Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG / Mark Twain

 

Chuyện cũ mùa Giáng Sinh:

LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG

Nguyên tác: A Letter from Santa Claus

Tác giả: Mark Twain

Bản dịch: Huệ Khải

Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Susie (tức Olivia Susan Clemens, hay Susy Clemens) viết tiểu sử của cha cô và xuất bản năm 1895 với nhan đề Papa: An Intimate Biography of Mark Twain (Cha: Một Tiểu Sử Thân Yêu Của Mark Twain). Năm sau (1896), hai mươi bốn tuổi, Susie qua đời vì bệnh viêm màng tủy sống.

Năm 1875, khi Susie ba tuổi và Clara một tuổi, Mark Twain viết một lá thư hồi âm Susie. Ký tên là “ÔNG GIÀ NÔ-EN yêu thương của cháu” (your loving SANTA CLAUS), người cha tự nhận mình là “Ông Trên Mặt Trăng” (The Man in the Moon), và thư gởi tới từ “Cung Điện Thánh Ni-cô-la trên Mặt Trăng” (Palace of St. Nicholas in the Moon).([1])

Phần chánh lá thư Mark Twain viết cho con gái gồm ba đoạn quá dài; tuy thế, bản dịch này cứ giữ nguyên cách phân đoạn trong nguyên tác. Đáng lưu ý, trong nguyên tác chín trăm bảy mươi từ tuyệt nhiên không có một chữ nào nói rằng cô bé Susie “XIN quà” mà chỉ là “ĐẶT quà” (ordered); cũng không có chữ nào là “CHO quà” mà chỉ là “GIAO quà” (delivered). Cách dùng từ tế nhị của Mark Twain đối với cô con gái ba tuổi mà ông rất mực yêu thương có lẽ đáng cho chúng ta suy gẫm thêm.

Ngoài ra, với giọng văn hài hước cố hữu y như khi viết tiểu thuyết The Adventures of Tom Sawyer (Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Sawyer, xuất bản năm 1876), Mark Twain khéo léo dẫn dắt, nâng cánh đứa trẻ ba tuổi bay bổng vào cảnh giới tưởng tượng, một cảnh giới phong phú mà các nhà giáo dục lỗi lạc, các chuyên gia tâm lý trẻ em luôn luôn khuyến cáo bọn người lớn chúng ta chớ dại dột tước đoạt khỏi tuổi thơ ngà ngọc của các bé.

Thấm thía giá trị nhân bản bàng bạc trong lá thư Mark Twain gửi con gái, chúng ta hiểu ngay lý do vì sao trải qua ngót một thế kỷ rưỡi, lá thư này vẫn là tác phẩm bất hủ, nằm trong mảng chuyện kể Giáng Sinh được yêu thích nhất của kho tàng văn học thế giới.


 

*

Cung Điện Thánh Ni-cô-la

Trên Mặt Trăng

Buổi Sáng Giáng Sinh

CHÁU SUSIE CLEMENS THÂN YÊU:

Ta đã nhận và đã đọc tất cả những lá thư mà cháu và cô em bé bỏng của cháu viết cho ta nhờ vào bàn tay mẹ cháu và các chị vú. Ta cũng đã đọc hết tất cả những lá thư mà bọn trẻ các cháu tự tay viết cho ta, mặc dù các cháu không dùng những chữ cái ABC như người lớn, mà lại dùng các ký hiệu được tất cả trẻ nhỏ ở mọi nơi trên trái đất và trên các vì sao lấp lánh quen dùng. Trẻ con trên mặt trăng cũng không dùng kiểu chữ viết nào khác hơn những ký hiệu của các cháu. Do đó, cháu dễ hiểu rằng ta có thể đọc những dòng nguệch ngoạc và những hình vẽ lạ mắt của hai chị em cháu mà chẳng hề trở ngại chi cả. Tuy nhiên, ta lại gặp rắc rối với những lá thư mà cháu đọc để mẹ và các chị vú chép giùm, bởi lẽ ta là người nước ngoài và không thể đọc thông thạo các dòng chữ tiếng Anh. Cháu sẽ nhận ra rằng ta chẳng sai sót gì về các món mà trong thư cháu và em cháu đặt quà. Nửa đêm khi cháu đang ngủ, ta theo ống khói tuột xuống phòng cháu và tự tay giao quà. Ta cũng hôn hai cháu nữa, vì hai cháu là trẻ ngoan, được dạy dỗ khéo, được đối xử tử tế, và là hai trẻ biết vâng lời nhất trong số các trẻ ta từng gặp. Nhưng trong lá thư cháu đọc cho người lớn viết giúp có vài chữ ta không hiểu rõ lắm, và có một hay hai món nho nhỏ cháu đặt thì ta không tìm ra vì kho quà đã cạn sạch. Lô quà chót gồm các bộ bàn ghế, tủ kệ nhà bếp dành cho búp bê vừa mới gởi tới một cô bé nghèo ở tận Bắc Cực, tại xứ sở lạnh lẽo nằm phía trên sao Bắc Đẩu. Mẹ cháu có thể chỉ cho cháu nhìn thấy sao đó và cháu sẽ bảo: “Bông Tuyết Bé Bỏng à,” (vì đó là tên cô bé nọ) “tớ vui vì bạn nhận được bộ bàn ghế, tủ kệ ấy vì bạn cần chúng hơn tớ.” Nghĩa là cháu phải viết câu đó, tự tay cháu nhé, và Bông Tuyết sẽ viết thư trả lời. Nếu cháu chỉ nói ra tiếng thì cô bé không thể nghe được. Thư cháu phải nhẹ và mỏng, vì nơi ấy xa xôi lắm mà tiền tem rất mắc.

