KÍNH LẠY ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ
1. Lạy cầu Con Một Chúa Cha
Da Tô
cứu thế xót xa tôi cùng
Cũng
vì nơi tội tổ tông
Ngôi
Hai phải dụng máu hồng rửa tan
5. Chúng
tôi chơn giáo mơ màng
Nên
chi ngày trước đạo vàng lảng lơ
Xa
xôi khác cõi cách bờ
Việt
9. Cúi
xin chỉ mối dẫn đường
Nước
Cha chầu chực xót thương trao lời
Chúa
Cha chính ngự ngôi Trời
Chúa
Con ngai hữu đời đời hiển vang
13. Bởi
nơi Chúa thác rõ ràng
Mà
nên sống lại được ban ân lành
Chúng
con muôn tội cam đành
Vì
chưng tối mắt chưa nhìn biết Cha
17. Cả
kêu một tiếng lạy Cha
Chúng
con biết tội xin tha con mà
Lạy
cầu Con Một Chúa Cha
Da Tô
cứu thế xót xa tôi cùng.
(Cúi đầu không
lạy)
XUẤT XỨ
Bài này là một trong chín bài kinh do Đức Thể Liên
Tiên Nữ 體蓮仙女 ban cho tại Cao Thiên
Đàn 高天壇 (Thánh thất Kiên Giang), ngày 24-2 Tân Vì (Thứ Bảy
11-4-1931), có ở trang 25 cuốn Kinh Nhựt
Thời (34 trang ruột), in lần thứ
nhứt, tại nhà in Xưa Nay (của Nguyễn Háo Vĩnh), số 60-64 Boulevard Bonard, Sài
Gòn, 1932.([1]) Theo trang 16, đàn ban kinh này do Đức Quan Thánh Đế
Quân vâng lịnh Đức Chí Tôn chứng minh (chứng đàn).
GIẢI NGHĨA
Da Tô: Bản kinh 1932 in là “Gia
Tô”. Chúa được đặt tên là Jesus (tiếng Anh) hay Jésus (tiếng Pháp); tiếng
Việt dịch âm là Giê-su. Chữ Nho dịch là 耶穌 (Da
Tô, Gia Tô). Chữ 耶 (Da, Gia) nghĩa là “Cha”. Chữ 穌 (Tô) nghĩa là “hồi sinh; chết rồi mà sống lại”. Đạo
Chúa còn gọi là 耶穌教 Da Tô Giáo, Gia Tô Giáo.
Câu 1-2: Lạy cầu Con Một Chúa Cha / Da Tô cứu thế xót
xa tôi cùng.
con một: Con duy nhứt của ai. – Con
Một: Chúa Giê-su.
Chúa Cha: Đức Chúa
Trời; Thiên Chúa; Thượng Đế. Là Ngôi thứ nhứt trong Ba Ngôi Thiên Chúa (Đức
Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần). Chúa Cha được gọi tắt là “Cha”.
cùng: Chữ “cùng” đặt
ở cuối câu thơ để diễn tả ý mong muốn thiết tha, khao khát được người nghe cảm
thông và đáp ứng. Thí dụ: Nhiễu điều phủ
lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng. (Ca dao)
Câu 3-4: Cũng vì nơi tội tổ tông / Ngôi Hai phải dụng
máu hồng rửa tan.
cũng vì nơi: Cũng bởi tại.
tội tổ tông (nguyên tội 原罪): Đây là tội đầu tiên của con người khi hai ông bà A-đam
và E-và trái lịnh Thiên Chúa, nghe theo lời cám dỗ của con rắn (là ma quỷ) đã
ăn trái cấm trong vườn địa đàng (Ê-đen). Ngoại trừ Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a,
mọi người đều bị truyền lại tội ấy.([2])
Ngôi Hai: Ngôi thứ hai
trong Ba Ngôi Thiên Chúa (gồm Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh
Thần). Ngôi Hai còn gọi là Ngôi Con, Ngôi Lời. Chúa Giê-su là Chúa Con, Ngôi
Hai, Ngôi Lời.
dụng 用: Dùng.
Ngôi Hai phải dụng máu hồng rửa tan: Chúa Giê-su phải dùng máu đỏ (khi bị đóng đinh trên
thập giá) để rửa sạch tội lỗi chúng sanh. Kinh
Thánh Tân Ước chép:
– “(M)áu
Đức Giê-su, (...), rửa sạch hết
mọi tội lỗi của chúng ta.” (Thư 1 của
Thánh Gio-an, chương 1, câu 7)
– “Đức Giê-su đã yêu
mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta.” (Khải Huyền, chương
1, câu 5)
Câu 5-6:. Chúng tôi chơn giáo mơ màng / Nên chi ngày
trước đạo vàng lảng lơ.
chơn giáo mơ màng: Đảo ngữ của “mơ màng chơn giáo”, tức là mơ hồ, không hiểu biết rõ ràng đạo Chúa.
Ghi chú: Kinh Nhựt Thời (1932,
bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2022, tr.
51) in là “ngoại
giáo khổn nàn”: 1/ ngoại
giáo: Ở bên ngoài đạo Chúa;
không theo đạo Chúa. – 2/ khổn nàn: Khốn nạn; vô cùng khổ sở,
hèn mạt. – 3/ ngoại
giáo khổn nàn: Ý nói rằng vì không tin theo đạo Chúa nên phải sống vô cùng
khổ sở, hèn mạt.
nên chi: Thế nên; vì vậy.
ngày trước: Ngày xưa; thuở trước; trước kia.
đạo vàng: Đạo (tôn giáo) quý báu, cao cả; đạo Chúa.
lảng lơ: Lơ lảng; lơ là, không chú ý tới, chẳng quan tâm.
Nên chi ngày trước
đạo vàng lảng lơ. Ghi chú: Kinh Nhựt Thời (1932, bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “Lòng theo
ma quỷ tin càn tưởng vơ”. – tin càn tưởng vơ: Tin tưởng xằng bậy.
Câu 7-8: Xa
xôi khác cõi cách bờ / Việt
xa xôi: Kinh Nhựt Thời (1932, bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “xa xuôi”. (Xa xôi, xa
xuôi đồng nghĩa là xa cách, không gần nhau.)
khác cõi cách bờ: Ý nói thành
Na-da-rét (
Việt
Thiên thơ 天書: Sách Trời, tức Kinh Thánh Tân Ước.
tường 詳: Hiểu biết rõ
ràng.
Câu 9-10: Cúi xin chỉ mối dẫn đường / Nước Cha chầu
chực xót thương trao lời.
chỉ mối: Chỉ dẫn cho biết rõ đầu mối (chỗ then
chốt, trọng yếu).
dẫn đường: Kinh
Nhựt Thời (1932, bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “đem
đường”. – đem đường: (Tiếng Việt cổ) chỉ dẫn đường đi. Thí dụ: đem đường chỉ nẻo.
nước Cha: Nước Trời; Thiên quốc 天國.
chầu chực: Vất vả chờ chực để nhận được điều gì.
trao lời: Ban trao lời dạy thiêng liêng.
Nước Cha chầu chực xót thương trao lời: Câu này đảo ngữ
để các thanh bằng, trắc đúng theo luật thơ lục bát. Nói xuôi là: Chầu chực nước Cha xót thương trao lời.
Câu 11-12: Chúa Cha chính ngự ngôi Trời / Chúa Con ngai
hữu đời đời hiển vang.
chính ngự: Ngự trên ngai đặt ở chính giữa.
ngai hữu: Ngai đặt ở bên phải (hữu 右) ngai chính. Theo Phúc Âm (Mát-thêu, chương
22, câu 44), Chúa Giê-su (Chúa Con) lên trời và ngự bên phải Chúa Cha.
Ghi chú: Trong giao tiếp xã hội, vị trí bên
phải là chỗ vinh dự. Thí dụ: Khi đãi tiệc, ngồi bên phải chủ nhà
(chủ tiệc) là khách mời quan trọng nhứt; ngồi bên trái chủ nhà (chủ tiệc) là
khách mời quan trọng thứ nhì.
hiển vang: Hiển
vinh 顯榮; vẻ vang, rạng rỡ. (Đọc trại “vinh”
thành “vang” để ăn vần với “ràng” ở cuối câu dưới.)
