GIÁO TÔNG
Đây là chuyện tôi nghe:
Trưởng tràng lên Tàng Kinh Các của đạo viện. Đang ngồi ở bàn làm việc, sư
đệ quản thủ tươi cười đứng dậy chào:
- Sư huynh ghé đệ hẳn có việc chỉ giáo?
Trưởng tràng nhăn mặt:
- Đệ cứ hay quá lời. Chẳng qua mới đọc bài báo lý thú, muốn tham khảo ý
kiến của hiền đệ thôi mà. Đệ ngồi xuống đi, huynh ngồi luôn ở đây cho tiện.
Trưởng tràng ngồi xuống chiếc ghế kê trước bàn làm việc của sư đệ, mở
tuần báo Công Giáo và Dân Tộc số 1909
ra, chỉ vào bài viết chiếm nửa trang 5.
Sư đệ liếc nhanh cột báo rồi đưa mắt nhìn lên màn hình vi tính, mấy ngón
tay thoăn thoắt gõ bàn phím: http://vi.chatamvn.com/...
- Đây rồi! Đệ vào được trang mạng nhà thờ Cha Tam rồi. Sư huynh cho đệ
lướt qua bài viết của Linh Mục Stêphanô Huỳnh Trụ đã, nhé?
Lúc sau, thấy sư đệ đọc xong, trưởng tràng hỏi:
Trưởng tràng mượn lời Đức Phật khi xưa thường hỏi các tăng đồ; sư đệ cũng
mượn lời kinh Phật đáp lại:
Hai anh em cười xòa. Rồi sư đệ nghiêm
nét mặt, hỏi:
- Sư huynh có ý chi mà giới thiệu đệ
bài viết này?
- Huynh thọ lệnh thầy kèm các em chúng ta học chữ Nho, thường chú ý giúp
các em liên hệ một số thuật ngữ thông dụng trong kinh sách tôn giáo bạn. Tình
cờ đọc bài báo này, thấy ý tứ hay hay nên lên đây tham khảo đệ. Ngộ nhỡ một em
nào cũng đọc bài báo này và đưa hỏi huynh thì huynh có sẵn thông tin khả tín để
trả lời. Tóm lại, đệ nghĩ sao về quan điểm của vị Linh Mục uyên bác ấy?
Sư đệ nhìn vào màn hình vi tính, dò xuống cuối trang mạng và đọc:
- Chỗ kết luận, tác giả viết: “Giáo
Hội tại Việt Nam
dùng thuật từ giáo hoàng rất phổ biến…” Rồi ngài lập luận: “Thuật từ giáo hoàng đã được sử dụng phổ
biến như thế thì khó mà thay đổi não trạng người ta. Nhưng xét về mặt từ ngữ
thì không thích hợp cho lắm. Tất cả những danh xưng dành cho vị lãnh đạo của
Giáo Hội trong tiếng La Tinh hay Hippri đều không có từ nào ám chỉ ngài là vị
hoàng đế gì cả.” Cuối cùng, kết thúc bài viết, ngài đặt câu hỏi: “Chúng ta cần suy nghĩ nên dùng thuật từ
giáo tông không?” Theo đệ, đây là câu hỏi tu từ; nghĩa là hỏi mà không cần
ai trả lời, vì trước đó chính ngài đã trả lời rồi: “… thuật từ giáo tông thích hợp với vai trò vị lãnh đạo của Giáo Hội
hơn.”
Sư đệ ngưng lại ngẫm nghĩ, rồi lẹ tay gõ gõ vào bàn phím. Không lâu sau,
sư đệ vừa nhìn vào màn hình vừa nói:
- Đây rồi! Trước kia đệ có chú ý tìm hiểu thuật ngữ giáo tông, nên đã lưu dữ liệu trong tập tin riêng cá nhân. Theo đệ
ghi chép ở đây, năm 1926 đạo Cao Đài ra đời ở Sài Gòn. Cùng năm ấy, luật đạo
Cao Đài ấy gọi chức sắc tối cao lãnh đạo Hội Thánh Cửu Trùng Đài là Giáo Tông,
và dịch chức phẩm này sang tiếng Pháp là Pape,
dịch tiếng Anh là Pope. Nhưng
trước Cao Đài rất lâu, năm 1884 thiên tài Petrus Ký có xuất bản quyển Petit Dictionnaire Français – Annamite,
giá bán hồi ấy là ba đồng bạc. Năm 1937, nhà in C. Ardin ở Sài Gòn tái bản, in
là: Petit Dictionnaire Français –
Annamite à l’Usage des Écoles et des Bureaux, réédité par J. Nguyễn Hữu Nhiên,
ancien professeur des collèges d’Adran, Chasseloup-Laubat et de l’Institution
Taberd. Theo bản in 1937, ở các trang 432, 506, 610 nhà bác học Petrus Ký
giải thích một số mục từ tiếng Pháp như sau, sư huynh nghe nhé:
- Légat: khâm sai (khâm sứ) đức
giáo tông.
- Papauté: chức (vị) giáo tông;
đời giáo tông trị. Aspirer à la papauté:
gắm ghé vị giáo tông; trông lên chức giáo tông.
- Pape: đức giáo tông (...).
- Sa Sainteté: Đức Thánh người
(nói về giáo tông).
Thưa sư huynh, căn cứ các mục từ đó, có thể suy luận rằng từ khi đạo Công
Giáo truyền vào nước ta cho tới năm 1884 là lúc Petrus Ký xuất bản quyển từ
điển, thì nước mình chỉ biết hai chữ giáo
tông, chưa dùng danh xưng giáo hoàng.
Sẵn có Internet ở đây, đệ vừa tìm English-Chinese
Dictionary Online, thấy tại địa chỉ http://www.tigernt.com
cũng giải thích Pope là giáo tông.
Trưởng tràng lắc đầu, cười cười:
- Huynh bái phục luôn! Chả trách thầy hay mắng yêu hiền đệ là con mọt
sách của đạo viện.
04-6-2013
HUỆ
KHẢI
CGvDT số 1910, ngày
07-6-2013