Có một hay hai chữ mẹ cháu viết trong thư mà ta không hiểu rõ. Ta đoán chừng là “một rương đầy ắp quần áo cho búp bê”. Có đúng thế không nhỉ? Khoảng chín giờ sáng mai ta sẽ tới cửa nhà bếp gia đình cháu để hỏi cho rõ. Nhưng ta không được gặp ai và không được nói chuyện với ai ngoại trừ cháu. Khi chuông cửa nhà bếp vang lên, George ([2]) phải bịt kín hai mắt và ra mở cửa. Sau đó anh ta trở vào phòng ăn hay đi tới tủ tô dĩa sứ và có đầu bếp đi theo. Cháu phải dặn George nhón gót bước rón rén và im thin thít, bằng không một ngày nào đó anh ta sẽ chết. Rồi cháu phải đi lên phòng các cháu, đứng trên ghế hay trên giường chị vú và áp tai vào ống nghe ([3]) ăn thông xuống nhà bếp; lúc ấy ta huýt sáo vào ống và cháu phải nói vào ống rằng “Cháu chào mừng Ông Già Nô-en”. Thế thì ta sẽ hỏi có đúng cái rương là món quà cháu đặt ta hay không. Nếu cháu nói phải, ta sẽ hỏi cháu thích cái rương màu gì. Mẹ cháu sẽ giúp cháu nói tên một màu đẹp đẽ và sau đó cháu phải kể rõ từng thứ mà cháu muốn được chứa trong rương. Thế rồi khi ta nói “Tạm biệt Susie Clemens bé bỏng của ta và chúc cháu một Giáng Sinh vui vẻ” thì cháu phải đáp lại rằng “Cháu chào Ông Già Nô-en tốt bụng, cháu cảm ơn ông thật nhiều và nhờ ông bảo với bạn Bông Tuyết bé bỏng rằng tối nay cháu sẽ nhìn lên ngôi sao của bạn ấy và bạn ấy sẽ nhìn xuống dưới này; bảo rằng cháu sẽ có mặt ở đúng cửa sổ phía tây, và mỗi đêm tốt trời cháu sẽ nhìn lên ngôi sao của bạn ấy mà nói ‘Tớ biết xa tít trên đó có một cô bé và tớ cũng thích cô ấy”. Xong rồi cháu phải đi xuống phòng đọc sách và bảo George đóng hết các cửa ăn thông vào đại sảnh, và mọi người phải giữ yên lặng một lúc. Ta sẽ trở lên mặt trăng lấy các thứ ấy và vài phút sau ta sẽ chui qua ống khói lò sưởi trong đại sảnh nếu đó là cái rương cháu muốn vì cháu biết là ta không thể mang một cái rương như thế chui lọt ống khói phòng các cháu.

