ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Chương Trình Chung Tay Ấn
Tống Kinh Sách Đại Đạo
________
HUỆ KHẢI
(Dũ Lan LÊ ANH DŨNG)
TẤM LÒNG MỘT NGƯỜI THẦY
Quyển 121-1
trong TỦ SÁCH VĂN HỌC ĐẠI ĐẠO
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo thực hiện
kỷ niệm ba mươi lăm năm ngày Nguyễn Hiến Lê quy tiên
(22-12-1984 / 22-12-2018)
In
lần thứ nhất
Nhà xuất bản HỒNG
ĐỨC
Hà Nội 2018
*
Chương Trình Chung
Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
in lần thứ nhất 2.000 quyển trong Tủ Sách Văn Học Đại Đạo, do
công quả 18.640.000
đồng của quý ân nhân phương danh như sau:
A. Bảy phần công quả = 10.640.000 đồng:
1. Gia đình ĐT BÙI THỊ CẢNH. TTi Ngọc Điện Huỳnh Hà. Gởi
đợt 138. = 1,000,000 Đ / 2. Giác linh ĐH CHÍ TÂM (Nguyễn Văn Út). TT Nam Thành.
Gởi đợt 141. = 2,000,000 Đ / 3. ĐT ĐẠI CƠ BÁC. Minh Lý Thánh Hội. Gởi đợt140. = 1,000,000 Đ / 4. ĐT HUỲNH THỊ THỦY. TTi Tứ Long Châu. An Khánh, Châu
Thành, Bến Tre. Hồi hướng thân phụ (ĐH Huỳnh Văn A). Gởi đợt 140. =
1,000,000 Đ / 5. ĐH PHAN VĂN THẢN. Ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, Phú
Tân, Cà Mau. Hồi hướng giác linh thân phụ (ĐH Phan Ngọc Yến) và thân mẫu (ĐT
Hồng Thị Tư). Gởi đợt 139. = 2,000,000 Đ / 6. ĐH TẠ VĂN TUẤN. Đà Nẵng. Gởi đợt 125, 126, 127, 128
(hai lần), 129, 131, 132, 134. = 1,850,000 Đ / 7. ĐT TRẦN NGỌC HƯỜNG .TT Calgary, Alberta, Canada. Gởi
đợt 138. (100$Can) = 1,790,000 Đ.
B. Mười sáu
phần công quả x 500.000 đồng/phần = 8.000.000 đồng:
1. ĐT ĐINH THỊ HOÀI.
Gởi đợt 141. / 2. Gia đình ĐT LÊ THỊ
KIỀU OANH. Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang. Gởi đợt 138. / 3. Thánh thất LỘ ĐỎ. Bùi Minh Trực,
quận 8, TpHCM. Gởi đợt136. / 4. ĐH LƯƠNG NGỌC THỌ.
Tân
An, Hội An, Tp Hội An, Quảng Nam .
Gởi đợt 140. / 5. Gia đình ĐT NGỌC VÂN HƯƠNG. TTi Thanh Tịnh Đàn. Gởi
đợt 138. / 6. Hành Thiện NGUYỄN LỢI. TT Từ Vân, Phú Nhuận. Gởi đợt
138. / 7. ĐT NGUYỄN THỊ KIM THÙY (đạo hữu TTi Ngọc Minh Đài
chuyển giúp). Gởi đợt 137. / 8. ĐH NGUYỄN THIỆN DUY. TT An Thạnh, Long An. Gởi đợt138. / 9. TT NHỰT CHÁNH, Bến Lức, Long An. Gởi đợt140. / 10. ĐT PHẠM THỊ THANH LAN. TTi Thanh Tịnh Đàn, Tiền
Giang. Hồi hướng giác linh song thân (ĐH Phạm Văn Sáu
và ĐT Đinh Thị Mùi). Gởi đợt138. / 11. ĐH PHẠM TRUNG QUỐC. TT Nhựt Chánh. Bến Lức, Long An. Gởi đợt 141. / 12. ĐT TẠ THỊ VUI: Ninh Phú, Bàu Năng, Dương Minh
Châu, Tây Ninh. Gởi đợt 128. / 13. ĐT TRANG THÁI DƯƠNG: Cầu Khởi, Dương Minh Châu, Tây
Ninh. Gởi đợt 118. / 14. ĐH TRẦN NGỌC TÂM, ĐT HỒNG TUYẾT. Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lý Đại Đạo. Gởi đợt 137. / 15. ĐT TRẦN THỊ THỚI. TT Nhựt Chánh, Bến Lức, Long
An. Hồi hướng giác linh ĐH Phạm Văn Ky / (Phó Hội Trưởng
TT Phước Đông, Cần Đước, Long An). Gởi đợt 141. / 16. ĐH TRẦN VĂN SANG. TT
Trung Phước An, Dak Lak. Gởi đợt 140.
