4. GIẢI NGHĨA NHIÊN ĐĂNG
CỔ
PHẬT BỬU CÁO
Hỗn
độn Tôn Sư: Vị Thầy tôn kính có từ thời hỗn độn (lúc vũ trụ chưa thành hình).
Càn khôn chủ tể: Ngài làm chủ vũ
trụ (càn khôn).
Quy thế giới ư
nhứt khí chi trung: Ngài gom vũ trụ vào trong một
khí. (Nghĩa
bóng là vũ trụ thành hình từ khí hư vô hay khí tiên thiên.)
Ốc trần huờn ư
song thủ chi nội: Ngài nắm giữ vũ trụ trong hai bàn tay. (Nghĩa bóng là vũ
trụ này chịu sự chi phối, tác động của hai nguyên lý âm và dương.)
Huệ đăng bất
diệt, chiếu tam thập lục thiên chi quang minh: Trí huệ của Ngài như ngọn đèn
bất diệt, chiếu sáng ba mươi sáu từng trời (và hơn thế nữa).
Ðạo pháp trường
lưu, khai cửu thập nhị tào chi mê muội: Đạo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi để
giúp chín mươi hai ức nguyên nhân hết mê muội.
Ðạo cao vô cực / Giáo xiển hư linh: Đạo cao siêu vô cùng (vượt khỏi khả năng nhận thức của người
phàm); do đó cần có giáo lý chơn chánh làm sáng tỏ chỗ huyền diệu tột cùng của
Đạo để giúp con người có thể hiểu được Đạo.
Thổ khí thành
hồng, nhi nhứt trụ xanh thiên / Hóa
kiếm thành xích, nhi tam phân thác địa: Nghĩa đen là nhả ra luồng khí biến
thành một cột trụ chống đỡ bầu trời / Hóa thanh kiếm thành cây thước đo, ba
phân nâng đỡ mặt đất. Nghĩa bóng là người tu thiền (tịnh luyện) có phương pháp
vận Châu Thiên để thông hai mạch Nhâm và Đốc. Mạch Đốc chạy sau lưng, dọc theo
xương sống (trong kinh nói là “nhứt trụ xanh thiên”). Mạch Nhâm chạy dọc trước bụng,
qua Hạ Đan Điền nằm dưới rún “ba phân”. Điền là ruộng đất, trong kinh nói là “tam phân thác địa”.([1])
Công tham Thái
Cực, phá Nhứt Khiếu chi huyền quan: Công đức của Ngài lớn sánh cùng trời
đất, và Ngài mở cánh cửa Nhứt Khiếu (tức Huyền Quan) mà phối hiệp với Trời.
Tánh hiệp vô vi,
thống tam tài chi bí chỉ: Ngài hòa hiệp một cách huyền diệu (huyền đồng) cùng
trời đất, và nắm được then chốt bí yếu của tam tài (trời, đất, người).
Ða thi huệ trạch / Vô lượng độ nhơn: Ngài ban ân huệ và
cứu độ người đời nhiều không kể xiết.
Ðại bi, đại
nguyện, đại thánh, đại từ: Lòng thương xót chúng sanh của Ngài bao la, thệ
nguyện cứu đời của Ngài to tát, thánh đức của Ngài lớn lao, tình thương của
Ngài rộng khắp.
Tiên Thiên Chánh
Ðạo /
Nhiên Ðăng Cổ Phật / Vô Vi Xiển Giáo Thiên Tôn: Ngài là Đạo chơn chánh đã có trước khi vũ trụ thành hình,
là Nhiên Đăng Cổ Phật, là Đấng Thiên Tôn dùng cách vô vi làm cho giáo lý
được hiểu cặn kẽ.
TỔNG
LUẬN VỀ NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT BỬU CÁO
Bài Nhiên Đăng
Cổ Phật Bửu Cáo mang nhiều ẩn dụ gần gũi những hành giả tịnh luyện.
Theo giáo lý Cao Đài, con người là “một thiêng liêng tại thế”, nhưng chưa khai
phóng được phần thiêng liêng tiềm ẩn vì vẫn chưa lóng đục khơi trong, thánh
phàm còn hỗn độn chưa phân biệt. Do đó, “hỗn
độn Tôn Sư” phải chăng còn ám chỉ con người thế gian, vì Đức Phật Thích Ca dạy
rằng mỗi người phàm tục là một vị Phật-sẽ-thành?
Nói cách khác, về lý thì con người có tính Trời, có
Phật tánh, có Cao Đài nội tại, v.v… Nhưng tất cả các giá trị thiêng liêng ấy
đều đang là ẩn số. Tu hành là giải phương trình ở nội tâm ([2]) mỗi người để tìm ra ẩn số đó và thực chứng lời Đức Cao
Đài dạy: “Con là một thiêng liêng tại thế
/ Cùng với Thầy đồng thể linh quang.” ([3])
Theo nguyên lý “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” thì
vũ trụ ngoại giới và nội thân con người không khác. Người cũng là một tiểu vũ
trụ, tức là một thế giới càn khôn thu nhỏ. Do đó, “càn khôn chủ tể” phải chăng cũng ám chỉ con người? (Nhưng con
người mất quyền chủ tể vì trót để cho lục dục, thất tình sai khiến.)
“Quy thế giới ư
nhất khí chi trung” ám chỉ sự sống hữu vi và sự luyện đạo của hành giả tu
tịnh cốt yếu do một luồng khí hô hấp vào ra, luân lưu trong thân thể (tiểu thế
giới).
“Ốc trần hoàn ư
song thủ chi nội” ám chỉ hai bàn tay là Lưỡng Nghi (bên trái dương, bên
phải âm).
“Huệ đăng bất
diệt” ám chỉ tâm linh sáng suốt của mỗi người. Mỗi người là một ánh sáng
thiêng liêng (tiểu linh quang). Khi nhiễm trần, ánh sáng bị che lấp nhưng vẫn
không bị tiêu diệt.
“Tam thập lục
thiên” cũng ám chỉ tiểu vũ trụ (tiểu thế giới) là nội thân con người.
Như đã nói trong phần Giải Nghĩa, “Nhứt trụ xanh thiên” và “tam
phân thác địa” có liên quan sự tịnh luyện (công phu).
Từ những điều trình bày trên đây, chúng ta cần suy gẫm:
Nhiên Đăng Cổ
Phật Bửu Cáo là một bài kinh cúng tứ thời của con đường phổ độ (ngoại giáo công
truyền). Vậy mà tìm hiểu ý nghĩa bài kinh này lại thấy liên quan tâm pháp vô vi hay
nội giáo tâm truyền (tịnh luyện).
Như thế,
phải chăng phổ độ thật sự không ngăn cách hoàn toàn với tâm pháp vô vi? Con
đường phổ độ đến một lúc nào đó cũng rẽ nhánh cho người tín đồ đi vào tâm pháp
vô vi? Trong thực tế, rất nhiều môn sanh Cao Đài bước vào phổ độ rồi tùy duyên
phận lại trở thành hành giả chuyên cần công phu (tịnh luyện). Có nơi (như Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo) thì tín hữu song tu
(vừa lo phổ độ vừa tu tập vô vi, tịnh luyện).
*
([1]) Thay vì “tam
phân”, kinh sách đạo Lão nói là “tam
thốn”; người Việt thường dịch là “ba tấc”, khoảng chừng ba lóng tay. Hán Điển trực tuyến (zdic.net) của Bắc
Kinh dịch “thốn” là “inch”.