Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

4. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ TRONG KINH PHẬT GIÁO HÒA HẢO


Bìa bản in 1966.
MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH MINH LÝ ĐẠO
VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
III. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa Hảo thường được gọi tắt là đạo Hòa Hảo, do Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc; ngày nay làng này là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Có thể nói, toàn bộ giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ (Đức Thầy) được Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo kết tập trong Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ Của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Một trong nhiều bản in tốt là bản do Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương ấn hành năm 1966, thực hiện tại Tân Sanh Ấn Quán (số 12 đường Bùi Viện, quận 1, Sài Gòn), dày 472 trang và có thêm 6 trang mục lục (đánh số I-VI). Sau đây, bản in này được gọi tắt là Sấm Giảng 1966.
Dĩ nhiên, trước và sau năm 1975 còn có các bản in khác (đơn cử: Sấm Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo Của Đức Huỳnh Giáo Chủ, do Ban Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo liên kết nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2001). Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi tham khảo bản Sấm Giảng 1966; sách gồm hai phần:
Phần Thứ Nhứt: Sấm Giảng Giáo Lý, gồm sáu quyển như sau:
- Quyển Nhứt: Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm (912 câu lục bát, tr. 25-50). Đức Thầy viết khoảng năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG I.
- Quyển Nhì: Kệ Dân Của Người Khùng (476 câu, tr. 51-66). Đức Thầy viết ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Mão (Thứ Ba 24-10-1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG II.
- Quyển Ba: Sấm Giảng (612 câu, tr. 67-86). Đức Thầy viết năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG III.
- Quyển Tư: Giác Mê Tâm Kệ (846 câu, tr. 87-112). Đức Thầy viết ngày 20 tháng 9 năm Kỷ Mão (Thứ Tư 01-11-1939) tại làng Hòa Hảo. Sau đây gọi tắt là SG IV.
- Quyển Năm: Khuyến Thiện - Lời Khuyến Thiện Của Ông Vô Danh Cư Sĩ (756 câu, tr. 113-140). Đức Thầy viết năm Tân Tỵ (1941) tại Chợ Quán. Sau đây gọi tắt là SG V.
- Quyển Sáu: Cách Tu Hiền Và Sự Ăn Ở Của Một Người Bổn Đạo (văn xuôi, tr. 141-179). Đức Thầy viết hồi tháng 5 năm 1945 tại Sài Gòn. Quyển này không được dùng để khảo sát về từ Việt cổ.
Phần Thứ Hai: Thi Văn Giáo Lý, tr. 181-472, gồm có những bài sáng tác vào các năm như: Kỷ Mão (1939), tr. 183-227; Canh Thìn (1940), tr. 229-356; Tân Tỵ (1941), tr. 357-368; Nhâm Ngũ (1942), tr. 369-380; Quý Mùi và Giáp Thân (1943-1944), tr. 401-410; Ất Dậu (1945), tr. 411-432; Bính Tuất (1946), tr. 433-450; Đinh Hợi (1947), tr. 451-455. Không kể Phụ lục (tr. 457-460) và Vài toa thuốc nam (tr. 461-472), còn có các bài văn xuôi, câu chú thường niệm, hai bài thơ dài (tr. 380-400). Phần Thứ Hai cũng không được dùng để khảo sát về từ Việt cổ.
Cách ký hiệu xuất xứ câu kinh
- Sấm Giảng 1966 không đánh số thứ tự từng câu thơ. Khi dẫn lại câu kinh nơi đây, thay vì ghi số trang, tôi ghi số thứ tự từng câu thơ. Số thứ tự này do tôi thêm vào. Thí dụ:
SG I: 007 nghĩa là câu 7, trích trong Quyển Nhứt: Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm.
- Các câu thơ trong bộ Sấm Giảng Giáo Lý khi trích dẫn (a) được lược bớt dấu phẩy hay dấu chấm cuối câu, (b) lược bớt các gạch nối vốn có trong nguyên bản, (c) không in chữ xiên, và gạch dưới từ Việt cổ. Thí dụ:
a.1. Nguyên bản (SG I: 7-8): Cơ Trời thế cuộc đổi xây, / Điên ([1]) mới theo Thầy xuống chốn phàm gian.
Khi trích dẫn thì lược bớt dấu phẩy cuối câu 7:
SG I: 007. Cơ Trời thế cuộc đổi xây
a.2. Nguyên bản (SG I: 701-702): Vàm Nao rày đã đến rồi, / Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình.
