Thầy đã nói cho các con hay trước rằng
nếu các con không tự lập ở cõi thế
nầy,
là cái đời tạm của các con,
thì Thầy cũng không bồng ẵm các con
Đức Chí Tôn
Giới Xuyên Long Chi Giới (1892-1927)
ĐỌC SỢI TƠ NHỆN
Giới Xuyên Long Chi Giới ([2]) sinh ở Đông Kinh ([3]) ngày 01-3-1892, uống thuốc độc quyên sinh và mất ở Đông Kinh sáng sớm ngày 24-7-1927. Trong ba mươi lăm năm, ông hầu như sống hoàn toàn ở Đông Kinh, khoảng mười tám năm ở nhà trường và chừng mười một năm hầu như ở bàn viết với độ hai trăm truyện ngắn.
Theo truyền thuyết, vì
sinh vào giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Nhâm Thìn nên ông được cha đặt
tên là Long Chi Giới (giữa loài
rồng).
Lúc còn thơ, ông được
giao cho người bác không con nuôi dưỡng. Mới học lớp Ba, Giới Xuyên Long Chi
Giới đã tìm được tập phác thảo của Đức Phú Kiện Thứ Lang,([4]) nhan đề Thiên Nhiên Và Đời Người.([5]) Cậu bé đọc say mê và từ đó có lòng ham
thích văn chương. Ông được giới thiệu vào trường trung
học ở Đông Kinh không phải qua thi tuyển, rồi tốt nghiệp hạng danh dự và vào
Đại Học Hoàng Gia Đông Kinh. Tại đây, ông học văn chương Anh, tốt nghiệp năm
1916. Ông đã khước từ chức giáo sư tại Đại Học Hoàng Gia Cửu Châu.([6]) Cửa nhà ông luôn luôn treo bảng cáo bệnh để tạ khách, vì ông muốn dành
nhiều thời gian đọc sách.
Năm 1914, ông đăng truyện
ngắn đầu tiên trên tạp chí văn học Tân Tư
Triều,([7]) nhưng không được chú ý lắm. Năm 1915, ông đăng hai truyện ngắn trên
tạp chí Đế Quốc Văn Học.([8]) Truyện thứ hai nhan đề La Sinh
Môn ([9]) nổi tiếng gần như gắn liền với tên tuổi ông, và được quay thành phim. Tháng 5-1917 ông xuất bản tập truyện đầu tay, nhan đề chung cho cả tập
là La Sinh Môn.
Truyện Sợi Tơ
Nhện ([10]) viết xong ngày 16-4-1918, được đăng trên một tạp
chí dành riêng cho thanh niên. Năm 1930, Glenn W. Shaw (1886-1961) chọn trong hai
trăm truyện của Giới Xuyên Long Chi Giới,
tuyển lấy mười một truyện và cố dịch sát nguyên tác, rồi giao cho nhà xuất bản Bắc Tinh Đường Thư Điếm ([11]) ấn hành với nhan đề Tales Grotesque and Curious (Truyện Truyền Kỳ).
Sợi
Tơ Nhện (The Spider’s Thread) là
truyện thứ sáu trong tập văn dịch của Glenn W. Shaw. Tôi chuyển ngữ và chú
thích ngày 21-5-1993; đã
đăng Văn Hóa Và Đời Sống số 26, tháng 9-1993. Bản dịch này đăng lại trên
nguyệt san Công Giáo Và Dân Tộc số 141, tháng 9-2006.
Nay
tôi kết tập vào hiệp tuyển Hòa Điệu Liên Tôn, viết thêm lời suy niệm ở
cuối truyện, gọi là thử chia sẻ một góc nhìn về chiều sâu tâm linh ẩn tàng trong
một danh tác xứ Phù Tang.
*
MỘT
Hôm ấy Đức Phật một mình
nhẹ gót bên bờ ao sen ở cõi Niết Bàn.