Nếu muốn, mọi người có thể nói chuyện cho tới khi nghe tiếng chân ta bước trong đại sảnh. Bấy giờ cháu bảo họ yên lặng một lúc cho tới khi ta chui lại vào ống khói. Có thể cháu sẽ chẳng nghe được tiếng chân ta bước đâu, thế nên thỉnh thoảng cháu được phép tới nhìn trộm qua các cửa ở phòng ăn, và cuối cùng thì cháu sẽ thấy món đồ cháu muốn, ngay bên dưới dương cầm trong phòng khách, vì ta sẽ đặt nó ở đó. Nếu ta lỡ để rơi rớt chút tuyết trong đại sảnh, cháu phải bảo George quét vào lò sưởi vì ta không có thời gian làm mấy việc như thế. George không được dùng chổi mà phải dùng giẻ lau, bằng không một ngày nào đó anh ta sẽ chết. Cháu phải canh chừng George và chớ để anh ta gặp nguy hiểm. Nếu chiếc ủng của ta lỡ vấy bẩn trên nền đá hoa, George không được kỳ cọ tẩy sạch. Hãy để nó luôn luôn y nguyên như thế để nhớ rằng ta đã tới nhà cháu, và mỗi khi cháu nhìn dấu vết ấy hoặc cho bất kỳ ai thấy nó thì cháu phải để nó nhắc nhở cháu hãy là một cô bé ngoan. Mỗi khi cháu không ngoan và có người chỉ cho cháu thấy dấu vết mà chiếc ủng của Ông Già Nô-en tốt bụng lưu lại trên nền đá hoa, thì cháu sẽ nói gì nhỉ, hỡi cháu cưng bé bỏng?

Tạm biệt cháu trong vài phút, cho tới khi ta trở xuống thế gian và rung chuông cửa nhà bếp.

ÔNG GIÀ NÔ-EN yêu thương của cháu

Người đôi khi còn được gọi là “Ông Trên Mặt Trăng”

MARK TWAIN (1875)

HUỆ KHẢI (11-12-2021)



([1]) Ông Già Nô-en hay Santa Claus còn được xem là Thánh Ni-cô-la.

([2]) Trong thư George được nhắc tên bảy lần. Đây là George Griffin, một người Mỹ da đen từng bị bắt làm nô lệ. Sau khi được tự do, anh làm quản gia cho Mark Twain mười bảy năm, gồm cả thời kỳ ông đang viết tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn (Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn) in ở Mỹ năm 1885. Người ta đoán rằng Jim (chàng nô lệ da đen bỏ trốn trong tiểu thuyết ấy) là nhân vật được mô phỏng theo George Griffin.

([3]) Ống nghe hay ống nói (speaking tube) gồm hai hình nón (để áp vào miệng khi nói, hoặc áp vào tai khi nghe); cả hai nối với nhau bằng một ống rỗng, có thể truyền âm thanh đi xa trong khoảng cách tối đa chín mươi mét. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ống nói được lắp đặt trên xe lửa, tàu biển, các văn phòng và những nhà giàu để liên lạc nội bộ giống như máy “nội đàm” (intercom). Đến khi điện thoại được phổ biến thì ống nói bị đào thải.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Cửu Thiên Huyền Nữ 九 天 玄 女

 

Một số tài liệu Cao Đài xem CỬU THIÊN HUYỀN NỮ cũng là Đức TÂY VƯƠNG MẪU, và đồng hóa với Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Chúng tôi thấy người Tàu nói về Đức CỬU THIÊN HUYỀN NỮ rất mờ hồ và không thấy họ nói có liên hệ gì tới Đức Tây Vương Mẫu. Có tài liệu Tàu nói CỬU THIÊN HUYỀN NỮ mình chim đầu người (nhân đầu điểu thân -- xem ảnh đính kèm); vậy, càng không dám nói Ngài là Đức Kim Mẫu. Do đó, trong bản thảo của mình, chúng tôi chỉ ghi sơ sài mà thôi.

 

Cửu Thiên Huyền Nữ / Mysterious Lady of the Ninth Heaven

Theo truyền thống tín ngưỡng Trung Hoa, ngài là đệ tử của Thánh Mẫu Nguyên Quân . Ngài truyền đạt sách Trời (Thiên thơ ) và chỉ điểm cho đời thoát khỏi bến mê (mê tân ).

 

u  In Chinese traditional beliefs, as a disciple of Holy Mother the Great Lady (Thánh Mẫu Nguyên Quân ), Mysterious Lady transmitted the Heavenly book (Thiên thơ ), and showed humans how to escape from the unenlightenment ford (mê tân ), i.e. the world.

 


Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

 


Ta là ai trong đám tàn linh ấy?