Khi trích dẫn thì lược bớt dấu chấm cuối câu 702:
SG I: 702. Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình
b. Nguyên bản (SG V: 745-746): Phước nhiều Tiên-cảnh lên rày, / Tội nhiều sa-đọa nhiều ngày thảm-thê.
Khi trích dẫn câu 745 thì lược bớt dấu gạch nối:
SG V: 745: Phước nhiều Tiên cảnh lên rày
Những từ Việt cổ trong kinh Phật Giáo Hòa Hảo
Lời giải thích từ cổ của tôi không nhất thiết chép đúng nguyên văn của Paulus Của, hay Lê Văn Đức, mà có cân nhắc sao cho phù hợp ngữ cảnh câu kinh trích dẫn từ Sấm Giảng 1966.
1. bằng nay
a. Lúc này.
SG I: 013. Nên Điên khuyên nhủ bằng nay
b. Bấy giờ, buổi ấy, lúc ấy, thuở ấy.
SG I: 383. Giả người bán cá bằng nay
SG I: 501. Ghe người biến mất bằng nay
SG I: 607. Có người xuống bến bằng nay
SG I: 673. Có người ở xóm bằng nay
SG I: 689. Hai thằng ở xóm bằng nay
SG I: 702. Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ Đình
SG III: 335. Mục Liên cứu mẹ bằng nay
2. bắt tì: Bắt lỗi.
SG I: 376. Điên [Đức Thầy tự xưng] chẳng bắt tì còn mách việc xa
3. bấy: Chừng ấy, dường ấy.
SG II: 009. Thương hại bấy lê dân đứt ruột
SG V: 195. Vô phước nên tủi bấy phận tôi
4. bỏ liếp: Bỏ qua, bỏ ngoài tai.
SG IV: 383. Lời chơn chánh trần hay bỏ liếp
5. cạnh khến: Cạnh góc, gai góc sù sì (xù xì).
SG IV: 391. Xác trần tục như cây cnh khến
6. chỉn ghê: Gớm ghê, rất đáng sợ.
SG I: 130. Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn g
SG I: 204. Ăn bạ nói càn tội lỗi chỉn g
SG I: 306. Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn g
SG I: 492. Biến mất xác hồn cho chúng chỉn g
SG V: 747. Chừng ấy mới biết chỉn g
7. dành rày: Bây giờ để dành, lúc này để dành.
SG I: 600. Lúa bay về núi dành rày ngày sau
8. đinh ninh: Cặn kẽ, chi tiết rõ ràng.
SG II: 339. Sổ sách kia tội phước đinh ninh
9. đổi xây: Đổi thay.
SG I: 007. Cơ Trời thế cuộc đổi xây
SG I: 109. Ngày nay thế cuộc đổi xây
SG I: 303. Thấy trong thời cuộc đổi xây
SG III: 119. Tuần huờn thiên địa đổi xây
10. ghình: Chống đối, đối đầu, kình chống.
SG I: 346. Chẳng lo tu niệm cứ ghình với Điên [Đức Thầy tự xưng]
11. linh thính: Linh hiển, linh thiêng, linh ứng.
SG I: 144. Còn chi linh thính mà ngồi mà nghe
12. lục thục: Chậm rãi, chần chừ, thủng thỉnh.
SG IV: 157. Chẳng chịu tu mãi còn lc thc
13. rày:
a. Bây giờ, lúc này.
SG I: 674. Bị mất trộm y đồ đạc sạch trơn
SG I: 701. Vàm Nao y đã đến rồi
SG I. 877. Từ y gặp cảnh buồn rầu
SG II: 411. Kể từ y vàng lộn với thau
SG IV: 449. Kể từ y cười một khóc mười
b. Này.
SG I: 608. Mách chơi ít tiếng người y mạng vong
SG III: 336. Nhờ người hiếu hạnh tâm y từ bi
13.1. đến rày:
b. Bây giờ đã đến.
SG I: 354. Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao
b. Đến ngay, thẳng đến.
SG I: 550. Thuyền loan trực chỉ đến rày Bến Tre
13.2. hiểu rày: Hiểu ngay, hiểu liền.
SG I: 598. Xin ông bày tỏ cho tôi hiểu rày
13.3. lên rày: Lên ngay đến, lên thẳng đến
SG V: 745. Phước nhiều Tiên cảnh lên rày
13.4. ngày rày:
a. Ngày nay, ngày này.
