PHỤ ĐÍNH:
LIÊN TƯỞNG TỪ MỘT CÂU PHÚC ÂM
1. Câu Phúc Âm khiến
tôi có liên tưởng chính là câu Gio-an 20:17. Khi trích dẫn sau đây, các chữ
gạch dưới là tôi nhấn mạnh.
1.1. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng
Vụ (PDCGKPV) chuyển câu Gio-an 20:17 sang tiếng Việt như sau:
Đức Giê-su bảo:
“Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên
cùng Chúa Cha.”
Nhóm PDCGKPV chú thích câu này rất kỹ:
Câu này rất khó
giải thích. Xin đề nghị cách hiểu sau đây: Thân xác sống lại của Đức Giê-su
được tôn vinh ngay khi Người trỗi dậy từ cõi chết (x. Lc 24,51). Tuy thế, Đức
Giê-su còn hiện ra với các Tông Đồ, các môn đệ và những người khác trong thời
gian gọi là bốn mươi ngày, để tiếp xúc, sinh hoạt với họ, để bổ túc công việc
dạy dỗ các Tông Đồ (x. Cv 1,3). Biến cố thăng thiên hữu hình (Cv 1,3) sẽ kết
thúc giai đoạn đó. Trong thời gian giới hạn ấy, bà Ma-ri-a cần phải đi báo tin
cho các môn đệ của Người (Ga 20,17b) hơn là giữ Người lại
lâu hơn, tỏ lòng quý mến, gắn bó với Người bằng những cử chỉ tôn kính và thân
mật. Cũng trong thời gian giới hạn ấy, Đức Giê-su cần phải tranh thủ để tiếp
tục huấn luyện, dạy dỗ các môn đệ trước khi Người không còn công khai hiện ra
với các ông, hơn là nhận những cử chỉ tôn kính và quý mến của bà.([1])
1.2. Câu dịch 1.1. của
Nhóm PDCGKPV tương đồng với câu dịch của linh mục Giu-se Nguyễn Thế Thuấn
(1922-1975):
Ðức Yêsu nói với bà [Maria người Magđala]: “Ðừng
cầm Ta lại! vì Ta chưa lên cùng Cha Ta, (…).” ([2])
1.3. Và như thế, cả hai
câu 1.1. và 1.2. đều không khác với bản NIV tức là New International Version (1973, 1978, 1984, 2011 của Biblica,
Inc.):
Từ điển Oxford giải thích hold on to là keep, retain (cầm
lại, giữ lại).
2. Lẽ tất nhiên, các
bậc dịch giả uy tín, uyên thâm về Kinh Thánh đã rất cân nhắc và có lý
do rất chánh đáng để dịch câu Gio-an 20:17 như vừa dẫn trên (và chú thích
rất kỹ của Nhóm PDCGKPV cho câu 1.1. là một minh chứng). Bởi vậy, tôi thật sự tôn
trọng các cách dịch ấy.
Song, riêng phần tôi, vẫn chuộng hơn và vẫn tâm đắc
với một số câu dịch xưa, vì các câu dịch xưa khiến tôi liên tưởng tới nghi thức
liệm xác lưu truyền xưa nay trong cộng đồng tín hữu Cao Đài Chiếu Minh.
Trước khi nói rõ về sự liên tưởng này, ta hãy xem lại
vài câu dịch xưa tiêu biểu.
2.1. Bản dịch Kinh
Thánh in năm 1925 của đạo Tin Lành chuyển ngữ câu Giăng 20:17 như sau:
2.2. Câu dịch 2.1. phù
hợp với bản KJV (King James Version)
xưa:
Jesus saith unto
her
[Mary Magdalene], Touch me not;
for I am not yet ascended to my Father: (…).([6])
2.3. Câu dịch 2.2.
cũng tương đồng với bản Authorized KJV
(Cambridge University Press, the Crown’s patentee in the UK ):
2.4. Và câu 2.3. vẫn
không khác bản KJV Thế Kỷ 21 (21st
Century King James Version, 1994, by Deuel Enterprises, Inc.), chỉ trừ hai dấu
chấm câu:
Từ điển Oxford giảng touch là: bring one's hand (…) into contact with (lấy bàn tay tiếp xúc với).
Vậy, touch nghĩa
là rờ vào, sờ vào, chạm vào…
2.5. Đáng chú ý nữa là
câu dịch trong Trung Văn Tiêu Chuẩn Dịch Bản 中文標準譯本 (2011), cũng gọi là CSBT, tức là Chinese Standard Bible (Traditional) - bản tiêu chuẩn in chữ Nho phồn thể.
Câu chữ Nho như sau:
Gia-tô thuyết: “Bất yếu
bính Ngã, nhân vi Ngã hoàn một hữu thượng đáo Phụ na lý.”
- Bất yếu: Đừng, chớ (don’t).
- Bính Ngã: Chạm vào Ta, sờ vào Ta (touch Me).
- Nhân vi: Bởi lẽ (because).
- Hoàn: Vẫn (still).
- Một hữu: Chưa (not yet).
- Thượng đáo: Lên tới (ascend to).
- Phụ: Cha (Father).
- Na lý: Nơi đó, chỗ ấy
(there, that place).
Vậy, câu chữ Nho 2.5. có nghĩa như sau:
Đức Gia-tô nói: “Đừng
chạm vào Thầy, bởi vì Thầy vẫn chưa lên trời gặp Cha Thầy trên đó.”
