Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Cúng cho người chết trong 81 ngày đầu tiên

 

cu cửu 九九 / nine nine

Thời gian tám mươi mốt ngày kể từ ngày chết. Trong thời gian này cứ chín ngày cúng một lần. Ngày chết tính là ngày một, thì cửu đầu tiên nhằm ngày thứ chín, cửu hai nhằm ngày mười tám, v.v… và cửu chín nhằm ngày tám mươi mốt.

u The period of eighty-one days since the day of death, when nine requiems are held sequentially every nine days for the liberation of the dead’s soul. Thus, each ritual of this type is called a ninth-day requiem. The day of death is reckoned day one; so, the first ninth-day requiem is on day nine, the second ninth-day requiem is on day eighteen, etc., and the ninth ninth-day requiem is on day eighty-one.

sơ cửu 初九 / the first ninth-day requiem ® cửu một

cửu một (sơ cửu kỵ 初九忌; sơ cửu trai 初九齋) / the first ninth-day requiem

Lễ cúng đầu tiên nhằm ngày chín tính từ ngày chết (là ngày một). Cũng gọi sơ cửu 初九.

u The first ninth-day requiem held on day nine since the day of death (i.e. day one). Also called sơ cửu 初九.

cửu hai (đệ nhị cửu kỵ 第二九忌; đệ nhị cửu trai 第二九齋) / the second ninth-day requiem

Lễ cúng thứ nhì nhằm ngày mười tám tính từ ngày chết (là ngày một).

u The second ninth-day requiem held on day eighteen since the day of death (i.e. day one).

cửu ba (đệ tam cửu kỵ 第三九忌; đệ tam cửu trai 第三九齋) / the third ninth-day requiem

Lễ cúng thứ ba nhằm ngày hai mươi bảy tính từ ngày chết (là ngày một).

u The third ninth-day requiem held on day twenty-seven since the day of death (i.e. day one).

cửu bốn (đệ tứ cửu kỵ 第四九忌; đệ tứ cửu trai 第四九齋) / the fourth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ tư nhằm ngày ba mươi sáu tính từ ngày chết (là ngày một).

u The fourth ninth-day requiem held on day thirty-six since the day of death (i.e. day one).

cửu năm (đệ ngũ cửu kỵ 第五九忌; đệ ngũ cửu trai 第五九齋) / the fifth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ năm nhằm ngày bốn mươi lăm tính từ ngày chết (là ngày một).

u The fifth ninth-day requiem held on day forty-five since the day of death (i.e. day one).

cửu sáu (đệ lục cửu kỵ 第六九忌; đệ lục cửu trai 第六九齋) / the sixth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ sáu nhằm ngày năm mươi tư tính từ ngày chết (là ngày một).

u The sixth ninth-day requiem held on day fifty-four since the day of death (i.e. day one).

cửu bảy (đệ thất cửu kỵ 第七九忌; đệ thất cửu trai 第七九齋) / the seventh ninth-day requiem

Lễ cúng thứ bảy nhằm ngày sáu mươi ba tính từ ngày chết (là ngày một).

u The seventh ninth-day requiem held on day sixty-three since the day of death (i.e. day one).

cửu tám (đệ bát cửu kỵ 第八九忌; đệ bát cửu trai 第八九齋) / the eighth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ tám nhằm ngày bảy mươi hai tính từ ngày chết (là ngày một).

u The eighth ninth-day requiem held on day seventy-two since the day of death (ie. day one).

cửu chín (đệ cửu cửu kỵ 第九九忌; đệ cửu cửu trai 第九九齋) / the ninth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ chín nhằm ngày tám mươi mốt tính từ ngày chết (là ngày một). Cũng gọi chung cửu 終九.

u The ninth ninth-day requiem held on day eighty-one since the day of death (i.e. day one). Also called chung cửu 終九.

chung cửu 終九 / the final ninth-day requiem ® cửu chín

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

 


công cử hay suy cử?

