Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

GIẢI NGHĨA KINH NHỰT THỜI / 1. NIỆM HƯƠNG


 

1. NIỆM HƯƠNG

1. Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp

Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra

Mùi hương lư ngọc bay xa

Kính thành cầu nguyện Tiên Gia chứng lòng

5. Xin Thần Thánh ruổi rong cỡi hạc

Xuống phàm trần vội gác xe Tiên

Ngày nay đệ tử khẩn nguyền

Chín tầng trời đất thông truyền chiếu tri

9. Lòng sở vọng gắn ghi đảo cáo

Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành

Từ đây chí nguyện tâm thành

Noi gương Tứ Thánh chẳng canh cải Thầy.

(Cúi đầu không lạy)

XUẤT XỨ

Bài này nguyên là kinh tụng của Minh Lý Đạo, in trong phần mở đầu KSH 1931, với nhan đề Bài Niệm Hương, do Đức Nam Cực Chưởng Giáo giáng cơ ban cho (trước tháng 5-1925). Đức Nam Cực Chưởng Giáo 南極 cũng là: Nam Cực Tiên Ông 南極仙翁; Nam Cực Chơn Quân 南極真君; Chưởng Giáo Tổ Sư 掌教祖師; Trường Sanh Đại Đế 長生大 ; Lão Thọ Tinh 老壽星; Thọ Tinh 壽星, v.v... Người Việt thường gọi là Ông Thọ.

Đức Nam Cực coi về tuổi thọ của chúng sanh trần thế, tức là Ngài cũng quản lý sự sống chết và nẻo luân hồi của hồn những người chết.([1])

Tháng 8-1926, vâng lịnh Ơn Trên, các vị tin khai Cao Đài đến Minh Lý Đạo thnh kinh. ng thời gian y, trong đàn cơ ngày 28-6 Bính Dn (Thứ Sáu 06-8-1926), Thần Lục Đinh 六丁神 dạy các vị tiền khai của Minh Lý Đạo như sau: “Ta vâng lệnh Đạo T ([2]) giáng xung, truyn cho chư nhu ([3]) rõ: Chư nhu phải sm mười hai cun Kinh Sám Hi ([4]) cho thit tt, sch, chng có chút bn nhơ gì hết. Sm ri thì phi cho đi mời Trung, Lch, K li nhà chư nhu, biểu chúng nó làm l mà thnh kinh y. Nơi bìa kinh phải đề hiu Tam Tông Miếu.” ([5])

Trung, Lịch, Kỳ tức là các ngài Lê Văn Trung (1876-1934), Lê Văn Lịch (1890-1947), và Vương Quan Kỳ (1880 -1939).([6]) Ơn Trên dạy ba v “li nhà chư nhu (...) làm lễ mà thnh kinh ấy” bởi vì thuở đó Minh Lý Đạo chưa cất được thánh sở riêng trên đường Chasseloup Laubat (nay là số 82 đường Cao Thắng, quận 3), nên đang phải mượn Linh Sơn Tự 靈山寺 ở số 149 đường Douamont, khu Cầu Muối (nay là số 149 đường Cô Giang, quận 1) để cúng vào giờ Tý ngày 14 và 30 mỗi tháng.

Nói “nhà chư nhu” tức là nhà ngài Minh Chánh (thế danh Âu Kích, 1896-1941),([7]) một trong mười hai vị tiền khai của Minh Lý Đạo. Nhà ngài ở trong một hẻm trên đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh, phường Đa Kao, quận 1). Vị trí nhà ấy hiện nay là vị trí nhà s 78/2 đường Võ Th Sáu, quận 1.([8])

Trong một lần hầu đàn ngày Thứ Sáu 21-8-1925, ngài Minh Thiện (thế danh Nguyễn Văn Miết, 1897-1972)([9]) bạch: “Mỗi khi phát Kinh Sám Hối thì chúng tôi có đặng phát luôn các bài Khai Kinh, các bài Chú Tịnh Khẩu... kèm theo?” Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy: “Phát luôn.” ([10])

Như thế, khi thỉnh Kinh Sám Hối thì các vị tiền khai Cao Đài đã thỉnh luôn các bài kinh, bài chú in trong quyển kinh này của Minh Lý Đạo. Bởi vậy, trong quyển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Kinh, do tiền khai Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950) in năm 1926 tại nhà in Xưa Nay (số 62-64, boulevard Bonard, Sài Gòn), có tám bài trích từ quyển Kinh Sám Hối như sau: Niệm Hương, Tịnh Khẩu Chú, Tịnh Tâm Chú, Tịnh Thân Chú, An Thổ Địa Chú, Khai Kinh, Kinh Sám Hối, Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối.

