5. GIẢI NGHĨA THÁI THƯỢNG
ĐẠO
TỔ BỬU CÁO
Tiên
thiên khí hóa / Thái
Thượng Ðạo Quân: Khí tiên thiên hóa thành Đức Thái Thượng Đạo Quân.
Thánh
bất khả tri / Công
bất khả nghị: Không ai biết được chỗ siêu phàm của Ngài và cũng không ai
luận bàn cho hết công đức to tát của Ngài.
Vô vi
cư Thái Cực chi tiền / Hữu
thỉ siêu quần Chơn chi thượng: Khi vũ trụ chưa có, Ngài đã có rồi. Đến lúc
vũ trụ thành hình thì Ngài cao trổi hơn tất cả các Đấng thiêng liêng.
Ðạo
cao nhứt khí / Diệu
hóa Tam Thanh: Nhứt khí (Đạo) biến hóa thần diệu ra Tam Thanh (Ngọc Thanh,
Thượng Thanh, Thái Thanh).
Ðức
hoán hư linh / Pháp
siêu quần Thánh: Đức độ của Ngài chiếu sáng khắp cõi trời và phép mầu của
Ngài vượt hơn hẳn các vị Thánh.
Nhị
ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh: Ngài giáng sanh vào ngày
rằm tháng Hai âm lịch.
Nhứt
thân ức vạn, diệu huyền thần biến: Từ một thân Ngài biến hóa
mầu nhiệm ra vô số thân.
Tử
khí đông lai, quảng truyền Ðạo Ðức: Ngài đi từ phương đông
[sang phương tây], trên trời hiện ra làn khí màu đỏ tía [báo điềm lành], và
Ngài đã trao bộ Đạo Đức Kinh [cho ông Doãn Hỷ tại ải Hàm Cốc] sau đó bộ kinh
này được truyền bá rộng khắp. (Xem thêm Tổng
Luận.)
Lưu
sa tây độ, pháp hóa tướng tông: Ngài sang phương tây, qua
vùng sa mạc luôn bị cuồng phong thay đổi địa hình; đạo pháp của Ngài trở thành
tôn giáo có hình tướng.
Sản
Tất Viên, Phương Sóc chi bối, đơn tích vi mang: Hóa
thân của Ngài là ông Tất Viên (Trang Tử) và ông Đông Phương Sóc; việc tu đơn
(luyện đạo) nếu phân tích, giảng giải thì mơ hồ, ẩn áo.
Khai
thiên địa, nhơn vật chi tiên, Ðạo kinh hạo kiếp: Khi
vũ trụ thành hình thì Ngài có trước loài người và muôn vật; Đạo của Ngài trải
qua vô số kiếp (để giáo hóa người đời).
Càn
khôn oát vận, nhựt nguyệt chi quang: Trời đất xoay vần, thế nên
có ngày có đêm.
Ðạo pháp
bao la, Cửu Hoàng Tỷ Tổ: Đạo pháp của Ngài dung chứa mọi thứ và
có từ rất xa xưa.
Ðại
thiên thế giới ([1]) dương tụng từ ân:
Khắp thế gian, cùng vũ trụ, đâu đâu cũng xưng tụng ơn lành của Ngài.
Vĩnh
kiếp quần sanh ngưỡng kỳ huệ đức: Chúng sanh đời đời kính
ngưỡng lòng nhân ái và đức độ của Ngài.
Ðại
thần đại thánh / Chí
cực chí tôn / Tiên Thiên Chánh Nhứt / Thái Thượng Ðạo Quân / Chưởng Giáo Thiên Tôn: Đức Thái Thượng
Đạo Quân là Đấng vô cùng huyền nhiệm, là Đấng được tôn sùng tột bực, là ngôi
Một trước khi có vũ trụ, là Đấng được cõi trời tôn kính và nắm giữ Đạo Giáo
(đạo Lão).
TỔNG
LUẬN VỀ THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ BỬU CÁO
Bài kinh Thái
Thượng Đạo Tổ Bửu Cáo xưng tán Đức Thái Thượng Đạo Quân nhưng có nhiều câu
giống với truyền thuyết về Đức Lão Tử. Như vậy, đạo Cao Đài quan niệm Thái
Thượng Đạo Quân, Thái Thượng Đạo Tổ, Thái Thượng
Lão Quân, Lão Quân, và Lão Tử là một. Các tôn hiệu
này có ý nghĩa như sau:
– Thái Thượng: Cao tột, cũng là từ chỉ
Thượng Đế.
