(Ảnh: Rarindra Prakarsa)
THIÊN ĐÀNG ĐỊA NGỤC HAI BÊN
THIÊN ĐÀNG ĐỊA NGỤC HAI BÊN
Rarindra Prakarsa là một nhiếp ảnh gia người Indonesia
đang sống và sáng tác ở Jakarta .
Ông có biệt tài sử dụng ánh sáng và màu sắc tương phản đẹp đến huyền ảo trong
các ảnh nghệ thuật, đặc biệt là ảnh trẻ con chơi đùa.
Tại địa chỉ photo.net/photos/rarindra, trong số bốn trăm hai mươi lăm ảnh
của ông, có một tấm ảnh màu miêu tả trẻ con Indonesia đang chơi trò rồng rắn ở
một làng quê (ảnh trên). Tấm ảnh này
nhắc chúng ta nhớ tới trò chơi xa xưa của trẻ con Việt Nam kèm với lời
đồng dao:
Thiên đàng địa ngục hai bên
Ai khôn thì lại, ai dại thì qua
Đêm nằm nhớ Chúa, nhớ Cha
Đọc kinh cầu nguyện, kẻo sa linh hồn
Linh hồn phải giữ linh
hồn
Đến khi mình chết được
lên thiên đàng.
Câu thứ hai có vài chữ khác nhau, tuy
nhiên không cần khảo dị ở đây. Điều đáng nói là ý nghĩa của bài đồng dao, khiến
ta đoán phỏng rằng trò chơi này xuất phát từ các làng Công Giáo.
Khi cùng đám bạn trang lứa chơi đùa
vui vẻ, có lẽ các cháu nhỏ chẳng thèm bận lòng thắc mắc ý nghĩa từng câu, nhất
là câu thứ hai:
Ai khôn thì lại. Lại là đến; đến thiên đàng.
Ai dại thì qua. Qua là tới; tới
địa ngục.
Khôn và dại tùy vào cách sống. Sống
sao cho linh hồn khỏi sa địa ngục là khôn ngoan. Sống mà linh hồn không lên
được thiên đàng là khờ dại.
*
Trong Sa Thạch Tập,([1]) truyện thứ ba mươi mốt, thiền sư Vô
Trú Đạo Hiểu ([2]) kể rằng một người đến xin Thiền Sư Bạch
Ẩn ([3]) cho biết thiên đàng và địa ngục có
thật không.
Sư hỏi:
- Anh là ai?
- Tôi là
samurai.
Sư ra giọng mỉa
mai:
- Võ sĩ ư? Trông chẳng khác tên ăn
mày!
Tức giận, kẻ ấy đưa tay sờ vào đốc
kiếm. Sư không buông tha:
- Anh mà đủ gan cắt đầu ta ư?
Lập tức kiếm bén tuốt ra. Sư ngửa cổ,
bảo:
- Ðây, hãy mở cửa địa ngục!
Bừng ngộ, kẻ kia liền tra kiếm vào vỏ, cung kính chắp tay xá. Sư nói
luôn:
- Cửa thiên đàng vừa mở.
*
Đây là chuyện khác tôi nghe:
Ngày xưa có ông vua cho vời một đạo
sĩ vào triều hỏi xem thiên đàng và địa ngục là thật hay hoang đường. Đạo sĩ kính
cẩn mời vua ngả đầu trên chiếc gối phép. Vua nằm ngủ, thấy hồn xuất ra, đi theo
đạo sĩ vào một căn phòng lớn.
Trong phòng có một nồi cháo thật to.
Rất đông người ốm đói chen lấn chung quanh. Mỗi người chỉ có một cái vá cán rất
dài. Ai cũng cố giành phần múc cháo. Vì cán vá quá dài, họ múc được cháo mà
không thể đưa tới gần miệng để húp. Họ càng loay hoay, càng tranh giành thì
càng làm cháo văng ra ngoài tung tóe.
Vua lắc đầu ngao ngán:
- Đúng là địa ngục!
Vua lại
thấy hồn mình đi theo đạo sĩ bước vào căn phòng lớn thứ hai, cũng có nồi cháo
thật to như vậy. Rất đông người đứng chung quanh. Mỗi
người cũng chỉ có một cái vá cán rất dài. Nhưng họ đứng trật tự, chờ tới lượt.
Khi múc được cháo, họ đưa cho người khác húp. Người này múc thì người khác được
hưởng. Ai cũng vui vẻ vì no đủ.
Vua gật gù:
- Đúng là thiên đàng.
Người kể chuyện bình luận bằng lời Thánh Phaolô:
“Quả thế, thưa anh em, anh em đã được
gọi để được hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác
thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. Vì tất cả lề luật được nên
trọn trong điều răn duy nhất này là hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi.
Nhưng nếu anh em cắn xé nhau, anh em hãy coi chừng, anh em tiêu diệt lẫn nhau
đấy!” (Thư Gởi Tín
Hữu Galát 5:13-15)
HUỆ
KHẢI
13-9-2011
CGvDT số 1825, ngày
16-9-2011
([3]) Hakuin 白隱
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện, xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.