 

công cử 公舉 / public election

Cuộc bỏ phiếu công khai để tuyển chọn chức sắc cho Hội Thánh, hay chức việc cho thánh thất. Chẳng hạn, trừ khi được Đức Chí Tôn ban ơn bổ nhiệm, các chức sắc thuộc Cửu Trùng Đài 九重臺 phải tuyển chọn theo luật công cử như sau: ① Muốn thăng lên phẩm Giáo Tông 教宗, thì Chưởng Pháp hoặc Ðầu Sư 頭師 phải được tất cả môn đệ công cử. ② Muốn thăng lên Chưởng Pháp, thì Ðầu Sư phải được ba vị Đầu Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ③ Muốn thăng lên Đầu Sư, thì Phối Sư 配師 phải được ba mươi sáu vị Phối Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ④ Muốn thăng lên Phối Sư, thì Giáo Sư 教師 phải được bảy mươi hai Giáo Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ⑤ Muốn thăng lên Giáo Sư, thì Giáo Hữu 教友 phải được ba ngàn Giáo Hữu công cử (kể cả ứng cử viên). ⑥ Muốn thăng lên Giáo Hữu, thì Lễ Sanh 禮生 phải được tất cả Lễ Sanh công cử (kể cả ứng cử viên). ⑦ Muốn thăng lên Lễ Sanh, thì môn đệ phải được tất cả môn đệ công cử (kể cả ứng cử viên).




u A public voting election to choose dignitaries 職色 for a Caodai Holy Assembly (Hội Thánh 聖會), or select officials (chức việc 職員) for a Caodai holy house (thánh thất 聖室). For instance, if not bestowed and appointed by Caodai God, dignitaries of the Nonuple Hierarchy (Cửu Trùng Đài 九重臺) are publicly chosen by votes as follows: ① To become Pope (Giáo Tông 教宗), Legist-Censor (Chưởng Pháp ) or Cardinal (Đầu Sư 頭師) shall be publicly chosen by votes of all disciples. ② To become Legist-Censor, a Cardinal shall be publicly chosen by votes of three Cardinals (including the candidate). ③ To become Cardinal, an Archbishop (Phối Sư 配師) shall be publicly chosen by votes of thirty-six Archbishops (including the candidate). ④ To become Archbishop, a Bishop (Giáo Sư 教師) shall be publicly chosen by votes of seventy-two Bishops (including the candidate). ⑤ To become Bishop, a Priest (Giáo Hữu 教友) shall be publicly chosen by votes of three thousand Priests (including the candidate). ⑥ To become Priest, a Student-Priest (Lễ Sanh 禮生) shall be publicly chosen by votes of all Student-Priests (including the candidate). ⑦ To become Student-Priest, a disciple shall be publicly chosen by votes of all disciples (including the candidate).

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)


bình bát cơm ngàn nhà (nhứt bát thiên gia phạn) . . .

 

cổ pháp 古法 / lit., ancient dharma; the trio-symbol for the Three Teachings.

❶ Ba biểu tượng cho Tam Giáo 三教, gồm có: Kinh Xuân Thu 春秋經 (Nho), phất chủ 拂麈 (Lão), và bát vu [] (Phật). ① Kinh Xuân Thu là quyển sử biên niên của nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) do Đức Khổng Tử san định. ② Phất chủ 拂麈 là vật dùng để phủi bụi, làm bằng lông đuôi con chủ (chủ vĩ mao 麈尾毛) là loài thú giống như nai, gọi là đà lộc 駝鹿. ③ Bát vu là vật dụng để thâu nhận thức ăn (có khi là tiền) do thiện nam tín nữ cúng dường (cung dưỡng 供養) chư tăng khất sĩ 乞士.

Thứ tự thường thấy (từ trái sang phải) là Kinh Xuân Thu, bát vu, phất chủ, như minh họa dưới đây. Tuy nhiên, trên Thiên bàn (Thiên tế đàn 天祭壇), vị trí Tam Giáo Đạo Tổ 三教道祖 (từ trái sang phải) là Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, và Đức Khổng Tử. Thứ tự của ba món cổ pháp tương ứng với vị trí Tam Trấn Oai Nghiêm 三鎮威嚴 trên Thiên bàn là Đức Quan Âm 觀音, Đức Lý Thái Bạch 李太白, và Đức Quan Thánh 關聖.