– Đạo Quân: Vị chúa tể làm chủ Đạo, cũng là Thượng Đế.
– Đạo Tổ : Ông Tổ của Đạo, cũng là Thượng Đế.
– Lão Quân: Vua già. Trong thánh giáo Cao Đài, Thượng Đế cũng xưng mình là
Già, Trời già.
– Lão Tử: Thầy già. Mở đạo Cao Đài, Thượng Đế xưng mình là Thầy.
Khi mới mở Đạo (1926), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế cho biết
Đức Thái Thượng cũng là Ngài, nay gọi là Đức Cao Đài: Thái Thượng (...) thị
Ngã, kim viết Cao Đài.([2])
Các sách chép rằng Đức Lão Tử
tên Nhĩ, tự là Đam (nhĩ là tai; đam là tai dài). Ngài họ Lý, người nước
Sở,([3]) huyện Khổ (Khổ: đắng, cực khổ), làng Lệ, xóm Khúc Nhân. Ngài làm quan coi kho
sách của nhà Chu ở kinh đô Lạc Dương,([4]) và Đức Khổng gặp Đức Lão vào lúc
ấy, khoảng
năm 517 trước Công Nguyên.([5]) Đức Khổng kém hơn Đức Lão khoảng năm mươi
ba tuổi.([6])
Truyền thuyết cho rằng mẹ Đức Lão mang thai tám mươi
năm, sanh Ngài ở bên hông trái vào thế kỷ 6 trước Công Nguyên. Khi sanh ra, tóc
râu Ngài bạc trắng. Do đó “Lão Tử” có nghĩa là “đứa trẻ già” và sau này còn được hiểu
là “ông thầy già”. Vừa chào đời, Ngài liền chỉ vào cây mận (lý) bảo rằng Ngài họ Lý. Nhưng Dư Bồi
Lâm cho rằng thời Xuân Thu chưa có họ Lý, mà sang thời Chiến Quốc mới xuất
hiện; vậy, Đức Lão Tử họ là Lão.
Đức Lão Tử bỏ Lạc Dương ở phía đông cỡi trâu đi về
phía tây. Ngài đi tới đâu trên đầu cũng có đám mây màu tía hiện ra. Bài kinh
nói “tử khí đông lai”.
Ông quan Doãn Hỷ coi ải Hàm Cốc xem thiên tượng thấy
điềm lành, biết Thánh Nhân sắp đi qua nên thành tâm chờ đón, xin Đức Lão Tử
truyền đạo. Ngài bèn nán lại viết bộ Đạo
Đức Kinh hơn năm ngàn chữ, là một kỳ thư
bất hủ mà xưa nay đời nào cũng có người dịch, nghiên cứu, luận bàn, truyền bá
khắp thế giới. Bài kinh nói “quảng truyền Đạo
Đức”.
Rời ải Hàm Cốc, Đức Lão Tử tiếp tục đi sang hướng tây
(tây độ), băng qua sa mạc mênh mông
mà người Hoa gọi là Tây Vực (Tây Vức). Sa mạc này người Hoa gọi là Qua Bích;
Mông Cổ gọi là Govi; phương Tây gọi là
Đạo pháp của Đức Lão Tử ban đầu chưa trở
thành một tôn giáo có hình tướng nhưng trải qua nhiều đời đã trở thành một tôn
giáo lớn với các cấp giáo phẩm cao thấp khác nhau, đền điện nguy nga, nghi lễ
nhiều màu sắc, kinh điển rất phong phú, v.v... Bài kinh nói “pháp hóa tướng tông”.
Tôn hiệu Thái Thượng Lão Quân phù hợp với
truyền thuyết cho rằng Đức Lão Tử là hóa thân của Đức Lão Quân. Nguyễn Hiến Lê (Lão Tử Đạo Đức Kinh) cho biết tôn hiệu Thái Thượng Lão
Quân đã có từ năm 165 (đời Hậu Hán).