3. Qua các câu dịch từ 2.1. tới
2.5., tôi liên tưởng điều gì?
3.1. Trong cộng đồng Cao Đài Chiếu
Minh tu thiền theo pháp môn nội tu (inner-selfcultivation
method) do Đức Ngô Minh Chiêu truyền dạy, xưa nay các hành giả 行者 (inner-selfcultivators)
vẫn giữ nghiêm nhặt quy định này:
Khi một hành giả Chiếu Minh liễu đạo (từ trần) sau nhiều năm công
phu tu luyện chơn chánh, thì linh hồn vị ấy sẽ huờn hư 還虛 (tạm hiểu đơn giản trở về cõi trời) và sẽ được Thượng Đế ban trao
một phẩm vị (là Tiên, Chơn Nhơn, v.v…). Như thế là vị ấy đắc đạo. Các vị mới đắc
đạo thường giáng cơ tái ngộ đồng môn sau một trăm ngày kể từ ngày mất.
Lúc làm nghi thức liệm xác, các hành giả Chiếu Minh (ăn chay trường,
tu thiền) tự tay lo liệu tất cả các việc cho thi hài đồng môn. Người ngoài, kể
cả thân nhân (không ăn chay trường, không tu thiền) đều phải cách ly cho tới
khi nắp áo quan đã đóng kín. (Di thể được đặt ngồi xếp bằng trong áo quan đứng,
gồm sáu mặt, nên gọi áo quan là lục giác.
Khi chôn thì không dắp mộ mà xây tháp sáu mặt.)
Các hành giả Chiếu Minh giải thích rằng nếu người không ăn chay
trường, không tu thiền mà đụng chạm vào xác, sẽ khiến phần âm (ô trược) ở người
này tác động xấu tới phần dương (thanh khiết) của linh hồn trong lúc đang huờn
hư. Hành giả Chiếu Minh gọi tác động xấu này là bị rút điển.
3.2. Đức Chúa ngăn không cho bà
Ma-ri-a chạm tới Người (Chớ rờ đến Ta /
Touch Me not / Bất yếu bính Ngã).
Đức Chúa giải thích lý do cản bà Ma-ri-a: bởi vì Thầy vẫn chưa lên trời gặp Cha Thầy trên đó / for I am not yet ascended to my Father / nhân vi Ngã hoàn một hữu thượng đáo Phụ na lý.
Theo phương Đông, phụ nữ là âm. Phải chăng sự đụng chạm của bà
Ma-ri-a sẽ tạo ra một trở ngại nào đó (mà hành giả Chiếu Minh gọi là bị rút điển) trong lúc Đức Chúa còn chưa
về trời gặp Thiên Chúa (hành giả Chiếu Minh gọi là huờn hư)?
Tôn giáo nào cũng vậy, bên cạnh phần công truyền (exotericism) luôn có phần bí truyền (esotericism). Vì thế, phải chăng câu
Gio-an 20:17 có hàm chứa phần bí truyền trong đó?
Trên đây, tôi đặt hai dấu chấm hỏi sau phần liên tưởng của mình để
xác định rằng tôi dè dặt. Nói cách khác, ở đây tôi không hề có ý
mạo muội giải thích câu Gioan 20:17.
4. Câu Gio-an 20:17 theo tiếng
Latin là Noli me tangere, có
nghĩa: Đừng chạm vào Thầy / Touch Me not / Bất yếu bính Ngã 不要碰我. Câu Latin này trở
thành nhan đề cho nhiều bức tranh cổ của các họa sĩ trứ danh người Ý, tạm kể bốn
vị như sau:
- Antonio da
Correggio (1489-1534) vẽ khoảng năm 1525, sơn dầu trên bố (130x103cm).
Tranh này hiện là tài sản của Viện Bảo Tàng Prado (Museo del Prado), ở thủ đô Madrid, nước Tây Ban Nha.
- Fra Angelico
(khoảng 1395-1455) vẽ trên tường Vương Cung Thánh Đường Thánh Mác-cô (Basilica di San Marco) ở thành phố
Florence, nước Ý.
- Francesco Solimena (1657-1747) vẽ sơn dầu trên bố (57,5x44cm). Tranh này hiện là tài sản của Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia (Museu Nacional de Belas Artes), ở thành phố Rio de Janeiro, nước Brazil.
- Francesco Solimena (1657-1747) vẽ sơn dầu trên bố (57,5x44cm). Tranh này hiện là tài sản của Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia (Museu Nacional de Belas Artes), ở thành phố Rio de Janeiro, nước Brazil.
- Tiziano
Vecelli hay Tiziano Vecellio, tức
Titian (khoảng 1488-1576), vẽ khoảng
năm 1514, sơn dầu trên bố (110,5× 91,9cm). Tranh này hiện là tài sản của
National Gallery, ở kinh đô London, Vương Quốc Anh, v.v...
Tuy
nhiên, khi tìm tranh minh họa cho bìa sách Phúc
Âm Kể Lại Theo R.F. Wilson, tôi lại chuộng bức Noli Me Tangere (21,8x19,9cm) mà họa sĩ trứ danh người Ý Ciro Ferri (1634-1689) dùng bút sắt, mực
nâu và phấn đen vẽ rất độc đáo.
Huệ Khải
Nhiêu
Lộc, 24-5-2019
Nguyệt
san CGvDT, số 294, tháng 6-2019