SG I: 014. Xin trong lê thứ ngàyy tỉnh tâm
SG I: 690. Nó nói ngàyy thuốc chẳng có hay
SG I: 894. Dạy trong trần hạ ngàyy rán(g) nghe
SG III: 522. Áo quần láng mướt ngàyy ăn chơi
b. Bữa ấy, buổi ấy, hôm ấy, ngày ấy.
SG I: 384. Dân chúng ngàyy xúm lại mua đông
SG III: 448. Nhìn xem bắt thảm ngàyy cho dân
13.5. ở đâu rày: Ở đâu tới đây.
SG I: 633. Hỏi ông người ở đâu rày
13.6. tập rày: Tập liền, tập ngay.
SG III: 522. Khuyên mau tỉnh ngộ tậpy lòng nhơn
14. thiết tha: Ngặt nghèo, nguy khốn.
SG I: 322. Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha
SG I: 435. Bấy giờ gặp việc thiết tha
SG II: 042. Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha
SG II: 079. Thì sau nầy gặp chuyện thiết tha
15. thon von: Gian nan, nguy hiểm.
SG III: 541. Thấy đời trần hạ thon von
16. tởi: Quyên góp.
SG II: 400. Đâu túng thiếu mà quơ mà tởi
SG IV: 376. Nên tởi khuyên khắp chốn cùng làng
17. xình xoàng: Say, say sưa, say xỉn.
SG III: 339. Làm tuần trà rượu xình xoàng
SG IV: 231. Lo ăn xài trà rượu xình xoàng
IV. THAY LỜI KẾT
Trên đây thật ra chỉ mới là khái quát bước đầu về một số từ Việt cổ trong kinh của Minh Lý Đạo và Phật Giáo Hòa Hảo. Các nhà ngôn ngữ học với chuyên môn sở đắc nếu chú ý nghiên cứu, ắt còn có thể khai thác được nhiều điều sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, có một điều tâm đắc tôi muốn bày tỏ như sau:
- Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuần thành thường thuộc lòng rất nhiều lời dạy bằng thơ lục bát, song thất lục bát của Đức Thầy. Do đó, trong cuộc sống đời thường, họ hay ngâm nga Sấm Giảng để nhắc nhở bản thân học Phật tu nhân không phút nào rời, như sách Trung Dung khuyên: Đạo bất khả tu du ly dã. (Không thể rời xa Đạo dù chỉ trong tíc tắc.)
Ngày nay, để giúp tạo nên hoàn cảnh không rời xa Đạo, đã sẵn có các phương tiện điện tử gọn nhẹ, vừa túi tiền, rất dễ dàng thâu và phát lời giáo huấn của Đức Thầy qua những giọng ngâm hay diễn đọc truyền cảm của các nam, nữ tín đồ sẵn chất giọng tốt. Nhờ các phương tiện ấy, thậm chí trong lúc đang bận bịu làm việc nhà chẳng hạn, người tín đồ Hòa Hảo vẫn có thể cùng lúc được nghe và ôn học Sấm Giảng của Đức Thầy.
- Về phần chức sắc, môn sanh Minh Lý Đạo, chắc chắn ai ai cũng thuộc lòng ([2]) nhiều bài trong quyển kinh Bố Cáo – Sám Hối – Tịnh Nghiệp Vãn – Nhựt Tụng – Giác Thế nói trên, bởi vì trong mấy mươi năm dài tu hành, hằng ngày các vị ấy luôn tụng đọc trong bốn giờ cúng (cúng tứ thời, như bên Cao Đài); vào mỗi dịp sóc vọng hay lễ kỷ niệm các Đấng thiêng liêng lại đọc thêm các bài kinh khác theo quy định…
- Lời ăn tiếng nói dân tộc đã và đang bị dễ dãi biến đổi nhanh theo thời thượng trong đời sống hằng ngày, chịu ảnh hưởng không ít từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong khi đó, do đức tin và ý thức không canh cải chữ nghĩa trong kinh điển (để khỏi mang tội), tín đồ ba nền tôn giáo bản địa phát sinh ở Nam Kỳ qua việc thường xuyên tụng đọc (hoặc thuộc lòng) kinh của đạo mình đã và đang bảo tồn hiệu quả, duy trì bền bỉ các từ Việt cổ nói riêng, và chữ quốc ngữ nói chung. Nếu chú ý khảo sát cặn kẽ khía cạnh này sẽ thấy rõ những đóng góp thầm lặng vào văn hóa dân tộc của ba cộng đồng tín đồ Cao Đài Giáo, Minh Lý Đạo và Phật Giáo Hòa Hảo.