Vua Đường Cao Tông (trị vì 649-683) tôn Đức
Lão Tử là Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng
Đế. Tôn hiệu này phù hợp với quan niệm rằng Đức Thái Thượng có trước vũ trụ
(tiên thiên), do khí hồng mông (hỗn độn) hóa thành, có trước ngôi Thái Cực, và
tạo ra vũ trụ. Do đó trong bài kinh có những câu như: “Tiên thiên khí hóa / Thái Thượng Đạo Quân
/ Tiên thiên chánh nhứt / Thái Thượng Đạo Quân / Vô vi cư Thái Cực chi tiền / Khai thiên địa
nhơn vật chi tiên.”
Quan niệm Đức Lão Tử là Lão Quân, Đạo
Quân, cũng đưa tới tôn hiệu Thái Thượng
Đạo Tổ; nghĩa là đấng chúa tể của Đạo, cũng là ông Tổ của đạo Lão, cho nên
kết thúc bài kinh nói “Chưởng Giáo Thiên Tôn”.
Do thuyết Đức Thái Thượng Đạo Quân có
trước vũ trụ vạn vật và sáng tạo ra vũ trụ vạn vật mà có những hệ luận sau:
– Ngài sáng tạo ra con người, quyền năng
của Ngài vượt khỏi sự hiểu biết của con người (thánh bất khả tri); và cũng do đó công đức của Ngài ban cho đời
không ai luận bàn được cho rốt ráo (công
bất khả nghị).
– Ngài tạo ra tất cả nên Ngài trổi vượt
hơn tất cả, được tôn kính hơn tất cả. Bài kinh nói: “Hữu thỉ siêu quần Chơn chi thượng / Đức hoán hư linh / Pháp siêu
quần Thánh / Chí cực chí tôn”
Từ đời nhà Hán (206 trước Công Nguyên –
220 Công Nguyên) đã rất phổ biến thuyết cho rằng Đức Lão Tử giáng phàm nhiều
lần để hóa độ người đời, nhưng không ai biết chính xác Ngài lâm trần bao nhiêu
lần, bài kinh nói: “Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần
biến.”
Các sách không nói rõ Ngài sinh ngày nào, nhưng bài kinh
nói: “Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh
giáng sanh.” Do đó, đạo Cao
Đài thiết lễ vía Đức Đạo Tổ vào ngày rằm tháng Hai âm lịch hằng năm.
Lại có thuyết cho rằng Đức Lão Tử đã phân thân, tạo
nên một “tam vị nhất thế”
(như Thượng Đế Ba Ngôi) mà thuật ngữ đạo Lão gọi là Tam Thanh, gồm có: Ngọc Thanh, Thượng Thanh, và Thái Thanh. Do đó
bài kinh nói: “Đạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam
Thanh.”
Chức sắc Cửu Trùng
Đài chia ra ba phái ứng với Tam Giáo là Ngọc (Nho), Thượng (Lão), Thái (Phật). Thí
dụ: Chức sắc Nguyễn Văn Nam nếu thuộc phái Ngọc (áo đỏ) thì thánh danh là Ngọc
Nam Thanh; thuộc phái Thượng (áo xanh dương) thì thánh danh là Thượng Nam
Thanh; thuộc phái Thái (áo vàng) thì thánh danh là Thái Nam Thanh. Cách gọi tên
thánh như vậy liên quan tới thuật ngữ “Tam Thanh”.
Cờ và phướn Cao Đài
thường gọi là cờ Tam Thanh và phướn Tam Thanh vì gồm ba màu từ dưới kể lên là
đỏ (phái Ngọc), xanh dương (phái Thượng), và vàng (phái Thái).
*
([1]) Nói
đủ là “tam thiên đại thiên thế giới”. Thái
dương hệ chứa cõi địa cầu này là một thế giới. Cứ 1.000 thái dương hệ hợp thành
một tiểu thiên thế giới. Cứ 1.000 tiểu thiên thế giới hợp thành một trung thiên
thế giới. Cứ 1.000 trung thiên thế giới hợp thành một đại thiên thế giới. Vì
một đại thiên thế giới là 1.000x 1.000x1.000 (tam thiên: ba ngàn) thái dương hệ nên một đại thiên thế giới cũng
gọi là “tam thiên đại thiên thế giới”.
([2]) Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển. Bổn thứ nhứt. Dakao
Sài Gòn: Impr. Tam Thanh, 108-110 Place Maréchal Foch, 1928, tr. 14.