Kính thành hồi hướng cửu huyền thất tổ siêu thăng.
Hiệp tâm cầu nguyện quốc thái dân an,
đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,
Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhứt,
vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ ngạn.
MỤC LỤC
GIAO CẢM
1. TẤM LÒNG MỘT NGƯỜI THẦY
2. TỰ HỌC – MỘT NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI
3. Ý CAO TÌNH ĐẸP
4. NGƯỜI XƯA ĐƯỜNG MỚI
5. ĐỌC LẠI THƯ NGƯỜI XƯA
6. VĨ THANH
7. Ngoại tập: NGƯỜI TRÍ THỨC
CHÂN CHÍNH NGUYỄN HIẾN LÊ
(trích của Trần
Văn Chánh)
Chân
dung Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê in trên bìa 1
mượn từ https://quynguyenhienle.org.
Tôi rất
cảm ơn họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn
và Quỹ Khuyến Học Nguyễn Hiến Lê
(địa
chỉ: 123/29 đường số 2, phường 16, quận Gò Vấp)
đã hoan hỷ cho tôi mượn bức vẽ
này.
Lê
Anh Dũng giữ bản quyền © 2018
*
GIAO CẢM
Tôi luôn mang ơn hai vị thầy: Lộc Đình
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) và Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (1921-2014).
Về thầy Nhân Tử, khi chủ biên hiệp tuyển Tưởng Nhớ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ,([1]) tôi
có dịp bày tỏ tấc lòng trong hai bài viết: Một
Nén Hương Lòng, và Đôi Điều Nhớ Nghĩ.
Về thầy Lộc Đình, hồi ức đầu tiên của tôi
được in vào cuối năm 1993, do một thiện duyên. Đầu
thập niên 1990, tôi gặp anh Nguyễn Quang Thọ. Bấy giờ anh đang liên kết
với một, hai nhà xuất bản để in các tập sách mong mỏng ra hằng tháng, na ná như
tạp chí nhưng không được xem là tạp chí. Sau một vài ấn bản không bền, vào tháng
3-1991 anh Thọ ra mắt Văn Hóa & Đời
Sống, và kiên trì được hai mươi tám số, trong đó tôi góp tổng cộng ba mươi
bài.
Khoảng thượng tuần tháng 11-1993, anh Thọ
ghé tôi, nhờ viết gấp một bài cho Ngày Nhà Giáo (20-11). Tôi hơi ngần ngừ vì
chưa nghĩ ra đề tài gì. Vốn biết tôi chỉ đọc sách Nguyễn Hiến Lê mà sớm trọng kính
tác giả là thầy, anh Thọ gợi ý tôi viết về Nguyễn Hiến Lê ở góc độ một nhà
giáo.
Bản thảo đánh máy xong, ngăn ngắn. Anh Thọ
đọc đến cuối bài thì giở lại trang đầu, cầm bút gạch béng nhan đề và sửa thật
nhanh: Tấm Lòng Của Một Người Thầy.