Nói riêng về từ Việt cổ trong kinh điển của đạo Cao Đài tôi sẽ chia sẻ vào dịp khác.
HUỆ KHẢI
Phú Nhuận, 11-4-2018



([1]) Điên: Đức Thầy tự xưng là người điên, khùng...
([2]) Để giúp tín đồ dễ thuộc lòng, kinh của Cao Đài Giáo, Minh Lý Đạo, Phật Giáo Hòa Hảo đều mượn hình thức thơ. Thánh giáo Cao Đài và Minh Lý cũng vậy, ngoài phần tản văn (văn xuôi) lại dùng rất nhiều thể thơ khác nhau. Tôi hay đi cúng ở thánh thất Từ Vân (số 100 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TpHCM; thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), thấy rõ có nhiều đạo hữu thuộc lòng trọn cả bài Kinh Sám Hối dài 444 câu song thất lục bát.



 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.

3. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ TRONG KINH MINH LÝ ĐẠO


 

Bìa bản in 1973 và bìa bản in 2011, 2017.
MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH MINH LÝ ĐẠO
VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ
TRONG KINH MINH LÝ ĐẠO
Minh Lý Đạo 明理道 do Ơn Trên khai sáng vào cuối tháng 12 năm 1924 (tháng 11 năm Giáp Tý) tại Sài Gòn. Hằng năm, vào chiều ngày 26 tháng 11 âm lịch, lễ kỷ niệm “Minh Lý Đạo Khai” được tổ chức tại chùa của Minh Lý Đạo, tên gọi Tam Tông Miếu 三宗廟, nay ở số 82 đường Cao Thắng, phường 4, quận 3, tpHCM. Tam Tông tức là Nho, Lão, Thích. Cho tới năm 1975, Lịch Tam Tông Miếu là một “thương hiệu” nổi tiếng, được tín nhiệm và ưa chuộng suốt nhiều thập niên ở miền Nam, giúp bá tánh tiện tra cứu giờ lành, ngày lành, tháng tốt trong việc tang ma, cưới gả, xây cất, động thổ, khai trương, xuất hành, v.v…
Giáo lý (thánh giáo tiếp nhận qua cơ bút) của Minh Lý Đạo rất phong phú.([1]) Kinh tụng của Minh Lý Đạo cũng được Ơn Trên ban truyền qua cơ bút. Năm 1973, Minh Lý Đạo ấn tống quyển Bố Cáo – Sám Hối – Tịnh Nghiệp Vãn – Nhựt Tụng – Giác Thế (không đánh số trang liên tục cho cả quyển). Ngoài ra còn kèm thêm Quẻ Quan Âm ở cuối quyển. Quyển kinh này được ấn tống lại vào năm 2011 (dày 312 trang) và tái bản năm 2017, đều liên kết với nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội). Ba bản in này đều có ảnh Tam Tông Miếu trên bìa trước.
Tôi dùng bản 2011 để trích dẫn từ Việt cổ trong kinh Minh Lý Đạo, có tham khảo hai bản 1973 và 2017.
Ngoài bộ tự điển của nhóm Lê Văn Đức (đã nói trên), tôi chủ yếu tham khảo bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (hai tập), Imprimerie Rey, Curiol & Cie in tại Sài Gòn năm 1895 và 1896. Lời giải thích từ cổ của tôi không nhất thiết chép đúng nguyên văn của Paulus Của, hay Lê Văn Đức, mà có cân nhắc sao cho phù hợp ngữ cảnh các câu kinh trích dẫn. Lời giải thích được in chữ xiên.
Cách trích dẫn câu kinh
- Lược bớt dấu phẩy, dấu chấm cuối câu kinh trong nguyên văn.
- Con số trong dấu ngoặc đơn cuối câu kinh trích dẫn cho biết số trang căn cứ theo bản in 2011 đã nói trên đây.
- Từ Việt cổ trong câu kinh trích dẫn được gạch dưới.