 

cửu nhị ức nguyên nhơn 九二億原人 / 9,200,000 original humans

Chín mươi hai ức nguyên nhơn. Nguyên nhơn có nguồn gốc từ trên trời, sau khi nhận lãnh sứ mạng xuống thế gian cứu đời thì oái oăm thay lại bị giam hãm mãi nơi cõi trần và không thể trở về quê nhà của mình ở thượng giới. Theo Ngọc Lộ Kim Bàn 玉露金盤 của Đạo Giáo, sau hai kỳ phổ độ thì còn sót lại chín mươi hai ức 九十二億 nguyên nhơn phải được đưa hết về thượng giới trong Tam Kỳ Phổ Độ. Thánh giáo Cao Đài gọi họ là tàn linh 殘靈 (các chơn linh sót lại). Lưu ý: Ngày xưa một ức là mười vạn (một trăm ngàn); ngày nay là một trăm triệu.

u Coming from heaven with a mission to save the world, original humans (nguyên nhơn 原人) have ironically been confined to the worldly realm, and thus have failed to return to their heavenly home. According to a Daoist text entitled The Golden Basin of the Jade Dew (Ngọc Lộ Kim Bàn 玉露金盤), after the First Universalism and the Second One, there are 9,200,000 九十二億 leftover original humans who shall be completely delivered to their heavenly home in the Third Universalism. In Caodai holy messages, they are called tàn linh 殘靈 (leftover spirits). Nota bene, the term ức  traditionally means hundred thousand; however, it currently means hundred million.



Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

 

 

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Cúng cho người chết trong 81 ngày đầu tiên

 

cu cửu 九九 / nine nine

Thời gian tám mươi mốt ngày kể từ ngày chết. Trong thời gian này cứ chín ngày cúng một lần. Ngày chết tính là ngày một, thì cửu đầu tiên nhằm ngày thứ chín, cửu hai nhằm ngày mười tám, v.v… và cửu chín nhằm ngày tám mươi mốt.

u The period of eighty-one days since the day of death, when nine requiems are held sequentially every nine days for the liberation of the dead’s soul. Thus, each ritual of this type is called a ninth-day requiem. The day of death is reckoned day one; so, the first ninth-day requiem is on day nine, the second ninth-day requiem is on day eighteen, etc., and the ninth ninth-day requiem is on day eighty-one.

sơ cửu 初九 / the first ninth-day requiem ® cửu một

cửu một (sơ cửu kỵ 初九忌; sơ cửu trai 初九齋) / the first ninth-day requiem

Lễ cúng đầu tiên nhằm ngày chín tính từ ngày chết (là ngày một). Cũng gọi sơ cửu 初九.

u The first ninth-day requiem held on day nine since the day of death (i.e. day one). Also called sơ cửu 初九.

cửu hai (đệ nhị cửu kỵ 第二九忌; đệ nhị cửu trai 第二九齋) / the second ninth-day requiem

Lễ cúng thứ nhì nhằm ngày mười tám tính từ ngày chết (là ngày một).

u The second ninth-day requiem held on day eighteen since the day of death (i.e. day one).

cửu ba (đệ tam cửu kỵ 第三九忌; đệ tam cửu trai 第三九齋) / the third ninth-day requiem

Lễ cúng thứ ba nhằm ngày hai mươi bảy tính từ ngày chết (là ngày một).

u The third ninth-day requiem held on day twenty-seven since the day of death (i.e. day one).

cửu bốn (đệ tứ cửu kỵ 第四九忌; đệ tứ cửu trai 第四九齋) / the fourth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ tư nhằm ngày ba mươi sáu tính từ ngày chết (là ngày một).

u The fourth ninth-day requiem held on day thirty-six since the day of death (i.e. day one).

cửu năm (đệ ngũ cửu kỵ 第五九忌; đệ ngũ cửu trai 第五九齋) / the fifth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ năm nhằm ngày bốn mươi lăm tính từ ngày chết (là ngày một).

u The fifth ninth-day requiem held on day forty-five since the day of death (i.e. day one).

cửu sáu (đệ lục cửu kỵ 第六九忌; đệ lục cửu trai 第六九齋) / the sixth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ sáu nhằm ngày năm mươi tư tính từ ngày chết (là ngày một).

u The sixth ninth-day requiem held on day fifty-four since the day of death (i.e. day one).

cửu bảy (đệ thất cửu kỵ 第七九忌; đệ thất cửu trai 第七九齋) / the seventh ninth-day requiem

Lễ cúng thứ bảy nhằm ngày sáu mươi ba tính từ ngày chết (là ngày một).

