7. GIẢI NGHĨA DƯNG TAM BỬU
BÀI
DƯNG BÔNG
Đầu cúi xin dâng
lễ kỉnh thiềng:
Kính thành cúi đầu xin dâng lễ lên Đức Chí Tôn.
Cảm Đức Cao Đài
lòng đoái tưởng: Cảm tạ Đức Chí Tôn nghĩ đến chúng con.
Từ bi cứu thế
giáng đàn Tiên: Tương truyền, các bài dưng tam
bửu do tiền khai Ngô Văn Chiêu (1878-1932) truyền lại. Bởi vậy câu 4 bài
dưng bông nói tới “đàn Tiên”, tức là đàn cầu
cơ thỉnh Tiên; nhưng tín đồ thường đọc là “đàn tiền” (ở trước đàn). Ngày nay có
thể hiểu đàn Tiên như Thiên Bàn (ngày xưa vua chúa cất một đài cao làm lễ tế
Trời, gọi là “Thiên đàn”).
*
BÀI
DƯNG BỒ ĐÀO
Bồ đào cam giá
tửu Tây phương: Rượu nho và rượu mía là của
phương Tây.
Bả trản cung trần
mỹ vị hương:
Đệ tử thành tâm
kiền phụng hiến: Với lòng thành đệ tử kính cẩn dâng lên.
Cao Đài hoan lạc
kiết trinh tường: Đức Cao Đài vui và ban ơn lành. (Chữ “kiết” là cát, và “trinh tường” đều có nghĩa là tốt lành.)
*
BÀI
DƯNG RƯỢU TRẮNG
Tửu vị hương hề
tửu vị hương: Mùi vị rượu thơm ngon vậy thay!
Khấu đầu cung
hiến chước hồ tương: Cung kính rót
rượu, cúi lạy dâng lên. (“Hồ tương” là rượu ngon đựng
trong bình; quỳnh tương là rượu quý.)
Cao Đài hứng cảnh
nhàn quan nhã: Đức Cao Đài vui lòng trước cảnh đệ tử hiến lễ (“Cao Đài hứng cảnh”) và thong thả nhìn cảnh đẹp mắt này (“nhàn quan nhã”).
Đệ tử cung trần
mỹ vị hương: Đệ tử kính cẩn sắp bày rượu thơm ngon dâng lên.
*
BÀI
DƯNG TRÀ
Đông độ thanh trà
mỹ vị hương: Trà xanh ở phương Đông mùi vị thơm ngon.
Khấu đầu cung
hiến chước hồ trường
[trà]: Cung
kính rót trà, cúi lạy dâng lên. (“Hồ trường” tức là “hồ trà”, nghĩa là trà đựng trong bình. Đọc trại “trà” thành “trường” cho ăn vần với
chữ “hương” theo luật thơ.)
TỔNG
LUẬN VỀ DƯNG TAM BỬU
1. Hoa, rượu, trà
trong nghi lễ Cao Đài tượng trưng cho tinh, khí, thần, và gọi chung là “tam bửu” (tam bảo), nghĩa là ba món báu.
Tam bửu ở trời là nhật, nguyệt, tinh (mặt trời, mặt
trăng, và các ngôi sao). Tam bửu ở đất là thủy, hỏa, phong (nước, lửa, gió). Tam
bửu ở người là tinh, khí, thần. Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế giảng về tam bửu như sau:
– “Trời nhờ ba báu ấy mà dưỡng dục muôn loài, hóa sanh
vạn vật, luân chuyển càn khôn mới chia ra ngày đêm, sáng tối.
Đất nhờ ba báu đó
mà phong võ [gió mưa] điều hòa,
cỏ cây tươi nhuận, phân ra thời tiết xuân, hạ, thu, đông.
Người nhờ ba báu
đó mà tạo Tiên tác Phật.” ([1])
– Khi cúng tứ thời,
dưng tam bửu là ngụ ý phải quý trọng, giữ gìn ba báu của con người, bởi lẽ: “Tinh, khí, thần hiệp nhứt mới thành đạo...” ([2])
– Vì sao tam bửu
của con người hao mòn? Thầy dạy:
“Như con người lo
lắng, vọng tưởng điều nầy sự nọ thì hao thần (linh hồn); còn muốn ham, mơ mộng
phú quý vinh hoa thì tán khí; bằng say đắm mê sa tình trường dục hải thì tổn
tinh.” ([3])
– Tam bửu hao mòn
thì nguy hại ra sao? Thầy dạy:
“Hễ tam bửu hao
mòn thì nào khác chi cái ngọn đèn tàn, dầu hao tim lụn, leo lét canh khuya, khi
mờ khi tỏ, tất nhiên một hồi phải tắt ngay. Vả như tam bửu hư hoại thì tự nhiên
ngũ hành, ngũ tạng cũng phải xiêu bè suy nhược theo nhau.”([4])
– Vậy, người tu
phải biết bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần, rồi luyện sao “cho tinh hóa khí, khí hóa thần, thần huờn hư. Ba báu quy về tại kim
đảnh [đỉnh đầu] là thành đạo.” ([5])
2. Bình hoa tươi trên
Thiên Bàn có nhiều màu sắc. Các sắc hoa ấy là kết quả tổng hợp của năm màu cơ
bản (xanh, trắng, đỏ, đen, vàng). Khi tụng “Hoa tươi năm sắc sắc thiên nhiên”, người hành giả (tu
vô vi, công phu tịnh luyện) nhớ đến mối tương quan giữa ngũ sắc với bảy “nhóm
năm” như sau:
5 màu |
xanh |
trắng |
đỏ |
đen |
vàng |
5 đức |
nhân |
nghĩa |
lễ |
trí |
tín |
5 giới |
sát sanh |
trộm cắp |
tà dâm |
tửu nhục |
vọng ngữ |
5 hành |
Mộc |
Kim |
Hỏa |
Thủy |
Thổ |
5 khí |
ấm áp |
mát mẻ |
khô nóng |
lạnh lẽo |
ẩm thấp |
5 phương |
đông |
tây |
nam |
bắc |
trung
ương |
5 tạng |
gan |
phổi |
tim |
thận |
lá lách |
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy người hành giả:
“Lại trời có ngũ khí thì đất có ngũ
phương, người có ngũ tạng. Người ngộ đạo phải
lấy ngũ hành ấy chế tạo mà luyện kim đơn cho thành xá lợi.” ([6])
Như vậy, dâng hoa,
rượu, và trà trong lễ cúng tứ thời hằng ngày là mượn vật chất hữu hình thể hiện
lẽ đạo sâu kín nhiệm mầu vô hình vô vi của tâm pháp Cao Đài.
*