Những đóa sen rộ nở trong
ao, tất cả đều trắng ngần như châu ngọc, và ở tâm hoa cánh nhụy vàng không
ngừng tỏa hương thơm bát ngát khung trời.
Ở cõi Niết Bàn bấy giờ là
buổi sáng.
Giờ đây Đức Phật đứng yên
lặng bên bờ ao, và qua một khoảng hở giữa đám lá che phủ mặt nước, Ngài chợt
nhìn thấy cảnh quan ở dưới.
Bởi lẽ địa ngục nằm ngay
bên dưới ao sen của cõi Niết Bàn, con sông Tam Đồ ([12])
và ngọn núi Đao ([13])
có thể nhìn thấy rõ qua làn nước trong suốt như pha lê, như qua ống viễn
kính.
Rồi Đức Phật nhìn thấy
một người tên Kandata, đang quằn quại cùng các tội nhân khác ở tận cùng địa
ngục.
Gã Kandata này là tướng
cướp, xưa kia đã làm nhiều điều ác, sát sinh hại mạng và phóng hỏa đốt nhà, tuy
nhiên y được ghi công đức một việc thiện. Có lần trên đường xuyên qua rừng sâu,
y chú ý tới một con nhện bé nhỏ đang bò dọc theo vệ đường.
Giở chân lên thật lẹ
làng, y sắp sửa giẫm chết con vật thì bất chợt nghĩ rằng “Thôi đừng, nhỏ nhít
như nó cũng có linh hồn; giết bừa nó đi thì thật xấu hổ.” Và y đã tha chết cho
con nhện.
Khi nhìn xuống cõi địa
ngục, Đức Phật nhớ lại cái cách Kandata tha mạng con nhện. Đức Phật nghĩ rằng,
nếu có thể được, để báo đền cho việc thiện ấy, Ngài muốn đưa y thoát ra khỏi địa
ngục. May sao, lúc nhìn quanh, Ngài bắt gặp một con nhện của cõi Niết Bàn đang
giăng sợi tơ như bạc xinh đẹp trên đám lá sen ánh một màu thanh bình yên ả.
Đức Phật nhẹ nhàng nâng
lấy sợi tơ nhện trên tay, và Ngài thả cho sợi tơ buông thẳng xuống tận cùng địa
ngục xa tít bên dưới, xuyên qua khoảng trống giữa những đóa sen trắng ngần như
ngọc.
HAI
Kandata đang ngụp lặn
cùng các tội nhân khác trong ao Máu ([14])
ở nơi tận cùng địa ngục.
Khắp chốn tối đen như
mực, và thỉnh thoảng khi thoáng có gì hiện lên trong chỗ tối om ấy, hóa ra lại
là ánh chớp lập lòe của đầu mũi gươm, mũi kiếm trên ngọn núi Đao rợn người, thế
nên hãi hùng khôn xiết. Hơn nữa, sự im lìm mộ địa đang ngự trị khắp nơi, và cái
duy nhất thỉnh thoảng còn có thể nghe thấy là tiếng thở dài yếu ớt của các tội
nhân.
Ấy bởi vì tội nhân khi
xuống đến chốn này đều đã kiệt lực do muôn vạn cực hình của cõi địa ngục và họ
không còn hơi sức nào để kêu gào.
Thế nên, dù là tướng cướp
dữ dằn chăng nữa, Kandata cũng ngạt thở vì máu, chẳng thể làm gì khác hơn là
giãy giụa trong ao Máu như một con nhái đang giãy chết.
Nhưng thời cơ của y đã
đến. Một hôm khi tình cờ ngẩng đầu lên nhìn vòm trời bên trên ao Máu, Kandata
trông thấy từ trên cao, mãi tận các tầng trời thăm thẳm, thòng xuống chỗ y một sợi
tơ nhện trắng như bạc, lấp loáng lờ
mờ trong bóng tối âm u tịch mịch dường như thể nó cũng sợ bị người ta bắt gặp.