u The seventh ninth-day requiem held on day sixty-three since the day of death (i.e. day one).

cửu tám (đệ bát cửu kỵ 第八九忌; đệ bát cửu trai 第八九齋) / the eighth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ tám nhằm ngày bảy mươi hai tính từ ngày chết (là ngày một).

u The eighth ninth-day requiem held on day seventy-two since the day of death (ie. day one).

cửu chín (đệ cửu cửu kỵ 第九九忌; đệ cửu cửu trai 第九九齋) / the ninth ninth-day requiem

Lễ cúng thứ chín nhằm ngày tám mươi mốt tính từ ngày chết (là ngày một). Cũng gọi chung cửu 終九.

u The ninth ninth-day requiem held on day eighty-one since the day of death (i.e. day one). Also called chung cửu 終九.

chung cửu 終九 / the final ninth-day requiem ® cửu chín

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

 


công cử hay suy cử?

 

công cử 公舉 / public election

Cuộc bỏ phiếu công khai để tuyển chọn chức sắc cho Hội Thánh, hay chức việc cho thánh thất. Chẳng hạn, trừ khi được Đức Chí Tôn ban ơn bổ nhiệm, các chức sắc thuộc Cửu Trùng Đài 九重臺 phải tuyển chọn theo luật công cử như sau: ① Muốn thăng lên phẩm Giáo Tông 教宗, thì Chưởng Pháp hoặc Ðầu Sư 頭師 phải được tất cả môn đệ công cử. ② Muốn thăng lên Chưởng Pháp, thì Ðầu Sư phải được ba vị Đầu Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ③ Muốn thăng lên Đầu Sư, thì Phối Sư 配師 phải được ba mươi sáu vị Phối Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ④ Muốn thăng lên Phối Sư, thì Giáo Sư 教師 phải được bảy mươi hai Giáo Sư công cử (kể cả ứng cử viên). ⑤ Muốn thăng lên Giáo Sư, thì Giáo Hữu 教友 phải được ba ngàn Giáo Hữu công cử (kể cả ứng cử viên). ⑥ Muốn thăng lên Giáo Hữu, thì Lễ Sanh 禮生 phải được tất cả Lễ Sanh công cử (kể cả ứng cử viên). ⑦ Muốn thăng lên Lễ Sanh, thì môn đệ phải được tất cả môn đệ công cử (kể cả ứng cử viên).




u A public voting election to choose dignitaries 職色 for a Caodai Holy Assembly (Hội Thánh 聖會), or select officials (chức việc 職員) for a Caodai holy house (thánh thất 聖室). For instance, if not bestowed and appointed by Caodai God, dignitaries of the Nonuple Hierarchy (Cửu Trùng Đài 九重臺) are publicly chosen by votes as follows: ① To become Pope (Giáo Tông 教宗), Legist-Censor (Chưởng Pháp ) or Cardinal (Đầu Sư 頭師) shall be publicly chosen by votes of all disciples. ② To become Legist-Censor, a Cardinal shall be publicly chosen by votes of three Cardinals (including the candidate). ③ To become Cardinal, an Archbishop (Phối Sư 配師) shall be publicly chosen by votes of thirty-six Archbishops (including the candidate). ④ To become Archbishop, a Bishop (Giáo Sư 教師) shall be publicly chosen by votes of seventy-two Bishops (including the candidate). ⑤ To become Bishop, a Priest (Giáo Hữu 教友) shall be publicly chosen by votes of three thousand Priests (including the candidate). ⑥ To become Priest, a Student-Priest (Lễ Sanh 禮生) shall be publicly chosen by votes of all Student-Priests (including the candidate). ⑦ To become Student-Priest, a disciple shall be publicly chosen by votes of all disciples (including the candidate).

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)


bình bát cơm ngàn nhà (nhứt bát thiên gia phạn) . . .

 

cổ pháp 古法 / lit., ancient dharma; the trio-symbol for the Three Teachings.

❶ Ba biểu tượng cho Tam Giáo 三教, gồm có: Kinh Xuân Thu 春秋經 (Nho), phất chủ 拂麈 (Lão), và bát vu [] (Phật). ① Kinh Xuân Thu là quyển sử biên niên của nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) do Đức Khổng Tử san định. ② Phất chủ 拂麈 là vật dùng để phủi bụi, làm bằng lông đuôi con chủ (chủ vĩ mao 麈尾毛) là loài thú giống như nai, gọi là đà lộc 駝鹿. ③ Bát vu là vật dụng để thâu nhận thức ăn (có khi là tiền) do thiện nam tín nữ cúng dường (cung dưỡng 供養) chư tăng khất sĩ 乞士.