- Khi dẫn hai hay nhiều câu kinh liên tiếp, thay vì xuống hàng, tôi dùng dấu / để phân cách. Thí dụ: Điều dữ bằng mà dấy / Ăn năn sám hối liền (209)
- Để làm rõ nghĩa câu kinh, lời tôi giải thích thêm hay ghi chú thêm được in chữ xiên và đặt trong dấu ngoặc vuông. Thí dụ: Tua chừa bỏ thói quen lại đọa [lười biếng] (225); Bằng muội mê [thì như] súc vật trần gian (183)
Những từ Việt cổ trong kinh Minh Lý Đạo
1. bằng: Nếu như, ví như.
Bằng muội mê [thì như] súc vật trần gian (183)
Tinh để hao thì khí phải suy / Khí đã suy, thần dễ thoát ly / Thần bằng thoát, mong chi thành Đạo (191)
Bằng cứ mê ân ái (207)
Điều lành bằng đã dấy (209)
Bằng tranh cạnh vẫy vùng khó được (216)
Bằng nê cố sa đầm ([2]) giận nóng (218)
Bằng nửa chừng thấy khó phế vong (231)
Bằng một mảy vọng tâm phóng túng (232)
1.1. bằng ai: Nếu ai.
Bằng ai mộ Đạo vô vi (17)
Bằng ai thấu máy huyền vi (18)
Bằng ai quên hết tử sanh (261)
Bằng ai khiếp nhược là sai (262)
1.2. bằng chẳng vậy: Nếu chẳng vậy.
Bằng chẳng vậy, ý mưu thù oán (249)
Bằng chẳng vậy, hành tàng quỷ trá (253)
Bằng chẳng vậy, không lo chẳng ráng (265)
1.3. bằng không: Nếu không.
Bằng không chống trả tánh tà (25)
Bằng không chỉ lỗi sửa mình (149)
Bằng không vậy xa giềng đạo chánh (227)
Bằng không, nặng lợi bên lòng (243)
Bằng không sắc tướng, sáu trần khó xâm (245)
Bằng không, vọng tưởng phát sanh (259)
Bằng không, rất khó đạt thành (261)
1.4. bằng mà: Nếu mà.
Điều dữ bằng dấy / Ăn năn sám hối liền (209)
Bằng tội trước chưa trừ (233)
Bằng nhậm tánh, mê tình (251)
1.5. cầm bằng: Coi như, xem như.
Dứt gốc chồi, sau hết nảy mầm / Thấy sắc đẹp, bằng cầm ([3]) chẳng có (234)
2. cả: Trọn vẹn.
Ta lo bề cả dạy phép linh (142)
Chúng tôi cả thành tâm [trọn lòng thành] khẩn đảo (160)
3. chích mích: Mất lòng nhau, phật lòng, xích mích.
Sanh điều chích mích, đâu nguôi dạ hờn (70)
4. chưng: Từ đệm, nếu bỏ đi vẫn không thay đổi ý nghĩa cả câu.
Vớt người lương thiện khỏi chưng tội hình (162)
Há đâu đặng khỏi chưng khổ hải? (225)
Cũng nhờ chưng tâm cố lực cần (228)
4.1. bởi chưng: Bởi, bởi lẽ, bởi vì.
Người phú túc, bởi chưng kiếp trước / Đặng duyên lành, hưởng phước ngày ni (216)
4.2. vì chưng: Vì, vì bởi, vì lẽ.
Vì chưng tụ thiểu thành đa (72)
Vì chưng trinh tiết chẳng gìn (80)
Vì chưng hung bạo, đốt nhà bắn săn (81)
Vì chưng chửi gió mắng mưa (82)
Vì chưng lặng lẽ mới mong đặng gì (139)
Vì chưng kiếp trước căn khiên dư dồn ([4]) (141)
5. đơn sai: Giả trá, gian dối.
Thánh Hiền noi Thiên lý, háo sanh chẳng đơn sai (121)
Không chút mảy đơn sai (206)
6. gắng vó: Bền đỗ, bền lòng, gắn bó. (Paulus Của, Lê Văn Đức đều ghi là gắn vó. Các bản Minh Lý 1973, 2011, 2017 đều in là gắng vó. Xét theo nghĩa gắn bó, thì bản Minh Lý có lẽ nên sửa là gắn vó chăng?)
Nay vào đạo, phải thường gắng (195)
Hễ hành đạo thường năng gắng (230)
Ai tử sanh, gắng đã thông (261)
7. giòi tửa: Gọi chung cả giòi lớn lẫn giòi nhỏ.
