SƠ KHẢO MỘT
SỐ THUẬT NGỮ ĐẠO CHÚA
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI: MỤC TỬ
15. MỤC TỬ - shepherd (牧子: mục tử)
Bà Huyện
Thanh Quan, tức Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), nhân cảnh chiều hôm nhớ nhà có làm
bài thơ thất ngôn bát cú với cặp thực:
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ
sừng mục tử lại cô thôn.
Mục
tử là người chăn gia súc, trong câu thơ của nữ sĩ phường Nghi Tàm
(Hà Nội), đó hẳn là kẻ chăn trâu.
Mục 牧 (chăn nuôi; herding
livestock) gồm bộ ngưu 牛 (bò) kèm chữ phộc
攴 (đánh khẽ). Chữ phộc gợi cho thấy hình ảnh người chăn nuôi thường cầm theo cây gậy
hoặc thanh roi để lùa gia súc ra đồng hay về chuồng, để đánh vào mình con vật
nhằm bắt nó tuân lệnh mình mà đi theo đàn, hoặc để xua đuổi những con vật khác
đang léo hánh tới đàn gia súc của mình.
Trong tiếng Anh, mục tử là shepherd, gồm chữ sheep (cừu, chiên) ghép với herd
(bầy, đàn). Như vậy, ở phương Tây, mục tử thường là người chăn cừu (chiên);
ngoài gậy, họ còn có còi (sáo tử 哨子; whistle) để gọi những con chó (sheepdogs)
đi theo giúp họ canh giữ đàn cừu.
Trong chữ Nho, mục không chỉ có nghĩa là chăn nuôi. Nó còn có nghĩa là người đứng
đầu (chủ trì) một công việc. Trong Lễ Ký,
thiên (chương) Nguyệt Lệnh gọi viên
quan trông coi tàu thuyền (chu 舟) là chu mục. Ngoài
ra, mục còn là người có trách nhiệm
chăn dân, khi trông coi một châu 州 thì gọi là châu
mục. (Trước Công Nguyên, triều đình nhà Chu
quy định cứ 2.500 nhà thì hình thành một châu.)
Đáng chú ý thêm, mục còn có nghĩa là nuôi dưỡng (nourishing)
tánh tình, tâm hồn hay đức độ. Bởi thế, trong Kinh Dịch, Tượng Truyện quẻ Khiêm
(khiêm tốn, khiêm cung) có câu: Khiêm
khiêm quân tử, ty dĩ tự mục dã. 謙謙君 子, 卑以自牧也. James
Legge (1815-1897) dịch câu này rất hay: The
superior man who adds humility to humility is one who nourishes his (virtue) in
lowliness. (Bậc quân tử đã khiêm tốn rồi mà lại còn khiêm tốn thêm nữa, đó
là người nuôi dưỡng đức độ của mình bằng sự khiêm hạ, nhún nhường.)
A. Khi
lãnh hội ý nghĩa chữ mục như nói
trên, chúng ta hiểu rõ thêm lời Đức Giêsu nói về chính Ngài như thế này:
Tôi
chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống
mình cho đàn chiên. (Gioan
10:11)
Tôi
chính là là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên
của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh
mạng sống mình cho đàn chiên. (Gioan
10:14-15)
B. Tuy chưa
thấy thánh giáo Cao Đài dùng thuật ngữ mục
tử như Kinh Thánh, nhưng những thuật ngữ liên quan tới mục tử như CHUỒNG CHIÊN, ĐÀN CHIÊN. NGƯỜI CHĂN CHIÊN,
NGƯỜI CHỦ CHĂN, CÒI, GẬY của chủ chăn được thánh giáo dùng rất nhiều những
khi nói tới người thọ ơn Trời (Thiên ân) đứng ra gánh vác sứ mạng giáo hóa dân
chúng tu hành. Thánh giáo Cao Đài gọi các vị ấy là những người hướng đạo.
Thuật
ngữ hướng đạo trong thánh giáo Cao
Đài hoàn toàn khác nghĩa hai chữ hướng đạo trong tên gọi “hướng đạo sinh” (scouts).([1])
Hướng
向 là
hướng dẫn, dẫn dắt (guiding); đạo 導 cũng
là dẫn dắt, chỉ lối (conducting,
directing, guiding, leading). Coi như hai chữ hướng và đạo đồng nghĩa.([2])
Trở lại với các thuật ngữ CHIÊN, CÒI, GẬY, thánh giáo Cao Đài
nhiều lần dùng các từ này.