❷ Ngoài ra, Hội Thánh Cao Ðài Tây Ninh còn có các cổ pháp riêng cho bảy phẩm chức sắc cấp cao như sau: ① Cổ pháp của Hộ Pháp 護法 gồm Kinh Xuân Thu, phất chủ, và bát vu. ② Cổ pháp của Thượng Phẩm 上品 gồm Long Tu phiến 龍鬚扇 (quạt râu rồng) có đính chùm tua ở đầu cây phất chủ. ③ Cổ pháp của Thượng Sanh 上生 gồm thanh kiếm gác tréo lên phất chủ. ④ Cổ pháp của Giáo Tông 教宗 là cổ pháp của Thượng Phẩm kết hợp với cổ pháp của Thượng Sanh. ⑤ Cổ pháp của Ngọc Chưởng Pháp là Kinh Xuân Thu. ⑥ Cổ pháp của Thượng Chưởng Pháp 上掌 là phất chủ. ⑦ Cổ pháp của Thái Chưởng Pháp là bát vu.



u ❶ The three symbols for the Three Teachings 三教, including: the Spring and Autumn Annals 春秋經 (Confucianism), an elktail whisk 拂麈 (Daoism), and an alms bowl or a patra [] (Buddhism). ① Revised by Confucius, the Spring and Autumn Annals is the chronicle of the state of Lu (Shandong 山東 province today). ② Used to brush dust, an elktail whisk (phất chủ 拂麈) is made of the tail hair 尾毛 of a zhu , which looks like an elk 駝鹿. ③ To collect either food or money from lay supporters, a patra is a large bowl used by a Buddhist monk who begs alms (khất sĩ 乞士).

From left to right (in the above figure), the trio-symbol shows the Spring and Autumn Annals, patra, and elktail whisk. On the God’s altar (Thiên tế đàn 天祭壇), however, the tablets (or images) of the Three Teachings’ Founders (from left to right) are Laozi, Shakyamuni, and Confucius. The order of the trio-symbol corresponds to the positions of the Three Governors of Majesty (Tam Trấn Oai Nghiêm 三鎮威嚴) on the Altar, i.e. Quan Âm (Guanyin 觀音), Lý Thái Bạch (Li Taibai 李太白), and Quan Thánh (Guansheng 關聖).

❷ In additon, the Tây Ninh Caodai Holy Assembly has got other dharmic symbols especially for its seven high-ranking dignitaries as follows: ① The dharmic symbol of the Dharma Protector (Hộ Pháp 護法) consists of the Spring and Autumn Annals, an elktail whisk, and a patra. ② That of Thượng Phẩm 上品 includes a Dragon Whiskers fan (Long Tu phiến 龍鬚扇) attached the tuft of an elktail whisk. ③ That of Thượng Sanh 上生 looks like an X shape comprising a double-edged sword crossed over an elktail whisk. ④ That of the Pope (Giáo Tông 教宗) combines both Thượng Phẩm’s and Thượng Sanh’s symbols. ⑤ That of the Confucian Legist-Censor (Ngọc Chưởng Pháp ) is the Annals. ⑥ That of the Daoist Legist-Censor (Thượng Chưởng Pháp 上掌) is an elktail whisk. ⑦ That of the Buddhist Legist-Censor (Thái Chưởng Pháp 太掌) is a patra.

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Giải oan chăng lọ mấy đàn tràng / Lê Thánh Tông (1442-1497)

 

bí tích giải oan (giải oan thánh sự 解冤聖事) / sacrament of loosening karmic bondage

Mỗi người do nghiệp xấu trong các kiếp trước nên kiếp này phải chịu sự ràng buộc của nghiệp, tức là oan trái 冤債 (nợ nần kiếp trước), oan cừu 冤仇 (kẻ thù kiếp trước), oan khiên 冤牽 (sự báo ứng 報應 do nghiệp xấu, cũng gọi là oan nghiệp 冤業 hay oan nghiệt 冤孽). Sự ràng buộc của nghiệp trở thành nghiệp chướng 業障 cản trở con người tu hành.

Bí tích giải oan không thể giúp xóa sạch nghiệp xấu của một môn đệ vì trái với luật công bình của Thượng Đế; do đó, nên hiểu bí tích này như là một cách giúp hoãn nợ để người này được thong thả tu hành, lập công bồi đức mà trả dần các món nợ tiền kiếp. Như vậy, điều quan trọng là trong thời gian được hoãn nợ cũ thì người môn đệ đừng vay thêm nợ mới.

u Due to bad karma caused in previous lives, a person’s present life is subject to karmic bondage which is known by various appellations like oan trái 冤債 (karmic debts), oan cừu 冤仇 (karmic enemies), oan khiên 冤牽 (karmic retribution 報應, also called oan nghiệp 冤業 or oan nghiệt 冤孽). A person’s karmic bondage becomes karmic hindrances 業障, i.e., karmic disadvantageous consequences on his path of self-cultivation.