Thứ tự thường thấy (từ trái sang phải) là Kinh Xuân Thu, bát vu, phất chủ, như minh họa dưới đây. Tuy nhiên, trên Thiên bàn (Thiên tế đàn 天祭壇), vị trí Tam Giáo Đạo Tổ 三教道祖 (từ trái sang phải) là Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, và Đức Khổng Tử. Thứ tự của ba món cổ pháp tương ứng với vị trí Tam Trấn Oai Nghiêm 三鎮威嚴 trên Thiên bàn là Đức Quan Âm 觀音, Đức Lý Thái Bạch 李太白, và Đức Quan Thánh 關聖.

❷ Ngoài ra, Hội Thánh Cao Ðài Tây Ninh còn có các cổ pháp riêng cho bảy phẩm chức sắc cấp cao như sau: ① Cổ pháp của Hộ Pháp 護法 gồm Kinh Xuân Thu, phất chủ, và bát vu. ② Cổ pháp của Thượng Phẩm 上品 gồm Long Tu phiến 龍鬚扇 (quạt râu rồng) có đính chùm tua ở đầu cây phất chủ. ③ Cổ pháp của Thượng Sanh 上生 gồm thanh kiếm gác tréo lên phất chủ. ④ Cổ pháp của Giáo Tông 教宗 là cổ pháp của Thượng Phẩm kết hợp với cổ pháp của Thượng Sanh. ⑤ Cổ pháp của Ngọc Chưởng Pháp là Kinh Xuân Thu. ⑥ Cổ pháp của Thượng Chưởng Pháp 上掌 là phất chủ. ⑦ Cổ pháp của Thái Chưởng Pháp là bát vu.



u ❶ The three symbols for the Three Teachings 三教, including: the Spring and Autumn Annals 春秋經 (Confucianism), an elktail whisk 拂麈 (Daoism), and an alms bowl or a patra [] (Buddhism). ① Revised by Confucius, the Spring and Autumn Annals is the chronicle of the state of Lu (Shandong 山東 province today). ② Used to brush dust, an elktail whisk (phất chủ 拂麈) is made of the tail hair 尾毛 of a zhu , which looks like an elk 駝鹿. ③ To collect either food or money from lay supporters, a patra is a large bowl used by a Buddhist monk who begs alms (khất sĩ 乞士).

From left to right (in the above figure), the trio-symbol shows the Spring and Autumn Annals, patra, and elktail whisk. On the God’s altar (Thiên tế đàn 天祭壇), however, the tablets (or images) of the Three Teachings’ Founders (from left to right) are Laozi, Shakyamuni, and Confucius. The order of the trio-symbol corresponds to the positions of the Three Governors of Majesty (Tam Trấn Oai Nghiêm 三鎮威嚴) on the Altar, i.e. Quan Âm (Guanyin 觀音), Lý Thái Bạch (Li Taibai 李太白), and Quan Thánh (Guansheng 關聖).

❷ In additon, the Tây Ninh Caodai Holy Assembly has got other dharmic symbols especially for its seven high-ranking dignitaries as follows: ① The dharmic symbol of the Dharma Protector (Hộ Pháp 護法) consists of the Spring and Autumn Annals, an elktail whisk, and a patra. ② That of Thượng Phẩm 上品 includes a Dragon Whiskers fan (Long Tu phiến 龍鬚扇) attached the tuft of an elktail whisk. ③ That of Thượng Sanh 上生 looks like an X shape comprising a double-edged sword crossed over an elktail whisk. ④ That of the Pope (Giáo Tông 教宗) combines both Thượng Phẩm’s and Thượng Sanh’s symbols. ⑤ That of the Confucian Legist-Censor (Ngọc Chưởng Pháp ) is the Annals. ⑥ That of the Daoist Legist-Censor (Thượng Chưởng Pháp 上掌) is an elktail whisk. ⑦ That of the Buddhist Legist-Censor (Thái Chưởng Pháp 太掌) is a patra.

 

Nguồn: THUẬT NGỮ CAO ĐÀI VỊÊT – NHO – ANH (bản thảo, của HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)

Excerpt from: CAODAI TERMS in VIETNAMESE – CHINESE – ENGLISH (manuscript, by HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH)