6. GIẢI NGHĨA KHỔNG THÁNH
TIÊN
SƯ BỬU CÁO
Quế
Hương nội điện / Văn
Thỉ thượng cung: Điện Quế Hương ở cung Văn Thỉ là nơi ngự của Đức Khổng
Thánh.
Cửu
thập ngũ hồi, chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố:
Ngài trải qua rất nhiều kiếp trồng những cây ăn trái ngon ngọt trong mảnh vườn
văn học. Nghĩa bóng là Ngài dày công dạy dỗ, mở trường khai hóa dân trí.
Bá
thiên vạn hóa, bồi quế thọ ư âm chất chi điền: Ngài rất nhiều kiếp
giáo hóa cho người đời nên danh phận (đỗ đạt), và sự thành đạt của kẻ sĩ đặt
trên nền tảng nhân đức.
Tự
lôi trữ bính, linh ư phụng lĩnh: Tiếng sấm khi chữ Nho được
phát minh mang theo ánh sáng; nó thiêng liêng hơn chim phụng xuất hiện trên
đỉnh núi báo tin có Thánh Nhân ra đời. Nghĩa bóng là so sánh việc chế tác chữ
Nho còn quan trọng hơn cả việc Thánh Nhân xuất thế cứu đời. (Thánh Nhân không
phải thời nào cũng có, việc giáo hóa trực tiếp của Thánh Nhân vì vậy bị hạn chế
trong không gian và thời gian. Tuy nhiên, nhờ chữ Nho, kinh sách ra đời, đạo lý
có phương tiện truyền bá rộng khắp vượt không gian và thời gian, việc giáo hóa
vì thế được tiếp nối dài lâu bất tận.)
Chí
như ý từ, tường ư ngao trụ: Tâm chí và tư tưởng của Đức Khổng Thánh
rất mực tốt lành, đỡ nâng con người hay hơn cả chân ngao (rùa biển) chống chỏi
đất cho khỏi sụp.
Khai
nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu: Dạy đạo đức cho con người
trên căn bản là hết lòng báo hiếu cha mẹ.
Thọ
quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung: Muốn giữ lâu bền mạch nước
(văn hóa quốc gia, v.v…) thì trước tiên phải hết lòng trung thành với đất nước.
Ứng
mộng bảo sanh / Thùy
từ mẫn khổ: Ngài noi gương Chu Công, thường suy tư tìm cách bảo toàn sự
sống cho người dân. Chu Công thường đến với Ngài trong giấc mộng bởi vì Ngài có
lòng thương xót chúng dân khổ sở.
Đại
nhơn đại hiếu / Đại
thánh đại từ / Thần văn thánh võ
/ Hiếu đức trung nhơn: Ngài có những
đức độ cao tột như nhân từ, chí hiếu, rất sáng suốt, lại đủ tài văn lẫn võ.
Vương
tân sách phụ: Ngài là thượng khách trong triều, tham mưu
cho vua chúa về chánh sách trị nước an dân.
Nho
Tông khai hóa: Ngài dùng tông chỉ đạo Nho làm cho xã hội
văn minh (bằng giáo dục).
Văn
Tuyên tư lộc: Ngài là đấng học vấn lỗi lạc (Văn Tuyên), trông coi việc ban phúc cho
thế gian.
Hoằng
nhơn Đế Quân: Ngài là vị Đế Quân bác ái.
Trừng
chơn chánh quan / Bửu
quang từ tế Thiên Tôn: Ngài xem xét những điều trong sáng, chơn thật, và là
vị Thiên Tôn có lòng thương yêu hay cứu giúp chúng dân, là ánh sáng quý báu soi
sáng cho đời.