Câu 13-14: Bởi nơi Chúa thác rõ ràng / Mà nên sống lại
được ban ân lành.
thác: Chết. Thí dụ: Con tằm đến thác
cũng còn vương tơ. (Truyện Kiều)
Chúa thác: Kinh
Nhựt Thời (1932, bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “Người thác”. Theo Phúc Âm (Mát-thêu, chương
17, câu 22-23), Chúa bị đóng đinh trên thập giá và trút linh hồn (chết), xác được
để trong hầm mộ; ba ngày sau Chúa sống lại (phục
sinh 復生) và bước ra khỏi hầm mộ.
Mà nên sống lại được ban ân lành: Câu này đảo
ngữ; nói xuôi là: Mà được (Chúa Cha) ban
ơn lành nên sống lại.
Câu 15-16: Chúng con muôn tội cam đành / Vì chưng tối
mắt chưa nhìn biết Cha.
chúng con: Kinh
Nhựt Thời (1932, bản in đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “chúng tôi”.
muôn tội: Vô số tội lỗi.
cam đành: Khứng chịu; bằng lòng chấp nhận. Ghi
chú: Kinh Nhựt Thời (1932, bản in
đầu) và Ngọc Đế Chơn Truyền – Tân Ước Tri Nguyên (2022, tr. 51) in là “đã đành”.
vì chưng: Vì bởi; bởi chưng; bởi vì.
tối mắt: (Nghĩa bóng) mất sáng suốt, không nhìn
ra được chỗ đúng chỗ sai, không thấy được lẽ chánh lẽ tà.
Câu 17-18: Cả kêu một tiếng lạy Cha / Chúng con biết
tội xin tha con mà.
cả kêu: Lớn tiếng kêu lên; gọi to lên.
mà: Chữ đặt cuối câu, tỏ ý tha thiết khẩn
cầu.
Câu 19-20: Lạy cầu con một Chúa Cha / Da Tô cứu thế xót
xa tôi cùng.
Phúc Âm (Gio-an, chương 3, câu 16),
nhiều lần chép rằng Chúa Giê-su là “Con
Một” của “Chúa Cha” (Đức Chúa
Trời; Thiên Chúa; Thượng Đế). Chẳng hạn: “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của
Thiên Chúa thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.”
“Chúa Cha” là Thượng Đế,
và Ngài rất yêu thương chúng ta. Thư 1
của Thánh Gio-an (chương 3, câu 1) viết: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến
nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thật sự chúng ta là con Thiên
Chúa.”
“Da Tô cứu thế” tức là Chúa Giê-su cứu độ thế gian. Phúc
Âm (Gio-an, chương 12, câu 47)
chép lời Chúa Giê-su xác nhận sứ mạng cứu thế của Chúa như sau: “Ta đến không phải để xét xử thế gian, nhưng
để cứu thế gian.”
TỔNG LUẬN
1. Bài kinh này xưng
tụng Chúa Giê-su cùng với các bài kinh xưng tụng Tam Giáo và Tam Trấn (đại diện
Tam Giáo). Ngoài ra, trên Thiên Bàn, cùng với ảnh tượng (hay linh vị) Tam Giáo
và Tam Trấn còn có ảnh tượng (hay linh vị) Chúa Giê-su. Đây là minh chứng cho
thấy trong đạo Cao Đài có đủ Tứ Giáo (tức là Tam Giáo cộng thêm đạo Chúa).
