THAY LỜI KẾT
Trước khi đạo Cao Đài ra đời, kinh sách thế gian
nói tới Tam Giáo 三教 (the Three Teachings), tức là ba tôn giáo phương Đông, gồm có Nho hay
Khổng Giáo (Confucianism), Đạo hay Lão hay Tiên Giáo (Daoism), và
Phật hay Thích Giáo (Buddhism, Shakyamunism).
Sang thế kỷ 20, đạo Cao Đài tạo thêm một thuật ngữ
mới là Tứ Giáo 四教 (the
Four Teachings), tức là Tam Giáo phương Đông cộng thêm đạo Chúa tức là Gia
Tô Giáo 耶穌教,([1])
cũng gọi là Kitô Giáo hay Cơ Đốc Giáo 基督教 (Christianity).([2])
Thuật ngữ Tứ Giáo (hay
nói đầy đủ là Thích, Lão, Nho, Gia) được nói tới trong thánh giáo Cao
Đài như sau:
1. Tại Huờn
Cung Đàn (Tam Giáo Điện Minh Tân), đêm Thứ Sáu 24-12-1965, Đức Gia Tô Giáo Chủ
giáng cơ, xưng danh qua bài thơ quán tâm như sau:
Thích, Nho, GIA, Lão
một đường về
Chánh tín TÔ bồi thoát muội mê
Độ thế GIÁO dân tùy mỗi xứ
Một trời CHỦ tể khắp tư bề.
2. Tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, ngày 01-3 Bính Ngọ (Thứ Ba
22-3-1966), Đức Ngô Minh Chiêu dạy:
Kìa Tứ Giáo (Phật, Tiên, Gia, Khổng)
Đều do nguyên lý của Trời
3. Nhân
lễ khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý tại Hội Thánh Di Lạc (thành phố Vĩnh
Long), ngày 30-8 Tân Hợi (Thứ Hai 18-10-1971), Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
Tục ngữ có câu: Có bột mới gột nên hồ. Những
tư tưởng dung hòa Tam Giáo từ xưa đã là những nền tảng của bột để sang đến thời
kỳ này, Đức Chí Tôn mới thị hiện để làm nên hồ, có đầy đủ một hệ thống giáo lý
căn bản không sót từ xưa, chẳng những từ cổ tới kim mà còn từ Đông sang Tây nữa.
Điểm phong phú dồi dào sinh lực tinh thần ở thời kỳ hạ nguơn này là như thế.
Tam Giáo, Tứ Giáo và cả vạn giáo ([5]) nữa để
góp thành một tân tôn giáo mệnh danh là Cao Đài Giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.([6])
4. Vĩnh Nguyên Tự là ngôi chùa cổ của đạo Minh Đường,
cất năm Mậu Thân (1908) tại làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (từ năm
1956 gọi là tỉnh Long An). Đến đầu tháng 3-1926 chùa trở thành một thánh thất
Cao Đài, nhưng vẫn giữ kiến trúc cũ và tên cũ Vĩnh Nguyên Tự. Vào đầu thập niên
1970, ngôi chùa cổ được tái thiết. Lễ khánh thành tổ chức ngày 15-3 Quý Sửu
(Thứ Ba 17-4-1973). Thay vì cắt
băng khánh thành, Ơn Trên dạy rút
băng khánh thành. Trong đàn cơ tại Cơ Quan
Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, ngày 04-3 Quý Sửu (Thứ Sáu 06-4-1973),
Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch dạy cách rút băng như sau:
Theo ý Bần Đạo, nếu được, nên làm băng thắt
thành hoa có tám cánh, nhưng phía dưới thòng ra bốn mối. Bốn mối đó dành cho
đại diện Tứ Giáo (...).
Đức Giáo
Tông dạy Ban Tổ Chức hãy mời bốn vị đại diện cho Tứ Giáo (là Phật Giáo, Lão
Giáo, Khổng Giáo, và Kitô Giáo); mỗi vị nắm một mối, rồi cùng lúc kéo cho đóa
hoa tám cánh bung ra.([7])
*
Trước kia, người đời chỉ biết tới Tam Giáo đồng nguyên (Nho, Lão, Phật
cùng nguồn cội phát sinh). Đến khi đạo Cao Đài ra đời, thánh giáo Cao Đài kể
thêm đạo Chúa và xác định Tứ Giáo đồng
nguyên. Chẳng hạn, trong một đàn
cơ ở miền Trung ngày 29-6 Canh Tý (Chủ Nhật 21-8-1960), Đức Cao Đài Tiên Ông
dạy: (…) Thầy sẽ ban cho thành lập một
Tông Đạo, không phải thống thuộc một chi nào. Mà Tông Đạo nầy chia làm hai
phần.
Riêng về phần một, Đức Cao Đài dạy: Một, xiển dương giáo pháp lập trên nền tảng Tứ Giáo đồng nguyên.([8])
Nói Tứ Giáo đồng nguyên 四教同源, tức là Cao Đài xác định rằng bốn nền đạo
Phật, Lão, Nho, và Chúa vốn cùng chung một nguồn gốc phát sinh. Nguồn gốc
(nguyên 源: origin,
root, source) này là Đạo 道; các giáo 教 (religions: tôn
giáo) đều từ cùng một gốc Đạo này mà lần lượt xuất hiện ở thế gian trải theo
dòng lịch sử loài người. Đạo (nguồn
gốc chung của các giáo) thường được
hữu ngã hóa (personified) là Trời, là
Thiên 天, là Thượng Đế 上帝, là Jehovah
(tiếng Hebrew), là God (tiếng Anh),
là Gott (tiếng Đức), là Dieu (tiếng Pháp), v.v…
Do nền tảng là Tứ Giáo
đồng nguyên nên về nghi lễ Cao Đài thì Đức Chúa Giêsu (Giáo Chủ Thánh Đạo) được
kỉnh thờ trên bàn thờ (Thiên bàn) của
đạo Cao Đài cùng với ba Đức Giáo Chủ (hay Đạo
Tổ 道祖) của Tam Giáo là Đức Thích Ca, Đức Lão
Tử, và Đức Khổng Tử (xem hình ở trang 4).