GIẢI NGHĨA

Nhan đề:

niệm []: Tụng; đọc. niệm chú 唸咒: Đọc (thần) chú. niệm kinh 唸經: Tụng kinh.

hương : Nhang. hương án 香案: Bàn bày hoa trái và lư hương (bát nhang). hương lô 香爐: Lò hương; lư nhang. phần hương 焚香: Đốt nhang. thượng hương 上香: Dâng hương lên.

niệm hương : Tụng kinh để dâng hương.

Ghi chú: KNT 2016NĐCT 2022 đều in nhan đề là Niệm Hương. Bản gốc KSH 1931 in là “Bài Niệm Hương.

Câu 1: Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp.

Đạo : 1/ Cái nguyên lý hay luật tắc sanh thành, nuôi dưỡng và chi phối tất cả vạn vật trong vũ trụ. 2/ Con người thường phải nhờ tôn giáo làm phương tiện để học hỏi, thực hành mới có thể hiểu biết và đạt được Đạo (đắc Đạo 得道). Theo nghĩa này, giáo hay tôn giáo 宗教 (người Việt thường gọi là đạo) là con đường, là phương tiện đưa con người đi đến Đạo.([11]) Đức Chí Tôn dạy: “Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm.” ([12])

gốc bởi: Cốt yếu do; chủ yếu ở chỗ.

thành : Chơn thực 真實; thành thực; không giả dối. lòng thành (thành tâm 誠心): Tấm lòng chơn thực.

tín : Đức tin; lòng tin tưởng (vào Trời, Phật Tiên, Thánh Thần). Không có đức tin thì không theo tôn giáo.

hiệp : Hiệp hòa 協和; hòa hợp 和協; cùng nhau; chung lòng chung sức, không nghịch chống lẫn nhau.

u Câu 1 ý nói: Người theo đạo (tín đồ 信徒), cốt yếu phải có lòng thành thực, đức tin, và tình hòa hiệp với đồng đạo cũng như với người khác.

Câu 2-3: Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra / Mùi hương lư ngọc bay xa.

nương: Nương dựa vào; nương theo.

: Chữ Nho là . Thường có hai loại như sau: 1/ Lư trầm: Còn gọi là đỉnh , có ba chân, có hay không có nắp đậy, bằng

đồng (hay gốm, sứ), dùng đốt trầm. 2/ Lư nhang: Chữ Nho là hương lô 香爐, còn gọi lư hương, bát hương (bát nhang), vùa hương, loại giản dị thường có dạng như cái thố, cái tô.

Tại sao nói lư ngọc? Chữ ngọc để tỏ ý trân trọng, tôn kính. Lư ngọc là lối nói bóng bảy, nghĩa là lư quý, không nên hiểu là lư làm bằng ngọc. Đối với người phương Đông, ngọc dùng để chỉ những gì cực kỳ tốt đẹp. Người xưa ví đức độ bậc chánh nhơn quân tử đẹp và sáng như ngọc, nên sách Lễ Ký (chương Ngọc Tảo) có câu: “Quân tử ví đức như ngọc. ([13]) Thượng Đế là vua cõi trời thì tôn xưng là Ngọc Đế 玉帝, Ngọc Hoàng , v.v... Lời nói được tôn quý thì gọi là lời châu tiếng ngọc (châu là ngọc trai).

u Câu 2-3 ý nói: Chúng đệ tử đem lòng thành nương theo làn khói nhang thơm tho tỏa lên từ lư nhang quý báu mà bay xa lên tận trời cao.

Câu 4: Kính thành cầu nguyện Tiên Gia chứng lòng.

kính thành 敬誠: Cung kính và chơn thành.

Ghi chú: NĐCT 2022 cũng in là kính thành. Bản gốc KSH 1931 in là “kỉnh thành”. Cả hai nghĩa như nhau; “kính” đọc trại thành “kỉnh”.