Nhìn thấy sợi tơ, y vỗ
tay vui mừng. Nếu bám vào sợi tơ này mà leo lên đến tận chỗ nó xuất phát thì
chắc chắn y có thể thoát khỏi địa ngục.
Hơn thế nữa, nếu mọi sự
suôn sẻ, thậm chí y còn có thể vào được cõi Niết Bàn. Vậy thì y sẽ không bao
giờ bị xô lên núi Đao hay đắm chìm trong ao Máu.
Ngay khi trong đầu nảy ra
những ý nghĩ này, y nắm chặt lấy sợi tơ bằng cả hai tay và bắt đầu dốc toàn lực
leo riết lên.
Vốn là tướng cướp, y quá
đỗi thành thạo với những việc leo trèo như thế.
Nhưng địa ngục cách Niết Bàn
hàng hà sa số dặm và có nỗ lực như y thì cũng không dễ gì thoát ra được. Sau
khi leo được một lúc, cuối cùng y kiệt sức và không thể nhích thêm được lấy một
phân.
Thế là, vì chẳng thể làm
được gì khác hơn, y dừng lại dưỡng sức và đu mình vào sợi tơ, nhìn xuống, nhìn
xuống tận bên dưới. Ngạc nhiên biết bao, nhờ y đã leo tận lực, ao Máu nơi y
từng lặn hụp trong đó bấy giờ đã khuất chìm tận bên dưới trong bóng tối hun
hút. Ngọn núi Đao rợn người lấp loáng lờ mờ bên dưới y. Nếu cứ leo lên với tốc
độ này, y có thể ra khỏi địa ngục dễ dàng hơn y tưởng.
Xoắn bàn tay vào sợi tơ
nhện, Kandata cười ha hả và bằng cái giọng mà y chưa hề thốt lên trong ngần ấy
năm, kể từ khi xuống địa ngục cho tới nay, y hét to:
- Thành công rồi! Thành
công rồi!
Nhưng bỗng dưng y chú ý
thấy rằng ở bên dưới sợi tơ nhện cơ man tội nhân khác cũng đang hăm hở leo lên
theo sau y. Họ nhích lên, nhích lên, giống hệt như một đàn kiến diễn hành.
Mục kích cảnh tượng này,
Kandata chỉ biết chớp chớp mắt một lúc, miệng há hốc ra một cách ngốc nghếch
trong nỗi thảng thốt kinh hãi.
Sợi tơ nhện mỏng manh
dường ấy, tưởng đâu chỉ với riêng một mình y thôi cũng phải đứt phựt rồi, cớ
sao nó chịu đựng nổi sức nặng của cả ngần ấy thân hình kia chứ?
Nếu sợi tơ đứt phựt giữa
lưng trời, thì kể cả chính y, sau bao công lao khó nhọc mới leo tới được chỗ
này, y cũng sẽ phải cắm lộn đầu rơi ngược xuống địa ngục trở lại. Nếu xảy ra sự
việc như thế thì khiếp đảm quá.
Nhưng trong thời gian đó
hàng trăm hàng ngàn tội nhân vẫn đang giãy giụa thoát ra khỏi ao Máu tối tăm và
đang tận lực leo lên thành hàng trên sợi tơ mỏng manh lấp loáng. Nếu y không
mau lẹ có hành động gì, sợi tơ chắc chắn sẽ phải đứt lìa, rớt xuống. Bởi thế,
Kandata hét toáng lên:
- Nè lũ tội nhân chúng
bay! Sợi tơ này là của tao. Ai cho phép chúng mày leo lên đây? Xuống đi! Xuống
đi!
Ngay đúng lúc ấy, sợi tơ
nhện cho tới bấy giờ vẫn chưa có dấu hiệu gì là sẽ đứt, thình lình phựt lìa
ngay tại chỗ Kandata đang đeo bám vào.
Thế là y vô phương cứu rồi.