B.1. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 06-5 Ất Mùi (Thứ Bảy 25-6-1955), Đức Trần Hưng Đạo
dạy:
Chỉnh
lập ngôi Thiên phong hành đạo
Đủ
giới quy thánh giáo chỉ bày
Còi vang sau trước chung vai góp phần
Gậy nương đi cứu dân cứu nước
Tiền
đồ còn những bước trở ngăn…
(TTTH 2017, tr. 225a)
B.2. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 01-7 Ất Mùi (Thứ Năm 18-8-1955), Đức Trần Hưng Đạo
dạy người hướng đạo có trách nhiệm làm phước thiện hãy đánh trống thức tỉnh
(giác mê) người đời và thổi còi gọi họ bước theo mình đi vào cửa đạo tu hành:
Ban
Phước Thiện có sẵn nên đánh trống túc còi, mau kêu réo mười phương đi
vào cửa đạo. (TTTH 2014, tr. 59)
B.3. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 10-7 Ất Mùi (Thứ Bảy 27-8-1955), Đức Bảo Thọ Thánh
Nương dạy về tình trạng thiếu người cáng đáng việc dẫn dắt tín đồ mặc dù Thầy
(Đức Chí Tôn) có sẵn còi và gậy chờ ban trao người thọ sứ mạng:
Còi gậy có Thầy cho điều độ
Bước
chông gai hoạn lộ thiếu người
Khi
buồn mấy kẻ muốn cười
Khi
vui ai được làm người tự nhiên.
(TTTH 2017, tr. 241a)
B.4. Phước
Thiện là một trong bốn Cơ Quan của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài. Tại thánh
thất Thái Hòa, ngày 10-7 Ất Mùi (Thứ Bảy 27-8-1955), Đức Chơn Nhơn Huỳnh Ngọc
Trác dạy rằng những vị hướng đạo đang làm phước thiện (giúp khó trợ nghèo) tức
là đang chìa gậy pháp (dharma staff) ra
cho những người cơ nhỡ có chỗ bấu víu:
Gậy phép là Phước Thiện, kẻ yếu đuối vịn
nương. (TTTH 2017, tr. 241a)
B.5. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 02-9 Ất Mùi (Thứ Hai 17-10-1955), Đức Quan Thánh Đế
Quân khuyên tín đồ hãy lóng tai nghe tiếng còi của những bậc hướng đạo lãnh
mệnh Trời hoằng giáo độ nhân mà Ngài gọi là các bậc Thiên quân:
Niệm
câu danh hiệu, lóng còi Thiên
quân. (TTTH 2017, tr. 268a)
B.6. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 13-9 Ất Mùi (Thứ Sáu 28-10-1955), Đức Quan Âm Bồ Tát
giục giã bá tánh hãy lóng tai nghe tiếng trống thức tỉnh và nghe theo tiếng còi
của người hướng đạo mà quay về với Đạo, tìm đường tu hành ngõ hầu thoát khỏi
tai ách:
Nền
đạo được hoằng dương, pháp môn được trao tặng, tiếng trống giọng còi inh
ỏi, mau mau tỉnh thức lên đường, lánh vào cảnh Thánh nhà Tiên mà tránh tai
tránh nạn. (TTTH 2017, tr. 269a)
B.7. Tại
thánh thất Thái Hòa, ngày 07-10 Ất Mùi (Chủ Nhật 20-11-1955), Đức Hưng Đạo Đại
Vương dạy rằng Đạo đã mở tại Việt Nam (phương
Đông); chúng sanh hãy xét lòng mình, lắng nghe tiếng còi của người hướng
đạo mà tìm đường tu hành, sớm tối siêng chăm:
Phương
Đông vận tốt sáng soi
Soi
lòng mà lóng giọng còi túc lên
Lòng
thành sớm tối đừng quên
Đừng
quên tràng hạt một bên thân mình.
(TTTH 2017, tr. 289a)
B.8. Tại
văn phòng Tỉnh Đạo Quảng Nam
(Tam Kỳ, Quảng Nam ),
ngày 27-01 Bính Thân (Thứ Sáu 09-3-1956), Đức Cái Thiên Cổ Phật (Quan Thánh Đế
Quân) dạy người hướng đạo:
Ngày
mai được mấy ai sáng suốt
Túc
giọng còi giơ đuốc đi đầu
(TTTH 2017, tr. 332a)
B.9. Tại
thánh thất Trung Thành, ngày 28-01 Bính Thân (Thứ Bảy 10-3-1956), Đức Vô Danh
Tiên Trưởng dạy về nhiệm vụ của người có
Thánh Linh là:
(Đ)ể
lo thi hành nhiệm vụ của Thầy, để giữ thánh địa thánh tâm, để chờ một ngày đem
lại chung một chuồng chiên, không còn để lẻ tẻ trên núi trong
rừng mà sói đám hùm bầy tính lăm le chụp bắt. Vì vậy mà giọng còi đã
túc, gậy phép đã quơ, mỗi nhóm mỗi
bầy mau gom đem về một. (TTTH 2017, tr. 339a)
B.10.