Tiên Gia 仙家: Chư Tiên 諸仙; các vị Tiên.

u Câu 4 ý nói: Chúng đệ tử thành kính cầu nguyện chư Tiên chứng giám 證監 (soi xét và hiểu) tấm lòng chúng đệ tử.

Câu 5-6: Xin Thần Thánh ruổi rong cỡi hạc / Xuống phàm trần vội gác xe Tiên.

ruổi rong: Cũng nói rong ruổi. Đi liên tục, đi suốt cả đường dài, không ngừng nghỉ.

Ghi chú: NĐCT 2022 và bản gốc KSH 1931 đều in là ruổi giong. Cả hai “Ruổi rong“ruổi giongnghĩa như nhau.

ruổi rong cỡi hạc: Cỡi hạc bay đến thật mau.

hạc : Loài chim thường có lông trắng, cổ cao, chân cao, mỏ dài, bay lẹ.

Hạc được quý trọng vì nhiều đức tính. Người ta cho đây là giống chim linh, rất khôn ngoan. Sau chim phượng, hạc đứng hàng thứ hai, được tin là có nhiều khả năng huyền bí. Hạc được coi là tổ loài lông vũ, được các vị Tiên dùng làm phương tiện đi lại. Người xưa cho rằng có bốn loại hạc là đen, vàng, trắng, và xanh, trong đó hạc đen tuổi thọ cao nhứt. Theo truyền thuyết, hạc sống rất lâu. Do đó, thơ văn dùng hai chữ tuổi hạc để nói tới những người già trường thọ. Bài Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Quy Liễu trong đạo Cao Đài có câu: Xem thân tuổi hc càng cao.

Truyện cổ thường kể rằng khi Tiên sắp giá ngự nơi nào thì có hạc bay đến trước réo, để báo tin; có khi chính Tiên hóa thành hạc để ngao du. Cuối đời nhà Hồ, khi Hồ Hán Thương (1336-1407) đốt núi Na (tức núi Nứa, ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), vị ẩn sĩ nơi ấy hóa thành hạc đen bay vút lên không trung.

Ơn Trên giáng cơ có khi bảo là giá hạc lâm đàn 駕鶴臨 (cỡi chim hạc bay đến đàn cơ). Thí dụ: Giờ này Bần Đạo phụng Thánh chỉ giá hc lâm đàn để lời chúc mừng chư Thiên ân Thiên sắc trong mùa nhập tịnh kỳ ba.([14])

gác: Dừng lại. Thí dụ: Tuần báo tm gác một kỳ. (Nghĩa là tạm nghỉ một tuần, tuần sau sẽ tiếp tục xuất bản.)

xe Tiên: Theo truyền thuyết, thay vì cỡi hạc thì chư Tiên dùng chim hạc kéo một cỗ xe để du hành.

u Câu 5-6 ý nói: Chúng đệ tử cầu xin các đấng Thần Thánh hoặc cỡi hạc hoặc đi xe Tiên mau mau giáng trần.

Câu 7-8: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền / Chín tầng trời đất thông truyền chiếu tri.

đệ tử 弟子: Học trò; môn đồ 門徒; môn sanh 門生. Cách tín đồ tự xưng khi cầu nguyện với các Đấng thiêng liêng.

khẩn nguyền: Khẩn nguyện 懇願; tha thiết cầu xin.

Ghi chú: NĐCT 2022 cũng in là chín tầng. Bản gốc KSH 1931 in là chín từng. Cả hai nghĩa như nhau.

chín tầng trời (đất): 1/ Theo đạo Lão, trời cao có chín từng (tầng), gọi là cửu thiên 九天, cửu tiêu 九霄, cửu trùng 九重... Mỗi từng lại thêm ba từng nữa, tổng cộng là (4x9) ba mươi sáu từng trời, nên còn gọi là Tam Thập Lục Thiên 三十六天. 2/ Theo chín bài kinh cúng cửu trong đạo Cao Đài thì chín từng trời lần lượt từ thấp lên cao như sau: Từng 1-2: Trong kinh không cho biết tên. Từng 3: Thanh Thiên 青天. Từng 4: Hunh Thiên 黃天. Từng 5: Xích Thiên 赤天. Từng 6: Kim Thiên 金天. Từng 7: Ho Nhiên Thiên 浩然天. (Di Lạc Chơn Kinh gọi là Hạo Nhiên Pháp Thiên 浩然法天.) Từng 8: Phi Tưởng Thiên 非想天. (Di Lạc Chơn Kinh gọi là Phi Tưởng Diệu Thiên 非想妙天.) Từng 9: To Hóa Thiên 造化天. (Di Lạc Chơn Kinh gọi là Tạo Hóa Huyền Thiên 造化玄天.) 3/ Hiểu thoát ý, chín tầng trời đất là trọn cả vũ trụ.