Chẳng kịp kêu lấy một tiếng nào, y cắm lộn đầu lao vút xuống rơi vào bóng tối,
người y quay tít như cái bông vụ.
Sau đó, chỉ còn sợi tơ nhện
của cõi Niết Bàn, mỏng manh và lấp lánh, lơ lửng treo giữa khung trời chẳng ánh
trăng sao.
BA
Đứng trên bờ ao sen của
cõi Niết Bàn, Đức Phật chăm chú theo dõi mọi sự diễn ra, và khi Kandata như một
hòn đá chìm lỉm xuống đáy ao Máu, Ngài lại thong thả bước đi với nét buồn buồn
trên khuôn mặt.
Hẳn nhiên trái tim lạnh
lùng của Kandata không sao cứu được y thoát khỏi địa ngục, và y đã nhận lấy sự
trừng phạt đích đáng mà rơi trở xuống chốn đọa đày. Ánh mắt Đức Phật bộc lộ nỗi
xót thương, nhưng trong ao kia những đóa sen trắng ngần của cõi Niết Bàn chẳng
hề quan tâm chi những việc như thế cả.
Những đóa sen trắng ngần
như châu ngọc đang đung đưa mơn man đôi bàn chân Phật. Khi hoa lắt lay qua lại,
từ những cánh nhị vàng ở tâm hoa, hương thơm ngào ngạt không ngừng tràn ngập
khung trời.
Ở cõi Niết Bàn bấy giờ là
gần trưa.
SUY
NIỆM VỀ TRUYỆN SỢI TƠ NHỆN
Truyện Sợi Tơ Nhện phản ánh một trong những triết lý căn bản của đạo Phật
là nghiệp (karma): Con người gieo
nhân nào thì gặt quả đó; con người đã tạo nghiệp thì không trốn tránh được sự báo ứng.
Trong “Thư Gửi Tín Hữu Galát” (6:7), Thánh tông đồ Phaolô cũng viết:
“Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống
ấy.”
Kết thúc truyện Sợi Tơ Nhện là một bi kịch: Đức Phật dù
quyền năng tối thượng và từ bi vô cùng cũng chỉ có thể ngậm ngùi cảm thương chứ
không thể cứu được kẻ đang phải
trả nghiệp.
Không hiểu rốt ráo về
nghiệp, người ta sẽ tưởng lầm rằng tác giả Giới Xuyên Long Chi Giới dám “chê” Đức Phật. Nhưng đây chính là luật công bình
của vũ trụ. Luật này Đức Lão Tử gọi là Đạo, và dạy:
“Trời đất không có lòng nhân, coi muôn vật như chó rơm. Thánh nhân
không có lòng nhân, coi trăm họ như chó rơm.”
([15])
Đức Khổng Tử răn:
Tóm lại, đã tạo nghiệp thì tất yếu
phải trả nghiệp. Đó là lý do người tu hành đều sợ làm ác, đều lo làm lành. Trái
lại, kẻ thế gian quyền uy và thế lực ngất trời nếu không tin vào luật nghiệp
báo nhân quả, thì tay họ sẵn sàng “nhúng chàm” vì biết rằng luật đời không bao
giờ chạm được vạt áo của họ, và họ có thể kiêu ngạo bắt chước ai đó bên Tây thốt
rằng “La loi, c’est moi!” – Luật pháp là ta!
Hơn
thế nữa, truyện Sợi Tơ Nhện còn giúp người học đạo hiểu thấu suốt lời
dạy của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư:
Nghĩa
là người tu phải lo giải thoát cho bản thân ngay khi còn đang sống giữa trần
gian.
Kandata
dẫu chết rồi vẫn còn nguyên vẹn lòng tham lam ích kỷ. Lúc y chưa khởi phát lòng
ích kỷ tham lam, sợi tơ nhện mỏng manh nhờ phép lực của Đức Phật nên vẫn thừa
sức bền dai cho cả chùm tội nhân và y đeo bám rất lâu. Nhưng lòng phàm tục của y
vừa mới nổi lên thì sợi tơ liền đứt phựt, phép Phật vô biên hóa ra vô hiệu.