TỔNG
LUẬN VỀ KHỔNG THÁNH TIÊN SƯ BỬU CÁO
Nói đến Đức Khổng Tử là nói đến đạo Nho. Nói đến đạo
Nho chẳng thể bỏ quên chữ viết của dân tộc Trung Hoa. Thứ chữ đó được gọi là
chữ Hán vì Hán là một trong mấy triều đại văn minh rực rỡ nhất Trung Hoa. Nhưng
chữ viết đó còn có một cái tên xác đáng hơn, sâu sắc hơn: chữ Nho; nghĩa là văn tự của đạo Nho, chữ của nhà Nho. Chưa có một
nền tư tưởng nào khác mà lại có cái vinh dự là đồng hóa danh xưng của nó với
ngôn ngữ của cả một dân tộc. Nho Giáo duy nhất có được cái điều thế gian hy hữu
ấy, đủ để thấy uy thế của Đức Khổng Tử to tát như thế nào rồi.
Theo truyền thuyết, chữ Nho có từ đời thượng cổ, do
Thương Hiệt sáng chế ra. Khi chữ viết được phát minh thì kinh thiên động địa,
quỷ khốc thần sầu, sấm giăng mưa giáng...
Trong kinh nói “tự lôi trữ bính” không ra ngoài
huyền thoại ấy. Nhìn ở khía cạnh khoa học, huyền thoại ấy nhằm diễn tả tầm quan
trọng của chữ viết đối với văn hóa, văn minh của một dân tộc.
Trên cơ sở di chỉ khảo cổ An Dương (tỉnh Hà Nam), các
nhà khảo cổ xác định rằng dân tộc Trung Hoa đã có văn tự rất sớm, nếu chậm lắm
thì cũng chỉ tới đời Thương (khoảng 1800 năm trước Công Nguyên) mà thôi.
Văn tự đã có rồi thì dần dần sẽ xuất hiện trường học.
Chế độ giáo dục đời thượng cổ chỉ được sử sách chép lại rất sơ sài. Một cách
khái quát, có thể ghi nhận như sau:
– Trường học có hai cấp: tiểu học (trẻ 8-14 tuổi) và
đại học (15-20 tuổi).
– Tiểu học dạy cho trẻ biết thưa gởi, ứng đối, lễ phép
xã giao và một ít chữ nghĩa.
– Đại học dạy lục nghệ gồm sáu môn: lễ, nhạc, xạ (bắn
cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (các phép toán).
– Con em bình dân chỉ được học vài năm tiểu học ở
trường làng, mà số học trò lại rất ít.
– Con nhà quý tộc (vua chúa, chư hầu, quan lại) được
học ở kinh đô, học hết đại học để sau làm quan. Vậy học hành là một đặc quyền
của những nhà quý tộc.
Tới khoảng cuối đời Xuân Thu,([1])
Đức Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư dạy trẻ em và người lớn (cho nên
Ngài được xưng tán là “Tiên Sư”). Ngài dạy học không phân biệt thành
phần xã hội, không kỳ thị giai cấp. Trong mái trường tư đầu tiên trên thế giới
đó, dù là con vua cháu chúa mặc quần là áo lụa kiêu sa hay là con em thứ dân
mặc áo vải quần bô, tất cả đều vẫn được tiếp nhận và cùng hưởng chung một chế
độ giáo dục bình đẳng. Luận Ngữ (15:38)
chép “Hữu giáo vô loại” là nói đến chế
độ giáo dục bình đẳng ấy.
Đây chính là một cuộc cách mạng giáo dục trong xã hội
Trung Hoa thời cổ, bởi lẽ nhờ con đường giáo dục mà Đức Khổng Tử đã đào tạo từ
trong quần chúng bình dân một tầng lớp trí thức có đủ tâm hạnh đức tài. Các bậc
đại nho này về sau có điều kiện ra tham chính, làm quan giúp vua trị nước an
dân, và như thế họ đã thực sự thay thế hạng quý tộc cha truyền con nối. Vậy,
nhờ công lao của Đức Khổng Tử mà dân tộc Trung Hoa đã đi trước châu Âu trên hai
ngàn năm về phương diện giáo dục. Mãi đến thế kỷ 13 ở phương Tây mới có một vài
nước theo kịp.