Ao rộng sâu chứa đầy giòi tửa (82)
8. hiếm: Bộn bàng, bộn bề, có nhiều. (Nghĩa này ít dùng ngày nay.) Thí dụ: hiếm của, hiếm tiền (nhiều của, nhiều tiền, chẳng thiếu tiền); rất hiếm (rất nhiều, rất đông).
Trong đời rất hiếm võ phu ([5]) / Lường cân tráo đấu, dối tu cúng chùa (72)
9. kình: To lớn, kềnh càng.
Nhào đầu xuống đó, cua kình rỉa thây (83)
10. lẫy lừng, lừng lẫy: Bốc hơi lên mạnh mẽ, hừng lên nồng nặc.
Không chừng mưa nắng, lẫy lừng đất hơi (23)
Hơi tanh hôi thường bữa lẫy lừng (82)
Hơi nước lửa lẫy lừng tiếp ứng (148)
Ắt lừng lẫy lòng tà tồi tệ (222)
11. lờ lạc: Mờ mịt, không nhìn thấy rõ.
Soi tỏ đường lờ lc âm cung (169)
12. lung lăng: Hung dữ, ngang tàng.
Khi vận thới lung lăng chẳng kể (66)
13. mựa: Chớ, đừng. (Có lẽ do chữ mạc được Việt hóa.)
Ma rằng [chớ nói rằng] khuyến rủ vầy đoàn (17)
Ráng sức ma trì diên [chậm trễ, dây dưa] (209)
Bị khinh khi nhục nhã ma phiền (229)
Ma đừng tróc ảnh bộ phong ([6]) (237)
13 bis. mựa chác: Chớ mang lấy, đừng lãnh lấy, đừng chịu lấy.
Việc gió trăng ma chác lỗi lầm (190)
14. nhọn vắt: Nhọn hoắt, rất nhọn. (Lê Văn Đức và các bản Minh Lý 1973, 2011, 2017 đều in là nhọn vắt. Paulus Của ghi nhọn vắc.)
Móc nhn vắt treo mình nhỏng nhảnh (80)
15. pháy pháy: Phay pháy, phơi phới, cách nhẹ nhàng.
Năm sắc mây lành bay py py (86, 176)
Cầm bút đề nhẹ py gió dông (143)
16. rày
a. Bây giờ, lúc này.
Nếu chưa báo ứng, hưởng y phước dư (233)
b. Liền, tức thì.
Phước Thần phướn báu cầm tay / Sắc vưng Tam Giáo, hộ y linh quang (163)
Diêm Vương Ngài giận, quỷ y bắt đi (212)
c. Luôn luôn, mọi lúc.
Hết đêm rồi lại tới ngày / Trái bông mọi món người y có chưng (173)
d. dành rày: Bây giờ để dành, lúc này để dành.
Khấu trừ tội trước, dành rày kiếp sau (233)
e. Theo ngữ cảnh các câu trích dẫn, có thể xem “rày” là từ đệm không? Vì bỏ đi vẫn không thay đổi ý nghĩa cả câu.
Bộ châu chia bốn gồm y coi luôn (57, 130)
Làm lành, xem phải, nói ngay / Giữ ba điều ấy, thiệt y phước duyên (84)
Cõi nầy ai lại ở y đặng lâu (113)
17. rủa thả: Trù ẻo, cầu những điều ác độc cho người khác.
Chừa rủa thả, buông lời chửi bới (221)
18. săng cỏ: Cây cối nói chung.
Tàn lớn chở che săng cỏ nhỏ (29)
săng cỏ, có đầm đìa (179)
19. sai siển, siển sai: Lỗi lầm, lầm lạc. (Sai, siển, suyển đồng nghĩa.)
Gặp cơn sai siển, giúp khuyên nhau cùng (31)
Uổng công phu sai siển giữa đường (215)
Cơn sai siển bạn can ngăn dứt (217)
Nền đức hạnh siển sai quan hệ (220)
20. sung nẫm: Có nhiều, dồi dào, đầy đủ, phong phú. (Sung nẫm ([7]) đồng nghĩa.)
Giúp cỏ cây sung nẫm đơm hoa (129)
21. tầm âu: Lo tìm kiếm. (Âu là lo toan; thường nói ghép là âu lo, lo âu.)
Tiếng than xúc động tầm âu độ người (126)
22. thảng: Nếu.