chiếu tri 照知: Tri là biết. Chiếu là hiểu rõ, biết rõ. Thí dụ: Tâm chiếu bất tuyên 心照不宣 (Trong lòng đã biết rõ nhưng không nói ra). Chiếu còn có nghĩa là quan tâm, đoái hoài tới, như chiếu cố 照顧. Chiếu cũng có nghĩa là soi rọi. Gộp hết các nghĩa này, thì chiếu tri nghĩa là [Ơn Trên] đoái tưởng, soi xét mà thấu hiểu [lòng đệ tử].

u Câu 7-8 ý nói: Hiện tại, chúng đệ tử tha thiết cầu xin các Đấng thiêng liêng khắp nơi trong vũ trụ soi xét mà thấu hiểu tấm lòng chúng đệ tử.

Câu 9-10: Lòng sở vọng gắn ghi đảo cáo / Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.

lòng sở vọng: Lòng ước muốn của riêng mình.

gắn ghi: Gắn bó không dời đổi, và ghi nhớ chẳng quên.

đảo cáo : Cầu xin với Đấng thiêng liêng.

Ơn Trên: Gọi chung các Đấng thiêng liêng thượng đẳng như Trời, Phật, Bồ Tát, Tiên, Thánh, Thần.

bổ báo 補報: Báo đáp (đền đáp, thưởng cho ai có lòng thành, lòng tốt); trong câu kinh có thể hiểu như “ban bố”.

Ghi chú: NĐCT 2022 cũng in là “bổ báo”. Bản gốc KSH 1931 in là “bố báo”. Chữ “bố” là ban bố, ban ra. Chữ “bổ” là thêm vào, như: bổ túc 補足 (thêm vào cho đủ); bổ khuyết 補缺 (thêm vào chỗ thiếu sót).

phước lành: Điều tốt lành, may mắn do Ơn Trên ban cho người nhơn đức.

u Câu 9-10 ý nói: Chúng đệ tử không quên ước muốn tu hành của mình, cầu xin Ơn Trên ban bố phước lành cho chúng đệ tử.

Câu 11-12: Từ đây chí nguyện tâm thành / Noi gương Tứ Thánh chẳng canh cải Thầy.

từ đây: Từ nay; từ giờ phút này. Thí dụ: “Thôi thế từ đây cách biệt rồi. (Thanh Bình)

chí nguyện 至願: Tha thiết mong muốn (khẩn thiết đích nguyện vọng 懇切的願望).

Tứ Thánh 四聖: Tạm hiểu là bốn vị Đại Thánh, gồm có Phật Tổ, Lão Quân, Khổng Tử, và Chúa Giê-su.

chẳng: Quyết không. (“Chẳng” tức là “không”, nhưng hàm ý quả quyết, có ý nghĩa mạnh hơn “không”).

canh cải 更改 Thầy: Sửa đổi Đạo Thầy (làm cho mất chơn truyền).

Ghi chú: Bản gốc KSH 1931 không có hai câu 11-12.

u Câu 11-12 ý nói: Từ nay, với cả lòng thành, chúng đệ tử tha thiết mong muốn noi gương Tứ Thánh tu hành và nhứt quyết không canh cải Đạo Thầy để khỏi làm mất chơn truyền.

TỔNG LUẬN

1. Bài Niệm Hương mở đầu một thời cúng. Tại sao mở đầu thời cúng, khi dâng hương lại nói đến thành, tínhiệp?

1.1. Thành: Người xưa nói: “Có lòng thành thì có Thần chứng giám, không có lòng thành thì không có Thần chứng giám.” ([15])

Vậy linh hay chẳng linh chỉ tại tâm mình có “thành” hay không.([16]) Niệm hương là để cầu xin các Đấng thiêng liêng chứng giám, vì thế mở đầu phải nói ngay đến “thành”.