The sacrament of loosening karmic bondage cannot help a disciple completely eliminate his bad karma because God’s law of justice must not be annulled. Instead, the sacrament should be understood as a means of deferring his debts so that he can conveniently pursue his path of self-cultivation, accumulating virtuous deeds to gradually compensate for his karmic debts. Thus, the importance is that while his old debts are being deferred, he should not borrow any new ones.

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

bí tích Cao Đài

 

bí tích (thánh sự 聖事) / sacrament


Nghi thức 儀式 được Ơn Trên truyền cho Hội Thánh để sau đó Hội Thánh truyền riêng cho các chức sắc hành đạo tại các họ đạo. Nhờ các bí tích này, ân điển 恩典 thiêng liêng được ban cho tín đồ thông qua vị chức sắc. Đạo Cao Đài có hai nhóm bí tích: bí tích độ sanh (dành cho tín đồ còn sống, chẳng hạn: bí tích hôn phối) và bí tích độ tử (dành cho tín đồ đã qua đời, chẳng hạn: bí tích đoạn căn để cắt đứt bảy dây oan nghiệt). Bí tích còn gọi là bửu pháp 寶法.




u A ceremony or ritual (nghi thức 儀式) which Heavenly Powers bestowed upon the Holy Assembly and the latter will confidentially instruct dignitaries who administer parishes. Thanks to these sacraments, divine grace can be conferred on disciples through a dignitary’s administration. Caodaism has two groups of sacraments: the ones for the living (e.g., the sacrament of matrimony) and the ones for the dead (e.g., the sacrament of breaking off the seven strings of karmic bondage). An alternative term for bí tích is bửu pháp 寶法 (lit., precious dharma).

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

cuộc nhân sinh hiểm ác khôn lường

đằng xà 螣蛇 (騰蛇) / winged snake, flying snake

Theo huyền thoại, là loại rắn độc có cánh nên biết bay (năng phi hành đích xà 能飛行的蛇); ám chỉ những hoàn cảnh nguy hiểm chết người trong cõi nhân sinh.

u A kind of legendary poisonous winged snakes which can fly; fig., deadly circumstances in the human world. 




Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Cuộc đời này như chiến trường khốc liệt

 

bát môn trận địa 八門陣地 / the eight gates front

Có thuyết bảo tám cửa gồm:

- Ba cửa lành (cát môn 吉門) là: Khai môn 開門 (cửa mở); Hưu môn 休門 (cửa nhàn), và Sanh môn 生門 (cửa sống).

- Ba cửa dữ (hung môn 凶門) là: Tử môn 死門 (cửa chết); Kinh môn 驚門 (cửa kinh sợ), và Thương môn 傷門 (cửa thương tổn).

- Hai cửa trung bình 中平 (không tốt không xấu) là: Đỗ môn 杜門 (cửa bị chặn) và Cảnh môn 景門 (cửa cảnh sắc).

Như vậy, tám cửa này ứng với nhiều hoàn cảnh con người, có lành có dữ, hoặc không dữ không lành. Gọi là trận địa vì cuộc đời là một chuỗi tranh đấu dữ dội để sanh tồn.

Một thuyết khác bảo bát môn trận địa chỉ có duy nhứt một cửa sống (sanh môn ), còn lại bảy cửa kể tên như trên đều là cửa chết (tử môn ). Như vậy, lọt vào trận địa thì nắm chắc bảy phần chết mà chỉ có một phần sống. Theo nghĩa này, trận địa bát môn ám chỉ cõi trần với vô vàn cạm bẫy vây hãm con người.


u One theory says that the eight gates include:

- Three propitious ones (cát môn 吉門) comprising: Khai môn  (open gate); Hưu môn  (leisure gate), and Sanh môn  (living gate).

- Three unpropitious ones (hung môn 凶門) comprising: Tử môn  (deadly gate), Kinh môn  (horror gate), and Thương môn  (injury gate).

- Two neutral ones (neither propitious nor unpropitious) comprising Đỗ môn  (blocked gate) and Cảnh môn  (scenery gate).

Thus, these eight gates correspond to human circumstances, either good or bad or neutral. These circumstances are compared to a battlefield because human life is indeed a series of violent struggles for survival.

Another theory says that the eight gates front includes only one living gate (sanh môn ), the rest as named above are all deadly gates (tử môn ). Thus, a narrow escape is hardly found on this battlefield. In this sense, the eight gates front stands for this human world of entrapment.


Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HỤÊ KHẢI & LÊ ANH MINH)