Tại thánh thất Minh Trung, ngày 23-3 Đinh Dậu (Thứ Tư 22-4-1957),
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy rằng nếu người giữ chuồng chiên thiếu tâm đức, đạo
hạnh thì đáng lo hơn là chuồng ít chiên:
Thương
cho các con là đám chiên một chuồng mà chia ra nhiều khối. Các
con buồn vì chuồng còn số ít, bị Thầy quở trách. Các con lo vì biết đâu
ngày mai còn mất mát thêm, thấy chuồng khác càng ngày càng đông, chuồng
ta càng ngày càng ít. Chuồng của các con đây là chuồng chính mình
Thầy đã giao cho coi ngó, nhưng ít hay đông, Thầy không lo, mà lo cho các con
thiếu phần tâm đức đạo hạnh. (TTTH 2014, tr. 34-35)
B.11.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 02-5 Đinh Dậu (Thứ Năm 30-5-1957), Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế nhắc tới những người hướng đạo sau khi được ơn Trời ban
trao còi và gậy để dẫn dắt tín chúng, đạo đồ thì lại lạm dụng ơn phước thiêng
liêng ấy:
(N)hưng
đến khi có còi trao gậy phó
thì mặc ý tung hoành, làm cho danh Đạo mờ lu, pháp quyền mất linh mất hiệu. (TTTH
2017, tr. 472a)
B.12.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 02-5 Đinh Dậu (Thứ Năm 30-5-1957), nói
tới những vị hướng đạo lạm dụng còi và gậy, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:
Dưới còi,
gậy có một nhóm chiên tự ý bán buôn, làm ơn làm nghĩa, quên từ bi theo
sứ mạng. (TTTH 2017, tr. 472a)
B.13.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 01-6 Đinh Dậu (Thứ Sáu 28-6-1957), Đức
Thái Bạch Kim Tinh dạy:
Nên Thầy
chiếu Thiên thơ xót động lòng thương, trao con gậy pháp vào tay để người nhờ đó
mà nương, vững lòng giúp cho sức yếu. (TTTH 2017, tr. 477b)
B.14.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 14-6 Đinh Dậu (Thứ Năm 11-7-1957), Đức
Ngô Cao Tiên (Ngô Minh Chiêu, Ngô Văn Chiêu) dạy về trách nhiệm của vị đầu họ
đạo (chủ chăn) đối với tín hữu trong họ đạo (đàn chiên):
Nên
các chuồng chiên đã giao cho người chăn giữ [là đầu họ đạo], không nên nhốt mãi trong tù, bỏ tù phạt đói chúng nó hoặc thả đi rong
cương không đi theo coi chừng chăm sóc hướng dẫn nơi ăn chỗ núp; cũng như các con
chiên bị bệnh không đi ăn được mà không cỏ nuôi thân nhiều con bị chốc ghẻ
lở lói không kiếm thuốc đắp dặt cho lành; cũng như đám chiên nhơ bẩn bùn
lầy không tắm rửa thì nào khác chi đạo hữu trong họ đạo nhiều kẻ nhơ bẩn, phạm
phải quy giới đạo pháp mà không làm các pháp trên để cứu độ về phần hồn cũng
như đời sống. (TTTH 2014, tr. 68)
B.15.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 24-01 Mậu Tuất (Thứ Năm 13-3-1958), khi
nhắc tới những người hướng đạo không biết dùng còi và gậy nên không làm tròn
trọng trách của vị chủ chăn, Đức Chơn Khai Đạo Nhơn dạy:
Sau đó, Đức Chơn Khai Đạo Nhơn nói rõ
nguyên do của tình trạng yếu kém ấy:
Trong
hàng ngũ hướng đạo các cấp chưa được huấn luyện phương pháp chăn giữ
đàn chiên. (TTTH 2014, tr. 111)
B.16.
Tại văn phòng Tỉnh Đạo Phú Yên, ngày 28-3 Mậu Tuất (Thứ Sáu
16-5-1958), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy rằng khi người hướng đạo được ban trao
quyền pháp thì đó là cây gậy để người ấy được thêm sức mà hành đạo giúp đời:
Quyền
pháp là cây gậy để thêm sức cho các con. (TTTH 2017, tr. 532a)
B.17.
Tại thánh thất Hội An, ngày 28-7 Mậu Tuất (Thứ Năm 11-9-1958), Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế than:
Thầy
rất đau khổ một điều: Thầy trao cho mỗi con cái gậy để chống nương trên đường
gai dốc, không ngờ các con sẵn gậy rồi đánh đập nhau cho tan vỡ khối thân hòa. (TTTH
2017, tr. 587b)
B.18.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 16-11 Mậu Tuất (Thứ Sáu 26-12-1958), Đức
Quan Âm Bồ Tát giục giã các vị hướng đạo làm sứ vụ phổ tế (phổ thông, truyền bá
giáo lý) hãy dùng còi và gậy như sau:
Phổ
Tế đâu? Làm gì mà chưa xoa dịu nỗi đau thương của đời. Đây đường tối tăm, đuốc
đèn chong dậy! Đây đương lầm lũi tiếng còi cứu thế túc mau! Đây bị quỷ
chước dỗ dành, gậy pháp tung ra ngăn bọn mỵ! (TTTH 2017, tr. 632a)
B.19.