1.2. Tín: Người tu không thể không có tín, không có đức tin. Trời Phật thì vô hình; do đó, tìm đến Đạo phải bằng tâm thành, bằng đức tin vào các Đấng thiêng liêng. Trong Đại Thừa Chơn Giáo, bài Đức Tin có các câu như:

Cảnh Tiên muốn nhập phải cần đức tin.

Đức tin là một cái nền Phật Tiên.

Đức tin là chiếc pháp thuyền / Đưa ta cho đến tận miền Bồng Lai.

Đức tin là một cái thang / Leo lên tận chốn Thiên Đàng như chơi.

Đức tin có sẵn, Phật Trời độ cho.

1.3. Hiệp: Hiệp có nghĩa là hòa hiệp với mọi người. Trong Đại Thừa Chơn Giáo, bài Hòa Hiệp, có các câu như:

Đạo Trời khắp cả dân gian / Lấy câu hòa hiệp làm thang vượt trần.

Tu thành Tiên Phật do hòa hiệp.

Hiệp còn có nghĩa là hiệp tác, liên hiệp. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy: “Còn chữ hiệp. Thử hỏi lòng mình có thật sự muốn hiệp tác vô điều kiện trong giáo thuyết, giáo điều để thực thi tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và sẵn sàng liên hiệp, trao đổi kinh nghiệm trên đường hành đạo với người khác hay chưa?” ([17])

2. Câu Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp rất quan trọng; do đó, có nhiều Thánh giáo giảng giải. Chẳng hạn:

2.1. Đức Đông Thắng Chơn Như dạy: “Còn đạo, nếu thiếu lòng thành, thiếu tín nhiệm, thiếu đức tin, thiếu hiệp hòa, thì đừng nói tới đạo đức gì nữa.

Ngài dạy tiếp: Ngược lại, nếu không lòng thành, không hành đạo, làm sao có uy tín với nhân gian? Mà khi mất uy tín với nhân gian thì làm sao ai dám đến hiệp với mình? Mà khi không ai hiệp với mình, làm sao kêu họ về với Đạo, để trở lại bổn nguyên? Do đó, hàng hướng đạo phải tâm niệm câu nhựt tụng đó để làm kim chỉ nam cho việc hành đạo, lãnh đạo nhơn sanh.” ([18])

2.2. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy: “Khởi đầu giờ cúng, miệng hằng đọc ‘Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp’. Thử hỏi lại xem, mình có được trọn tin những đàn anh hướng đạo mình chưa? Mình có được lòng tin yêu quý mến đồng đạo khác chi phái của mình chưa? Mình có giữ tròn chữ tín với mình chưa? Hay là khi vui, khi mến thì nghĩ vầy, nói vầy; khi buồn, khi hết thương mến lại nghĩ khác. Lòng ngưỡng mộ Đạo của mình ngày hôm nay có còn nồng nhiệt thiết tha như ngày mới nhập môn cầu Đạo chăng? Hay đã thỏn mỏn, uể oải, và giãi đãi từ lâu rồi? Nếu quả thật vậy, đó là không giữ được chữ tín và lòng tin.” ([19])

2.3. Hội Đồng Tiền Bối Khai Đạo dạy:

“Hằng ngày, mỗi khi cúng thời, các em mở miệng đọc câu kinh ‘Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp’. Các em chịu khó khai triển, học tập, phân tích kỹ lưỡng về ý nghĩa của câu kinh ấy để rồi sửa đổi đường lối và phương pháp hành đạo lại như thế nào để cùng nhau thông cảm, đặt trọn niềm tin ở nhau cho trọn chữ tín, để:

Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi

Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.([20])

Có vậy mới đi đến chỗ hiệp tâm, hiệp chí, hiệp lực phổ truyền một giáo lý Cao Đài thuần nhứt.” ([21])

2.1. Đức Trưng Trắc Nữ Vương dạy: “Các em nên gìn câu ‘Đạo gốc bởi lòng thành... thì vạn sự điều hòa chung thủy.”  ([22])

Huệ Khải



([1]) Tại Tam Tông Miếu (Minh Lý Thánh Hội), 10-12 Quý Hợi (Thứ Năm 12-01-1984), Đức Hưng Đạo Đại Vương giáng cơ, dạy hãy “lập bản danh sách những đạo hữu quá vãng để Bác Nhã Thiền Sư đến Đài Nam Cực coi bao nhiêu người được tái sanh, bao nhiêu người quy vị, và bao nhiêu sa đọa nơi nào để tìm mà cầu rỗi những vong hồn ấy. Vậy nên làm gấp rồi để tại bàn đàn. Khi BÁC NHÃ mời NAM CỰC TIÊN ÔNG đến duyệt rồi sẽ báo tin cho chư Thiên ân những số lạc nẻo mê đồ mà lo thiết đàn chẩn tế.”

