, còn gọi là Giáo Hội, là dân Thiên Chúa, gồm những người tin theo Chúa Kitô, được chính Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ từ khắp thế gian.
Hội Thánh có thể chỉ cộng đoàn phụng vụ,([2]) cộng đoàn tín hữu ở một địa phương hay cộng đoàn mọi tín hữu trên toàn thế giới. Ba ý nghĩa ấy không thể tách biệt nhau.
B. Thánh giáo Cao Đài nói tới Hội Thánh từ buổi đầu mở đạo. Sau đây là vài trích dẫn:
B.1. Trong quá trình soạn thảo Tân Luật tại thánh thất Thiền Lâm (Gò Kén, làng Long Thành, Tây Ninh), vào lúc cãi luật (debate) lần thứ hai, ngày 13-12 Bính Dần (Chủ Nhật 16-01-1927), Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch giáng cơ cho biết Đức Chí Tôn dặn Ngài chỉ sửa cơ mật nhiệm của luật lệ, phải tùy nguyên văn của Hi Thánh.
Ngày 04-02 Đinh Mão (Thứ Hai 07-3-1927), Đức Chí Tôn phê chuẩn Tân Luật. Ngài dạy Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung):
Trung, con cũng cho các đạo hữu rõ rằng Tân Luật đã lập thành. Hi Thánh cứ đó mà ban hành.([3])
B.2. Tại thánh thất Thiền Lâm, ngày 08-01 Đinh Mão (Thứ Tư 09-02-1927), Đức Thái Bạch dạy:
Vì vậy, Lão phong thêm chức sắc Hi Thánh cho phu phỉ ([4]) việc làm. Lão sở cậy mỗi người chung lo với Lão, hết lòng hành sự. Mỗi tín đồ phải cầm giấy chứng của Hi Thánh ban cho chúng nó, phải khai tịch họ hàng, con cái cho Hi Thánh cầm.([5])
Có nhiều thánh ngôn giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa Hội Thánh theo nhiều góc độ. Chẳng hạn:
B.3. Tại thánh thất Kim Quang Minh Đài, ngày 10-12 Ất Mùi (Chủ Nhật 22- 01-1956), Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:
Vậy, ai muốn sống và được sự thương yêu, là phải đứng trong thánh thể, mà thánh thể đó là Đo, là Hi Thánh. (TTTH 2017, tr. 299a)
B.4. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 23-3 Bính Thân (Thứ Năm 03-5-1956), Đức Chí Tôn dạy:
Thầy với các con là một. Thầy đến với các con bằng thương yêu, các con phải là sự thương yêu mới hòa một. Nên chi sự độ tử là Thầy muốn cho toàn đạo lập công để hạt giống từ bi chánh đạo trưởng dưỡng, tiến lên cõi Đo, mà Thầy là người rước, Hi Thánh là kẻ đưa. Có đưa mới rước là pháp đạo công bình. (TTTH 2017, tr. 355b)
B.5. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 02-4 Bính Thân (Thứ Sáu 11-5-1956), Đức Tổng Lý Trần Hưng Đạo dạy:
Bản Thánh khuyên chư đệ nhớ câu thánh huấn: Người của Hi Thánh là Thiên Thần. (TTTH 2017, tr. 362b)
B.6. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 15-7 Mậu Tuất (Thứ Sáu 29-8-1958), Đức Cao Đài Thượng Đế dạy:
Hi Thánh là gì? Có phải một trung tâm quyền pháp sứ mạng không? Chính đó. Bởi quyền pháp sứ mạng mà các con cùng Thầy trở nên một khối, Thầy với các con là một. Các con cùng trong số một mà thấy được cơ mầu nhiệm. Cơ mầu nhiệm là Thầy. Thầy đã thành hình một Hội Thánh thì trung tâm của nó là một pháp đạo huyền cơ. (...) Hi Thánh là tòa ngự của Thầy mà cũng là Thiên Triều hội chư Phật Tiên, Thánh Thần.
Các con chức sắc là tay chân của Thầy về mặt hữu hình. Phật Tiên, Thánh Thần là tay chân về mặt vô hình. Vô hữu là một động một tịnh làm then chốt biến hóa, làm cơ quan điều hành. Vậy thì Hi Thánh là nơi tập hợp các bậc chân tu đắc đo. Các con là chức sắc, người sứ mạng quyền pháp của Thầy, nên e dè sợ sệt.
Đây là sứ mệnh. Các con dù đi ra, dù ở đây, đều chịu quyền pháp nơi Hội Thánh. Hi Thánh có quyền nên làm cho bốn biển thương yêu, mở cơ tận độ. Hi Thánh có pp nên làm cho vạn vật phục sinh, khai đời thánh đức. Nguồn sống là đây, đầu mối thương yêu bởi đây. Bởi đây mà chảy ra nuôi lấy vạn vật, gội rửa cho muôn loài. Đây là tình thương che chở thì các con cũng thấy nhiệm vụ của mình thế nào rồi. (TTTH 2017, tr. 576b, 577a)
B.7. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 17-7 Mậu Tuất (Chủ Nhật 31-8-1958), Đức Giáo Tông Thái Bạch dạy:
Hi Thánh lấy thương yêu mà bảo vệ thành trì Giáo Hội, lấy đức tin hàn gắn trên dưới được liền, lấy lẽ thật để an bài nội bộ. (TTTH 2017, tr. 579b)
B.8. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 15-10 Mậu Tuất (Thứ Ba 25-11-1958), Đức Trần Đạo Quang dạy:
Hi Thánh phải lãnh đạo toàn diện, đặt mối thông công giữa Trời và người. (TTTH 2017, tr. 613a)
B.9. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 03-01 Kỷ Hợi (Thứ Ba 10-02-1959), Đức Thái Bạch Kim Tinh dạy:
Xây dựng một Hi Thánh, yếu tố là người Thiên ân quyền pháp. Có người Thiên ân quyền pháp rồi, nền đạo mới được vững chắc sáng tỏ, giáo lý mới được ứng dụng khắp nơi, vì người Thiên ân là người vượt mọi danh lợi thế gian, hy sinh tất cả những cái gì mà đời không sao lìa bỏ, thiếu được. Người hướng đạo giẫm trên lối sống thông thường của đời, đem thân phận gánh vác cho nhơn sanh nên được người cảm mộ và tin tưởng. Vì đời nay dù thuyết nào có hay, tài nào có hơn hết, rồi cũng không khỏi danh và lợi mà thôi. Người nào ngoài danh lợi mới thiệt thương đời vì đạo. (TTTH 2017, tr. 673b)
B.10. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 05-7 Canh Tý (Thứ Sáu 26-8-1960), Đức Nam Cực Tiên Ông dạy:
Loài người cần có một tổ chức Giáo Hội đủ quyền pháp ân oai. Nơi ấy làm tòa ngự trị của Thầy (...), nên Hi Thánh là cái cửa ban phát quyền hành, mnh lnh của Trời. Hội Thánh là cái cửa thì mọi nơi ở Trời phát xuất ra đó, loài người nương đó mà được nghe ngóng ý Trời, tựa vào đó mà nhập vào Thiên môn tịnh cảnh, nên quyền pháp Hội Thánh trở nên trọng đại. Hi Thánh là cái lái, thế giới là con thuyền. Nhơn loại nương sống ở thuyền. Hướng đi của nhơn loại là cái lái vậy.
B.11. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 15-7 Quý Sửu (Thứ Hai 13-8-1973), Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:
Hi Thánh là đầu não cho các guồng máy nhỏ lớn ở rải rác xa gần. Nếu động cơ chính bị ngưng thì cơ cấu các nơi đều đình trệ. (TTTH 2014, tr. 290)
B.12. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 08-01 Nhâm Tuất (Thứ Hai 01-02-1982), Đức Bảo Pháp Chơn Quân Thanh Long dạy:
Trên Hi Thánh đàn anh gương mẫu
Dưới nhơn sanh noi dấu tu hành
Trên e đức hạnh chưa lành
Khiến cho kẻ dưới tụng tranh lợi quyền.
(TTTH 2017, tr. 911a)