Cũng do nền tảng là Tứ
Giáo đồng nguyên nên về ngôn ngữ thì nhiều thuật ngữ đạo Chúa đã hiện hữu trong
thánh giáo Cao Đài bên cạnh các thuật ngữ Tam Giáo. Tập Sơ Khảo này là bằng chứng về sự hiện hữu của thuật ngữ đạo Chúa
trong thánh giáo Cao Đài, nhất là thánh giáo của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài,
tức là bộ Thánh Truyền Trung Hưng.
Bởi thế, sẽ không ngạc
nhiên khi thấy một bạn thơ Cao Đài là Phạm Văn Liêm (còn là một chức sắc của
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài) từng nhắc tới ba thuật ngữ đạo Chúa (chiên, còi, gậy) trong hai bài
thơ đậm nét Cao Đài như sau:
Đêm Trăng Khai Đạo
Bính
Dần ơi, tháng Mười năm ấy
Chùa
Thiền Lâm Gò Kén tưng bừng
Tay
chắp tay, ngày hội vui mừng
Ta đã
có, Việt Nam
đã có…
Đã có
gậy đưa đường dẫn lối
Đã có
còi rúc gọi chiên lành
Có
màu cờ phấp phới Tam Thanh
Giữa
sông núi chập chùng giáo pháp.
(Tiếng
Chim Quyên. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2011, tr. 43.)
Mở Lối Về Thầy
Cõi
phù sinh những tim hồng phơi phới
Giữa
vô thường hòa nhịp đập tin yêu
Chung
ước mơ, chung chí nguyện đã nhiều
Vùng
nhân thế bỗng vỡ bừng kinh mới
Bỗng
rộn vang ngàn bước chân đi tới
Còi gậy trên tay, rập bước lên đường.
(Tiếng
Chim Quyên, tr. 70.)
Sơ Khảo này cho thấy: Để hiểu thánh giáo Cao Đài thì không những
cần hiểu thuật ngữ Tam Giáo (Nho, Lão, Phật) mà còn phải quan tâm tìm hiểu một
số thuật ngữ đạo Chúa.
Tìm hiểu về sự hiện hữu các thuật ngữ đạo Chúa trong
thánh giáo Cao Đài còn giúp ta nhận ra mối “gần gũi” giữa đạo Chúa (ra đời vào
Nhị Kỳ Phổ Độ) và đạo Cao Đài (ra đời trong Tam Kỳ Phổ Độ). Đây là một hướng
nghiên cứu nên được tiếp tục quan tâm soi chiếu vào nhiều góc cạnh, trong đó
phương diện ngôn ngữ là một góc cạnh có ý nghĩa sâu sắc, bởi lẽ nó liên quan
tới giáo lý của cả hai nền đạo đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng
dân tộc Việt Nam.
Hơn thế nữa, thánh giáo Cao Đài sử dụng thuật ngữ của cả
Tứ Giáo (bao gồm Tam Giáo và đạo Chúa) thì đây chính là yếu tố có tác dụng rất
tích cực: Nêu cao và củng cố lý tưởng hòa
đồng tôn giáo hay tinh thần liên tôn giáo
để phụng sự con người thế gian; xóa bỏ thói kỳ thị tôn giáo, phân biệt tín
ngưỡng vốn là mầm bệnh gây chia rẽ mọi xã hội, phá hoại tình người hòa ái, và đi
ngược lại chân truyền của mọi nền chánh pháp Đông Tây kim cổ.
Huệ Khải
([2]) TĐCG
2016 (mục từ Cơ Đốc Giáo, tr. 184)
giải thích: “Cơ Đốc” là âm Hán Việt của
chữ 基督, vốn là cách mà Hội Thánh ở Trung Hoa dùng
để phiên âm của chữ “Cristo” (phiên âm tiếng Việt là Kitô) trong tiếng Bồ Đào
Nha. Vì thế, Cơ Đốc Giáo nghĩa là Kitô Giáo.
TĐCG
2016 (mục từ Kitô Giáo, tr. 507) giải
thích: Kitô Giáo là đạo do Đức Kitô Giêsu
(người làng Nazareth, xứ Palestina, nay thuộc Israel) sáng lập, đặt nền tảng
trên cuộc sống, lời rao giảng, sự chết và sự sống lại của Người.
([7]) Lẽ
thường, người đời hay cắt băng khánh
thành. Một dải lụa đỏ thắm được giăng ra, và một hay vài đại biểu danh dự được
mời cầm kéo cắt. Như thế dải lụa đang liền lạc thì bị đứt đôi hay là đứt ra
nhiều mảnh.
Dải
lụa kết thành bông hoa tám cánh có thể ví như sự rối rắm, trói buộc. Bốn vị đại
diện Tứ Giáo cùng lúc rút băng cho
tám cánh hoa bung ra; điều này có lẽ hàm ý rằng các tôn giáo biết liên kết nhau
(liên tôn giáo) thì có thể chung lòng chung sức tháo gỡ những rối rắm, trói
buộc trong cuộc đời.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.