3. GIẢI NGHĨA NGỌC HOÀNG
THIÊN
TÔN BỬU CÁO
Đại La Thiên Đế / Thái Cực Thánh Hoàng: Đây là tên tạm gọi Đức Thượng Đế, đấng chúa tể càn khôn.
Hóa dục quần sanh / Thống ngự vạn vật: Trời sanh dưỡng và
cai quản muôn loài vạn vật.
Diệu diệu Huỳnh
Kim Khuyết / Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh:
Kinh thành Bạch Ngọc của Trời nguy nga, Cổng Vàng rất to tát.
Nhược thiệt nhược
hư, bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa: Như hư như thật, Trời im lặng phô bày
công cuộc vận hành sinh sôi nảy nở của vũ trụ.
Thị không thị
sắc, vô vi nhi dịch sử quần linh: Không ai thấy hoặc biết được việc Trời
làm, nhưng Trời sai khiến vạn linh mà không cản trở vạn linh.
Thời thừa lục
long, du hành bất tức: Trời có lúc cỡi sáu con rồng đi khắp các nơi không ngừng
nghỉ. Nghĩa bóng là Đạo Trời mạnh mẽ, vận hành khắp cả vũ trụ không hề ngừng
nghỉ; Đạo Trời biến dịch đúng luật tắc, phù hợp hoàn cảnh.
Khí phân tứ
tượng, oát triền vô biên: Nghĩa bóng là vũ trụ vận hành, luân chuyển không
giới hạn theo hai chiều tán tụ (vãng lai, đi về, ra vào).
Càn kiện cao minh,
vạn loại thiện ác tất kiến: Trời vô cùng sáng suốt, thấy và biết tất cả mọi
điều lành dữ của muôn loài.
Huyền phạm quảng
đại, nhứt toán họa phước lập phân: Luật Trời rộng lớn, phân định rạch ròi
từng điều họa phước. Nghĩa bóng là con người vừa nảy ra một ý nghĩ dữ hay lành,
tuy người chưa thi hành mà luật Trời đã phân định tội hay phước cho kẻ tạo nghiệp
xấu hay nghiệp tốt về ý rồi.
Thượng chưởng tam
thập lục thiên, tam thiên thế giới / Hạ
ốc thất thập nhị địa, tứ đại bộ châu: Tất cả ba mươi sáu từng trời, ba ngàn
thế giới,([1]) bảy mươi hai địa
cầu,([2]) bốn bộ châu lớn đều
do Trời chưởng quản.
Tiên thiên, hậu
thiên, tịnh dục Đại Từ Phụ: Trời là Đấng Cha Lành dưỡng nuôi đồng đều hai cõi
tiên thiên và hậu thiên.
Cổ ngưỡng, kim
ngưỡng, phổ tế Tổng Pháp Tông: Xưa nay luôn luôn kính ngưỡng Trời là
ông Tổ của tất cả các pháp, và Ngài cứu giúp rộng khắp.
Nãi nhựt nguyệt
tinh thần chi quân / Vi Thánh Thần
Tiên Phật chi chủ: Trời là chúa tể càn khôn thế giới, làm chủ tất cả các
đấng Thần Thánh, Tiên Phật.
Trạm tịch chơn
đạo
/ Khôi mịch tôn nghiêm: Đạo Trời
lặng lẽ, sâu xa, kín nhiệm, và vô cùng uy nghiêm.
Biến hóa vô cùng,
lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế: Trời biến hóa vô cùng, luôn luôn lưu truyền
các kinh quý báu để thức tỉnh người đời.
Linh oai mạc
trắc, thường thi thần giáo dĩ lợi sanh: Oai linh của Trời không thể lường được,
và Trời luôn luôn ban lời giáo huấn diệu mầu giúp ích chúng sanh.
Hồng oai, hồng
từ, vô cực, vô thượng / Đại thánh, đại
nguyện, đại tạo, đại bi: Trời là đấng oai linh lớn, lòng thương yêu bao la,
tối thượng, đức thánh lớn, có nguyện lớn, công tạo dựng lớn, lòng thương xót
lớn.
Huyền Khung Cao
Thượng Đế, Ngọc Hoàng tích phước hựu tội Đại Thiên Tôn: Trời tức là
Huyền Khung Cao Thượng Đế, là Ngọc Hoàng ban phước và xá tội chúng sanh, là Đại
Thiên Tôn.
*
([1]) Nói
đủ là “tam thiên đại thiên thế giới”. Thái
dương hệ chứa cõi địa cầu này là một thế giới. Cứ 1.000 thái dương hệ hợp thành
một tiểu thiên thế giới. Cứ 1.000 tiểu thiên thế giới hợp thành một trung thiên
thế giới. Cứ 1.000 trung thiên thế giới hợp thành một đại thiên thế giới. Vì
một đại thiên thế giới là 1.000x 1.000x1.000 (tam thiên: ba ngàn) thái dương hệ nên một đại thiên thế giới cũng
gọi là “tam thiên đại thiên thế giới”.