Các môn đệ của Đức Khổng Tử về sau lại noi gương
Thầy, tiếp tục mở trường tư dạy học, lưu truyền đạo lý Thánh Hiền cho muôn đời
noi theo. Theo sử quan Cao Đài, đạo Nho vốn đã có từ Nhất Kỳ Phổ Độ, nghĩa là
có trước Đức Khổng Tử. Nhưng phải đợi đến Nhị Kỳ Phổ Độ, nhờ công Đức Khổng Tử
và môn đệ mà đạo Nho được hoằng dương mạnh mẽ, hữu hiệu, và đạo Nho cũng được
đồng hóa thành đạo Khổng. Trong kinh nói “Nho Tông khai hóa” chính là xưng
tán công nghiệp hoằng đại của nhà giáo họ Khổng.
Thời đại Đức Khổng Tử (từ cuối đời Xuân Thu đến cuối
đời Chiến Quốc)([2])
là thời kỳ thiên hạ đại loạn. Các triết gia nô nức lập thuyết cứu đời, tạo nên
một phong trào học thuật rực rỡ mà sử sách gọi là “bách gia tranh
minh” (trăm nhà đua tiếng). Đức Khổng Tử chính là người đầu tiên đứng ra mở
đường dọn lối cho phong trào ấy. Sử gia khẳng định rằng bình minh triết học
Trung Hoa thực sự khởi phát từ đất Lỗ, quê hương Đức Khổng Tử (một phần của
tỉnh Sơn Đông sau này), tuy chỉ là một nước nhỏ, nhưng còn giữ lại được ít
nhiều sự giáo hóa của Chu Công, người mà Đức Khổng Tử vô cùng khâm phục và
quyết tâm suốt đời nối chí.
Dân tộc Trung Hoa ngưỡng mộ ba vị đại hiền ở đầu nhà
Sang thời Chu suy (Đông
Sau chuyến đi đó, Đức Khổng Tử càng thêm thán phục
Chu Công và càng nung nấu hoài bão nối chí Thánh Nhân đời trước lập đức cứu đời.
Luận Ngữ (3:14) chép lời Ngài bảo môn
đệ: “Ngô tòng
Cũng như Chu Công, Đức Khổng Tử nhận thấy nguyên nhân
chủ yếu làm cho xã hội rối loạn đều bắt nguồn trong gia đình hoặc triều đình.
Do đó Ngài dạy con trong nhà phải hiếu, quan trong triều phải trung. Tiên khởi
Ngài dạy phải lấy bản thân từng cá nhân mà tu tập nghĩa nhân, đạo đức. Bài kinh
nói “Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi
hiếu / Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung” tức đã nêu ra
cương lĩnh giáo dục của Đức Khổng Tử là tu thân, tề gia, trị quốc.
Đức Khổng Tử dạy cho học trò nhiều môn: Về văn có
Thi, Thư (sử), Lễ, Nhạc, Dịch, số (toán học) và môn thư (viết chữ); về võ có
môn xạ (bắn cung), ngự (đánh xe). Vì Ngài tài kiêm văn võ nên bài kinh khen là “thần văn thánh võ”.
Các đời sau, trường tư của đạo Khổng ngày càng thịnh.