Tại nhà tu Phước Huệ Đàn, ngày 08-11 Kỷ Hợi (Thứ Hai 07-12-1959),
cảnh giới về sự trái ngược giữa tín hữu ngoan đạo (chiên ngoan ngoãn hiền lành) mà người hướng đạo thì quá kém đạo đức
(kẻ chăn chiên hung hăng táo bạo),
Đức Ngô Đại Tiên (Ngô Văn Chiêu, Ngô Minh Chiêu) dạy:
Ngày
mai đây Thầy sẽ dẫn các chuồng chiên lẻ tẻ về một, trao cho các
hiền đồ còi, gậy hầu được trông nom. Nhưng chiên được ngoan ngoãn
hiền lành, trái lại kẻ chăn chiên lại hung hăng táo bạo. Chiên
mỗi đàn đã giao cho người chăn giữ, nhưng giữa nhóm người
chăn chiên lại giành nhau ở cùng bầy nầy qua bầy nọ, làm cho rối loạn trật
tự. (TTTH 2017, tr. 720b)
B.20.
Tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, ngày 04-3 Quý Mão (Thứ Năm 28-3-1963),
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy rằng những người chăn chiên kém đạo hạnh là làm
hại cho đạo:
Đáng
lẽ các con phải sớm biết quây quần nhau lại để chăn giữ đàn chiên cho Thầy và để xương minh chánh pháp
mới phải; trái lại, các con vì chút vọng tâm tự ái, thiên kiến cá nhân, gây nên
nội bộ bất hòa, lần đến chia rẽ làm cho bổn đạo hoang mang, cơ đạo đình trệ thì
dù các con có thành tâm thiện ý vì Đạo vì Thầy đi nữa, cũng vấp phạm phải điều
mà Thầy không muốn. (TTTH 2017, tr. 832b)
B.21.
Tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 09-01 Giáp Dần (Thứ Năm 31-01-1974), Đức
Trần Hưng Đạo dạy rằng khi người hướng đạo thanh cao, được tín hữu kính phục và
tín nhiệm, thì một lời nói của vị hướng đạo sẽ là giọng còi dẫn dắt cả đàn
chiên, tức là nhất hô bá ứng:
Bởi
người hướng đạo thanh cao
Ai
nào chẳng phục, ai nào chẳng tin
Một
câu xướng, muôn nghìn câu họa
Một
gương lành tất cả đều soi
Đàn
chiên nghe
túc giọng còi
Cùng
nhau tụ tập chờ coi lịnh truyền.
(TTTH 2017, tr. 896b)
Cùng đàn cơ hôm ấy, Đức Thánh Trần dạy
thêm về người hướng đạo đã được thọ ơn Trời (Thiên ân) mà chưa tỏ ra xứng đáng
với sứ vụ, thì hậu quả là:
Kẻ
lãnh tụ Thiên ân thiếu đức
Bởi
rẽ chia, chấp nhứt, hẹp hòi
Nài
mà không khiến nổi voi
Đàn chiên chẳng nể gậy còi người chăn.
(TTTH
2017, tr. 897b)
16.
NGƯỜI CHĂN CHIÊN - shepherd (牧人: mục
nhân) w Xem 15. MỤC TỬ.
17.
NGƯỜI CHỦ CHĂN - pastor (牧者: mục giả) w Xem 15. MỤC TỬ.
([1])
Phong trào Scouting ra đời ở Anh năm 1907 do sáng kiến của Robert Baden-Powell (1857-1941).
Thành viên nam của phong trào là boy scouts, người Hoa dịch
là đồng tử quân 童子軍 (người lính trẻ nhỏ). Thành viên nữ
là girl scouts, người Hoa dịch là nữ đồng tử quân 女童子軍. Khoảng tháng
9-1930, phong trào được quảng bá tại Việt Nam, chủ yếu ở miền Bắc; một
trong những vị có công khai sáng là Hoàng Đạo Thúy (1900-1994). Thoạt đầu người Việt mượn cách dịch của người
Hoa, cũng gọi scouts là đồng tử quân. Năm 1933, Hoàng
Đạo Thúy bỏ cách gọi đó, thay thế bằng hướng đạo sinh. (Huệ Khải, Gió Bốn Phương, in trong Đạo Uyển Xuân 2018. Hà Nội: Nxb Hồng
Đức, tr. 138-139.)
HUỆ KHẢI
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.