1. GIẢI NGHĨA BÀI NIỆM HƯƠNG
Đạo
gốc bởi lòng thành, tín, hiệp: Người theo đạo (tín đồ),
cốt yếu phải có lòng thành thật, đức tin mạnh mẽ, và tình hòa hiệp với đồng đạo
cũng như người khác.
THÁNH
GIÁO giảng giải câu
Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp
1. Thành,
tín, hiệp để mọi việc suôn sẻ từ đầu tới cuối. Đức Trưng Trắc Nữ Vương dạy:
“Các
em nên gìn câu ‘Đạo
gốc bởi lòng thành...’ thì vạn sự điều hòa chung thủy.” ([1])
2.
Thành, tín, hiệp là kim chỉ nam cho việc hành đạo của người hướng đạo. Đức Đông
Thắng Chơn Như dạy:
“Còn
đạo, nếu thiếu lòng thành, thiếu tín nhiệm, thiếu đức tin, thiếu hiệp hòa, thì
đừng nói tới đạo đức gì nữa.
(...)
Ngược
lại, nếu không lòng thành, không hành đạo, làm sao có uy tín với nhân gian? Mà
khi mất uy tín với nhân gian thì làm sao ai dám đến hiệp với mình? Mà khi không
ai hiệp với mình, làm sao kêu họ về với đạo, để trở lại bổn nguyên? Do đó, hàng
hướng đạo phải tâm niệm câu nhựt tụng đó để làm kim chỉ nam cho việc hành đạo,
lãnh đạo nhơn sanh.” ([2])
3.
Thành, tín, hiệp để cảm thông, hiệp tâm, hiệp chí, hiệp lực phổ truyền một giáo
lý Cao Đài thuần nhứt. Hội Đồng Tiền Bối Khai Đạo dạy:
“Hằng
ngày, mỗi khi cúng thời, các em mở miệng đọc câu kinh ‘Đạo gốc bởi lòng thành,
tín, hiệp’. Các em chịu khó khai triển học tập phân tích kỹ lưỡng về ý nghĩa
của câu kinh ấy để rồi sửa đổi đường lối và phương pháp hành đạo lại như thế
nào để cùng nhau thông cảm, đặt trọn niềm tin ở nhau cho trọn chữ tín, để:
Nghĩa
nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy
lẫn cho nhau đặng chữ hòa.([3])
Có
vậy mới đi đến chỗ hiệp tâm, hiệp chí, hiệp lực phổ truyền một giáo lý Cao Đài
thuần nhứt.”
([4])
4.
Thành, tín, hiệp để đồng đạo hiệp hòa, thống nhứt trước khi truyền đạo ra nước
ngoài. Đức Chí Tôn dạy:
Câu
“Đạo gốc...” đừng quên “tín, hiệp”
Chữ
“lòng thành” cần kíp rèn trau
Anh em nghi kỵ cho nhau
Chia lìa thủ túc, có đau đớn lòng?
Các con cũng người trong đất Việt
Lấy đại đồng còn biết bao la
Nhỏ nhen nội bộ bất hòa
Nói chi ngoại quốc truyền ra xứ người.
(...)
Việc thống nhứt mỗi con đều biết
Chữ “lòng thành, tín, hiệp” nghe con
Chẳng nên chê méo khen tròn
Vọng tâm bị quỷ tiêu mòn, rẽ chia.([5])
5. Thành, tín, hiệp để bản thân chứng quả, thoát khỏi
luân hồi. Đức An Hòa Thánh Nữ dạy:
“Tệ Nữ
trước kia kể ra thì sự tu hành công quả chưa có là bao. Ngày nay được đắc vị
vào hàng Thánh Nữ là nhờ những đặc điểm sau đây:
1. Những ngày tàn tạ của chuỗi đời, Tệ Nữ
đã trọn thành trọn kỉnh, nhìn nhận rằng trên không đã có bộ máy
huyền linh do Thợ Trời [Hóa
Công] cai quản, sắp xếp mọi điều.
2. Trọn lòng tin tưởng
trong việc thiện từ nhơn nghĩa, khuyến khích tử tôn noi theo đàng đạo lý đừng
để dở dang, và cũng chính tự mình rán làm những gì có thể được.
3. Đến giờ phút cuối cùng sắp cổi bỏ nhục thể, bao nhiêu ăn năn hối hận những gì trong chuỗi
đời đã tạo gây, và xin nguyện nếu được về cõi tiên thiên, nguyện sẽ cùng các
Đấng tùy duyên hóa độ người đời theo đường đạo lý, để thuận lòng
người và hạp lòng Trời.
4. Nhờ công quả và đại nguyện của các con
phục vụ Đạo Trời với tất cả tấm lòng thành và mọi sở hữu.
Nhờ bốn yếu tố đó nên ngày nay Tệ Nữ được
thoát ngoài bánh xe luân hồi chuyển kiếp, không bỏ một dịp nào có thể khuyên
nhủ cùng tỉnh thức người đời.” ([6])
*
([3])
Ơn Trên nhắc lại lời Đức Chí Tôn, chép trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, 08-01 Bính Dần (Thứ Bảy
20-02-1926).