Phật dẫu đại từ đại bi, thần thông đến mấy cũng đành bó tay!
Chúng
ta lại nhớ tới truyện Thất Chân Nhân Quả.([18]) Hồi Thứ Mười Tám kể rằng đạo sĩ Lưu Trường
Sinh đi tới đất Lỗ, tu luyện ở núi Thái Sơn ba năm, đắc thành chánh
quả, có được thần thông. Tuy
nhiên ông chưa cải tạo được lòng trần tánh tục. Thế nên khi xuất hồn lên trời
dự yến bàn đào ở Diêu Trì Cung, trót liếc mắt nhìn lén các Tiên Nữ cực kỳ
xinh đẹp, ông không khỏi động lòng phàm và lập tức bị Tây Vương Mẫu (Đức Mẹ
Diêu Trì Kim Mẫu) quở trách rằng sắc tướng ông chưa dứt, và đuổi ông trở
xuống trần gian để tu lại.
Câu
chuyện éo le như thế soi sáng cho chúng ta thấu cảm lời Đức Vạn Hạnh Thiền Sư
từ bi khuyên dạy:
“Ngay buổi sinh
thời, nếu không cải tạo được tư tưởng theo các Đấng trọn lành thì dù có bỏ nhục
thể trăm ngàn lần, tục lụy vẫn hoàn tục lụy, luân hồi chuyển kiếp vẫn chuyển
kiếp luân hồi theo nhịp độ của nghiệp duyên.” ([19])
Đạo
Cao Đài gọi nơi tu hành là thánh thất, nghĩa là cái nhà (thất)
cho người phàm vào đó học tập làm thánh, bằng cách cải tạo bản thân cho trở
thành người hạnh đức giống như các bậc thánh hiền.
Nhập
môn rồi mà vào thánh thất không chịu lo tu, cứ buông thả lục dục thất tình y hệt
như ở ngoài chợ đời thì luật đại ân xá Kỳ Ba ắt cũng không cứu rỗi được chúng
ta một khi hồn lìa khỏi xác.
Thuở
mở đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn nhắc nhở:
Đó
là lý do Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn cảnh báo chúng ta:
HUỆ KHẢI
CGvDT số
141, tháng 9-2006
Bổ
túc 25-7-2012
([12]) Sông Tam Đồ (Sanzu no Kawa: 三途川 Tam Đồ xuyên): Con sông có ba chỗ phải vượt qua – chỗ
cạn, chỗ sâu, và chỗ sâu nhất. Sau khi chết bảy ngày, hồn người chết phải vượt
qua con sông này. Hồn nào xấu xa, tội lỗi nhất sẽ phải vượt sông ở chỗ sâu
nhất. (Theo Japanese-English Buddhist Dictionary, Daito Shuppansha – Từ
Điển Phật Giáo Nhật-Anh, Đại Đông xuất bản xã, 1965, tr. 261.)
Tam đồ còn được giảng là ba đường khổ: Hỏa
đồ: đường đưa tội nhân tới ngục lửa; Huyết đồ:
đường đưa tội nhân tới ngục máu, ở đó tội nhân xâu xé nhau như thú vật; Đao
đồ: đường đưa tội nhân tới ngọn núi trên đó mọi ngọn cỏ hay lá cây đều là
lưỡi đao, lưỡi kiếm bén ngót. (A Dictionary of Chinese Buddhist Terms.
Buddhist Culture Service – Trung-Anh Phật Học Từ Điển, Phật Giáo Văn Hóa
Phục Vụ Xứ. Đài Bắc, Đài Loan: 1962, tr. 62.)
([21]) Thiên Lý Đàn, ngày 29-3-1969.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.