Thảng không đặng chơn tâm thiệt ý (252)
Thảng như mà thối, tấn, chẳng rành (263)
23. tởi: Quyên góp, quyên tiền.
Tởi làm chùa, dối cậy in kinh (77)
24. tua: Phải, cần phải; nên, hãy nên. (Có lẽ do chữ tu được Việt hóa.)
Khá tua lánh dữ, làm lành (54)
Tua khá tưởng thương lần nòi giống (75)
Bốn điều tua xét kỹ (198)
Ba giềng ([8]) tua giữ chính (204)
Tua ăn năn tự hối lỗi lầm (214)
Tua chừa bỏ tánh tà tật đố (217)
Tua xét kỹ, ngừa phòng luận biện (220)
Tua xót thương đồng dạ ưu tư (223)
Tua chừa bỏ thói quen lại đọa [lười biếng] (225)
25. vạy vò: Không ngay thẳng.
Làm điều phải nghĩa, lánh xa vạy (72)
26. vấu: Móng vuốt nhọn.
Có cọp dữ nhăn răng đưa vấu (81)
27. xây: Thay, thay đổi; xoay.
Ngũ tặc nhơn tánh ngũ hành biến y (19)
Hiểu cơ luân chuyển, đáo đầu đổi y (25)
Khi tan khi hiệp, đổi y không thường (66)
Âm dương y đổi giao thông (114)
Máy kiền khôn y trở cũng tùy (142)
Máy kiền khôn nhựt nguyệt vận y [vần xoay] (148)
Âm dương luân chuyển, có hoài đổi y (179)
Ngó lên nhựt nguyệt vần y (236)
HUỆ KHẢI




([1]) Thánh giáo của đạo Cao Đài cũng rất phong phú. Nếu tìm hiểu từ Việt cổ bằng cách khảo sát đầy đủ kho tàng thánh giáo (có thể lên tới nhiều nghìn trang A4) đã tiếp nhận trong suốt chiều dài lịch sử của Cao Đài Giáo (bao gồm các Hội Thánh ở miền Trung, miền Nam) và Minh Lý Đạo, chắc chắn phải cần rất nhiều thời gian và công khó.
([2]) Nê cố: Chấp nê, cố chấp. Chưa rõ nghĩa sa đầm.
([3]) Đảo ngữ thành bằng cầm để hiệp vận với mầm ở câu trên.
([4]) Khiên là lỗi lầm. Căn khiên dư dồn là gốc lỗi lầm (tội cũ) chưa trả hết trong một kiếp, được dồn lại qua kiếp sau trả tiếp. Nói căn khiên cũng như tiền khiên. Trong kiếp sau, vì phải trả nợ tồn đọng của kiếp trước nên trong đời hay gặp những rủi ro, bất hạnh, tức là chịu hậu quả của tiền khiên nghiệp chướng.
([5]) Võ phu, vũ phu: Chữ Hán 碔砆 (với bộ thạch là đá) hay 珷玞 (với bộ ngọc ), là loại đá đẹp, nhìn giống như ngọc mà không phải là ngọc, tức là ngọc giả; do đó võ phu còn có nghĩa là người giả dối, gian trá. Paulus Của (mục từ phu) giảng võ phu là “đứa dốt nát”, nghĩa này không thích hợp với câu kinh dẫn trên. Ngày nay thường hiểu võ phu, vũ phu là gã đàn ông thô lỗ, cục cằn, hay đối xử thô bạo với phụ nữ.
([6]) Tróc ảnh bộ phong 捉影捕風 hay bộ phong tróc ảnh (đuổi theo gió bắt hình), hay bộ ảnh nã phong 捕影拿風 (bắt bóng đuổi theo gió), tương tự thành ngữ đuổi hình bắt bóng trong tiếng Việt, ý nói đeo đuổi việc không tưởng, thiếu thực tế.
([7]) Phong nẫm cũng đồng nghĩa. Có một số xã mang tên Phong Nẫm như một xã thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; một xã cù lao thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; và một xã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
([8]) Ba giềng: Tam cang (cương) là ba mối quan hệ trong xã hội, gồm có (a) Quân thần cang là quan hệ giữa vua tôi; (b) Phụ tử cang là quan hệ giữa cha mẹ và con cái; (c) Phu thê cang là quan hệ giữa vợ chồng.



 Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý đạo hữu.