([2]) Đạo Tổ 道祖: Đức Thái Thượng Đạo Tổ 太上道祖.

([3]) chư nhu (nho) 諸儒: Các học trò (cách Ơn Trên gọi các môn đệ).

([4]) Cuốn KSH 1931 của Minh Lý Đạo gồm có phần Lễ Nghi, và Các Bài Kinh. Trong Các Bài Kinh có bài Kinh Sám Hối do các Ðấng thiêng liêng lần lượt giáng cơ ban cho trong hơn bảy tháng. Mở đầu với câu “Cuộc danh lợi là phần thưởng quý”, Kinh gồm tổng cộng 444 câu song thất lục bát và 14 câu lục bát.

([5]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Lịch Sử Đạo Cao Đài. Quyển I: Khai Đạo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2005, tr. 255.

([6]) Theo tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980), quả vị Quảng Đức Chơn Tiên 廣德真仙 (1981), bốn vị đến Minh Lý Đạo thỉnh kinh là các tiền khai Lê Văn Trung (1876-1934), Phạm Công Tắc (1890-1959), Vương Quan Kỳ (1880-1940), và Cao Quỳnh Cư (1888-1929). Xem: Tạp chí Cao Đài Giáo Lý, số 77. Sài Gòn: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam ấn tống, 1972, tr. 10.

([7]) Ngài đắc quả vị Giám Đàn Chơn Quân 監壇真君 (Ngọc sắc ngày Thứ Bảy 07-02-1981).

([8]) Lịch Sử Đạo Cao Đài. Quyển I: Khai Đạo, tr. 257.

([9]) Minh Thiện: Thế danh Tôn Văn Khuê, tên trong giấy tờ ghi Nguyễn Văn Miết (1897-1972), đắc quả vị Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ Nguyên Quân Bồ Tát Ma Ha Tát 般若禪師三宗法 主元君菩薩摩訶薩 (1973).

([10]) Lịch Sử Đạo Cao Đài. Quyển I: Khai Đạo, tr. 256.

([11]) Theo chữ Nho thì “đạo” không có nghĩa là “tôn giáo”. Người Việt nói “đạo Cao Đài” thì chữ Nho là “Cao Đài Giáo” 高臺教.

([12]) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Quyển thứ Nhì. Tòa Thánh Tây Ninh, 1963, tr. 3. (Do theo nghĩa là noi theo, căn cứ theo.)

([13]) Quân tử ư ngọc tỷ đức yên. 君子於玉比德焉. (禮記: 玉藻)

([14]) Đức Ngô Minh Chiêu, Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng), 30-11 Bính Thân (Thứ Hai 31-12-1956).

([15]) Hữu kỳ thành tắc hữu kỳ Thần; vô kỳ thành tắc vô kỳ Thần. 有其 誠則有其神; 無其誠則無其神.

([16]) Linh tại ngã, bất linh tại ngã. 靈在我, 不靈在我.

([17]) Thánh thất Tây Thành (Cần Thơ), 12-3 Kỷ Dậu (Thứ Hai 28-4-1969).

([18]) Cao Thượng Bửu Tòa (Bạc Liêu), 18-8 Bính Ngọ (Chủ Nht 02-10-1966).

([19]) Thánh thất Tây Thành (Cần Thơ), 12-3 Kỷ Dậu (Thứ Hai 28-4-1969).

([20]) Ơn Trên nhắc lại lời Đức Chí Tôn, chép trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, 08-01 Bính Dần (Thứ Bảy 20-02-1926).

([21]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam (Sài Gòn), 30-9 Canh Tuất (Thứ Năm 29-10-1970).

([22]) Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc (Sài Gòn), 06-8 Tân Hợi (Thứ Sáu 24-9-1971).