Khi mới mở đạo Cao Đài, Ơn Trên chỉ nói tới Tam Giáo đồng nguyên, và Tam Giáo quy nguyên. Nhưng qua thời
gian, khi trình độ đàn con áo trắng dần dần được mở mang thêm rộng sâu nhiều
hơn thì Đức Chí Tôn cùng các Đấng thiêng liêng lại phát triển khái niệm Tam Giáo
(Nho, Lão, Thích) cổ truyền thành Tứ Giáo. Không dừng lại ở đó, Ơn Trên còn dạy
cho chúng sanh biết
rằng Tứ Giáo vốn dĩ đồng nguyên 同源 nên sẽ quy nguyên 歸源 theo định luật Nhứt tán vạn, rồi vạn lại quy Nhứt.([3])
Về Tứ Giáo đồng nguyên, Đức Ngô Minh Chiêu dạy:
Kìa Tứ Giáo (Phật,
Tiên, Gia, Khổng)
Khai sanh môn truyền thống khắp nơi
Đều do nguyên lý của Trời
Giáng sanh cõi thế cứu đời độ dân.([4])
Về Tứ Giáo quy nguyên, Đức Gia Tô Giáo Chủ dạy:
Thích, Nho, GIA, Lão một đường về
Chánh tín TÔ
bồi thoát muội mê
Độ thế GIÁO
dân tùy mỗi xứ
Một Trời CHỦ
tể khắp tư bề.([5])
2. Kinh Thánh Tân Ước chép rằng Chúa Giê-su
sẽ trở lại thế gian một cách âm thầm như kẻ trộm trong đêm;
do đó, mọi người hãy tỉnh thức (canh thức) để biết Chúa trở lại mà tiếp đón. Chẳng
hạn như các câu này:
2.1. Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ
phút anh em không ngờ, thì Con Người [Giê-su] sẽ đến. (Mát-thêu, chương
24, câu 44)
2.2. Ngày của Chúa sẽ đến
như kẻ trộm ban đêm. (1 Thê-xa-lô-ni-ca, chương 5, câu 2)
2.3. Nhưng ngày của Chúa
sẽ đến như kẻ trộm. (2 Phê-rô, chương 3, câu 10)
2.4. Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức,
vì anh em không biết khi nào thời khắc ấy đến. (Mác-cô, chương 13, câu 33)
3. Ngày nay, qua
Thánh giáo Cao Đài, chúng ta rất diễm phúc biết rằng Đức Chúa Con (Ngôi Hai) đã
trở lại Việt Nam trong Tam Kỳ Phổ Độ, không phải chỉ qua cơ bút mà còn trở lại bằng
xương bằng thịt.
Thời Nhị Kỳ Phổ Độ,
Chúa giáng sinh, lớn lên trong gia đình một người thợ mộc thanh bạch ở thành
Na-da-rét đang dưới ách thống trị của đế quốc La Mã xâm lược.
Thời Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài
Ngô Văn Chiêu chào đời trong túp lều của một cặp vợ chồng công nhân nghèo nàn ở
đất Sài Gòn đang dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược.
Đức Ngô tu hành đắc
đạo tại thế. Sau khi thoát xác một trăm ngày, Đức Ngô đắc vị Ngôi Hai Giáo Chủ trong một Thánh lễ
thiết lập tại Thảo Lư ở Cần Thơ, vào giờ Dậu, ngày 23-6 Giáp Tuất (Thứ Sáu
03-8-1934), có Đức Chí Tôn, Đức Lý Thái Bạch, chư Thánh, chư Tiên, chư Phật giáng
cơ chúc mừng.([6])
Xin đọc thêm Ngôi Lời Xuống Thế ([7]) để hiểu biết về huyền nhiệm tái lâm 再臨 (trở lại) của Đức Chúa Con qua các Thánh giáo do Đức Ngôi Hai Giáo Chủ Ngô
Đại Tiên giáng cơ truyền dạy.
Nhiêu Lộc, 03-12-2024
([1]) Sau
đây gọi tắt là Kinh Nhựt Thời (1932,
bản in đầu) để phân biệt với bản in lần thứ hai, cùng năm 1932 (36 trang ruột).
([3]) “Vạn” là vạn
giáo. “Nguyên” hay “Nhứt” là Đạo, hay
Đại Đạo 大道, là một khái niệm do Đức Lão Tử khai sáng vào thế
kỷ 6 trước Công Nguyên, được chép trong bộ Đạo
Đức Kinh 道德經 (hai quyển, tám mươi mốt chương).