([1]) Thông thường, khi dùng tiếng Anh, các sách Công Giáo đều gọi Giáo Hội và Hội Thánh là Church (viết hoa); nhà thờ cũng gọi là church (không viết hoa). Để phân biệt, khi dịch thuật ngữ Cao Đài sang tiếng Anh, tôi gọi Giáo Hội Cao Đài là the Caodai Society, gọi Hội Thánh Cao Đài là the Caodai Holy Assembly.
([2]) phụng vụ (禮儀: lễ nghi): Việc tôn thờ (liturgy). TĐCG 2016 (tr. 698, mục từ phụng vụ) giải thích:
Phụng vụ là việc Hội Thánh dự phần và tiếp tục công trình cứu chuộc của Đức Kitô, qua việc thực thi chức năng tư tế của Người trong Chúa Thánh Thần, để tôn thờ, ca ngợi, và tạ ơn Chúa Cha. Phụng vụ được xem như dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người. Chúa Cha là nguồn mạch và cùng đích của phụng vụ. Phụng vụ giúp các tín hữu hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa, tham dự vào sự sống mới của Hội Thánh. Vì thế, các tín hữu cần tham dự phụng vụ cách ý thức và tích cực.
([3]) Huệ Khải, Lược Sử Đạo Cao Đài: Khai Minh Đại Đạo 1926 / A Concise Caodai History: the 1926 Inauguration. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 37, 38.
([4]) phu phỉ: Đầy đủ, không thiếu.
([5]) https://www.daotam.info/booksv/tnstI.htm. Bài 61. 

HUỆ KHẢI





 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.