Cho đến đời Hán (206 trước Công Nguyên – 220 Công Nguyên)
trở đi thì đã thành chế độ thi cử hẳn hoi. Nho sĩ càng lúc càng đông, có uy tín
và khí tiết, đầy đủ tài năng đức trí, có khả năng trị thế an bang. Nhờ thi cử
đỗ đạt họ đã vào triều nắm giữ các địa vị quan trọng. Lần đầu tiên trên thế
giới đã có một nền văn minh độc sáng, xuất hiện rất sớm, và làm một cuộc cách
mạng trong chế độ cai trị: Thông qua học hành và thi cử, nhân tài trong nước
không phân biệt thành phần xã hội hay giai cấp đều được tuyển chọn công bằng để
ra làm quan, và do đó đã loại bỏ được chế độ quý tộc huyết thống cha truyền con
nối, cho dù con bất tài, vô đức. Ở các nước đồng văn với Trung Hoa (như Việt
Có nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò to tát của Nho học
trong xã hội Trung Hoa và Việt
Đức Khổng Tử là tấm gương sáng cho muôn đời noi theo
(vạn thế sư biểu). Ngài đã rất thành
công trong sự nghiệp giáo dục mà ảnh hưởng hãy còn truyền lưu muôn thuở, lan
truyền sang cả các nước phương Tây thời nay. Tuy nhiên Ngài lại thất bại trên
con đường chính trị. Vua chúa tuy có đón tiếp Ngài để nghe bàn về kế sách trị
quốc an dân, nhưng không một ai thực tâm thi hành chính sách vương đạo của Đức
Khổng Tử. Ngài bôn ba nhiều mà chỉ hoài công. Luận Ngữ (1:10) chép lời ông Tử Cầm bảo ông Tử Cống: “Phu Tử chí ư thị bang dã, tất văn kỳ chính.” (Thầy ta đến
nước nào thì ắt đều dự bàn việc chính trị của nước đó.) Bài kinh nói “vương tân sách phụ” là nhắc tới cuộc đời chánh trị của Đức
Khổng Tử.
Nhiều chỗ, bài kinh lặp đi lặp lại lời ca tụng Đức
Khổng Tử: “đại nhơn, đại hiếu, đại thánh, đại
từ, hiếu, đức, trung, nhơn, hoằng nhơn, từ tế”. Đọc kỹ Luận Ngữ, là sách do môn đệ chép lại lời nói, hành trạng của Ngài,
ai cũng thấy rõ ràng bức chân dung của Ngài: một con người nhân bản toàn diện. Ngài luôn quán xét để dạy đời những điều chân chánh,
cao thượng; kinh nói “trừng chơn chánh
quan”. Ngài chẳng khác gì ánh sáng quý báu soi lối giúp đời; kinh xưng tán
Ngài là “bửu quang” (ánh sáng quý báu).([3])
Biết người, biết mình, cho nên dù khiêm tốn rất mực
mà cũng có lúc Ngài vẫn thực thà khẳng định sứ mạng của Ngài, như lời nói ở đất
Khuông (Luận Ngữ 9:5): “Văn Vương ký một, văn bất tại tư hồ?” (Văn Vương mất
đi rồi thì cái “văn” của Người chẳng phải là đã truyền lại
nơi ta đấy sao?) Chữ “văn” 文 trong câu có thể
hiểu là cái đạo của Thánh Nhân, nhưng “văn” lại còn là vẻ
sáng đẹp. Hiểu như thế, thì sau Văn Vương, Đức Khổng Tử qua cuộc đời chân thật,
trong sáng, thẳng ngay của Ngài đã thể hiện trung thực một vẻ đẹp kỳ diệu, một
ánh sáng thánh khiết để làm ngọn đuốc thiêng chói lọi soi rọi mãi mãi cho nhân
loại muôn đời. Về cái ánh sáng đẹp ngời đó của Đức Khổng Tử, bài kinh nói: “Bửu quang từ tế Thiên Tôn.” Hiểu như thế,
rồi liên hệ đến bốn chữ “Nho Tông chuyển
thế” trong đạo Cao Đài, sẽ xác tín thêm rằng, với Cao Đài xuất thế, chân
truyền đạo Nho sẽ được phục hưng, và Đức Khổng Tử vẫn mãi mãi là một chân dung
sống động trong tâm tình con người hôm nay và mai sau.
*
([1]) Thời
Xuân Thu (770-403 trước Công Nguyên) từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy
Liệt Vương. (Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử. Hà
Nội: Nxb Văn Hóa, 1992, tr. 25.)