Tôi vẫn nhớ một, hai lần anh sửa nhan đề giúp tôi và sửa rất khéo (không sửa
nội dung bao giờ). Bài đăng trên Văn Hóa
& Đời Sống, tập 27 (tr. 3-6) còn in kèm thủ bút thầy gởi tôi (là thư Kỳ
Đồng ngày 25-5-1983), và chân dung thầy, ảnh chụp của Lê Thanh Thái (1927-2012),
bút danh Lê Phương Chi, Thái Tâm Canh. Khi tôi hỏi mượn ảnh để in vào bài viết,
ông Thái nói: Anh Lê thích ảnh này lắm.
Về sau, bài viết năm 1993 in lại trong hiệp
tuyển Thầy Và Trò của tôi (Nxb Trẻ,
1999, tái bản vài lần), rồi in trong hiệp tuyển Nguyễn Hiến Lê - Con
Người Và Tác Phẩm, nhiều người viết (Nxb Trẻ, 2003; Nxb Tổng Hợp
TpHCM, 2018). Bài này mở đầu cho một số bài khác tôi viết về thầy Hiến Lê, đăng
rải rác trên báo Người Lao Động và
tuần san SGGP Thứ Bảy trong vài năm
sau. Tôi còn nói chuyện về “Nhà Văn Nguyễn Hiến Lê: Cuộc
Đời Và Sự Nghiệp” tại Câu Lạc Bộ Văn Học (Nhà Văn
Hóa Lao Động TpHCM, số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) vào sáng Chủ Nhật 16-01-1996.([2]) Bạn
văn cao niên đáng kính của thầy Hiến Lê như bác Lê Ngộ Châu (1922-2006), bác Khai
Trí Nguyễn Hùng Trương (1926-2005), v.v… hoặc đọc mấy bài viết đó, hoặc nghe
buổi nói chuyện đó, đã “quên tuổi” mà đối xử rất tình cảm với kẻ hậu bối là tôi.
*
Trừ bài Đọc Lại Thư Người Xưa và bài Vĩ
Thanh mới viết, tập hồi ức quý bạn đang cầm trên tay có bốn bài cũ đã góp vào
cuốn Nguyễn Hiến Lê - Con Người Và Tác Phẩm; khi
in lại nơi đây có chút sửa chữa và thêm vài chi tiết nhỏ nhặt. Riêng bài Tấm Lòng Một Người Thầy vốn là hồi ức viết
vào tháng 11-1993, nay tôi thêm bớt đôi chút, và nhan đề lược đi chữ Của.
Tôi tự biết mình dễ bị mang tiếng là “thâm
canh” một bài viết cũ. Tuy nhiên, khi rất hữu duyên được thầy Hiến Lê trong mười
năm cuối đời dành cho tình cảm đặc biệt, chỉ bảo cặn kẽ gã thanh niên hãy còn bỡ
ngỡ với cái thú viết lách trót đam mê từ tấm bé, tôi không ngại nhắc tới những
kỷ niệm mà thoắt đó đã trở thành chuyện cũ bốn mươi mấy năm. Bởi vậy, Đọc Lại Thư Người Xưa là để kể thêm đôi điều
chưa nói trong Tấm Lòng Một Người Thầy.
Đọc Kinh Thánh, tôi biết lời Đức Giêsu dạy
về người công chính. Đọc Luận Ngữ, tôi
biết những câu Đức Khổng dạy về bậc hiền
nhân quân tử. Nhưng, nếu ai hỏi thế nào là trang quân tử, bậc hiền nhân,
hay người công chính, thì tôi lúng túng lắm. Duy một điều, rõ rệt một điều, đối
với tôi thì thầy Nguyễn Hiến Lê quả thật là một người công chính, là quân tử hiền
nhân.
Nếu đọc xong tập hồi ức này mà quý bạn cũng
đồng ý với tôi như thế, thì tôi rất biết ơn quý bạn.
Nhiêu Lộc, 22-11-2018
Huệ Khải
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.