HÀNH TRẠNG
TIỀN KHAI LÊ
VĂN TRUNG 1876-1934
HUỆ KHẢI
(Dũ Lan Lê Anh Dũng)
Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC, Hà Nội 2017
Quyển 103.1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh
Sách Đại Đạo
Ấn tống lần thứ nhất ba ngàn quyển
do đạo hữu THANH TÂM
môn sanh Chiếu Minh Long Vân Đàn (Mỹ
Tho)
công quả 18.500.000 đồng (trích đợt
88).
Kính thành hồi hướng cửu huyền thất tổ.
Đồng hiệp tâm cầu nguyện quốc thái dân an,
đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,
Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhứt,
vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ
ngạn.
*
GIAO
CẢM
Không kể các tự truyện (autobiographies) hay hồi ký (memoirs), phép chép sử xưa nay thường
phổ biến ba thể loại:
- thông sử (general / narrative / comprehensive
history),
- kỷ truyện (biographies), và
- biên niên sử (chronological
history).
Thông sử và kỷ truyện là hai thể loại dễ đọc, nếu người viết có thể cố
kết mạch lạc các sự kiện kèm thêm chút bình luận đúng đắn, chừng mực. Trước đây,
tôi đã xuất bản ba tập sách nhỏ, tạm xem là viết theo lối thông sử:
- Lịch Sử Đạo Cao Đài Thời Kỳ Tiềm Ẩn
1920-1926 (Huế: Nxb
Thuận Hóa, 1996).
- Lịch Sử Thánh Thất Cao Đài Thủ Đô
Hà Nội (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2015).
- Lược Sử Đạo Cao Đài: Khai Minh Đại Đạo
1926 (Hà Nội: Nxb
Tôn Giáo, 2015).
Ngoài ra, viết theo lối kỷ truyện, có quyển Ngô Văn Chiêu – Người Môn Đệ Cao Đài Đầu Tiên (Hà Nội: Nxb Tôn
Giáo, 2008, 2009, 2012).
Trong quá trình làm việc, tôi gặp một trở ngại lớn: Xác định ngày tháng
năm các sự kiện lịch sử. Do đó, tôi đã nghĩ tới việc tích lũy tài liệu cho dự định
viết biên niên sử Cao Đài.
Sử biên niên có nhược điểm là khô khan, các sự kiện cùng một nhân vật hay
một vấn đề không được nối kết mà lại phân tán rải theo dòng thời gian. Nhưng ưu
điểm của nó là cho phép người viết trình bày vấn đề không cần bình luận, có thể
tạm thời gác lại một số sự kiện chưa được khảo chứng, hoặc chưa nên công bố vì
thời gian chưa chín muồi, chưa thích hợp. Hơn thế nữa, khi thiết lập được sử
biên niên, sẽ có căn cứ rất hữu ích, góp phần trợ giúp khảo chứng các sử liệu.
Viết một vài đề tài về sử Cao Đài theo lối biên niên, tôi đã xuất bản:
- Hành Trạng Tiền Bối Cao Triều
Phát (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2010, 2012, soạn chung với hiền tỷ Cao Bạch
Liên).
- Cấm Đạo
Cao Đài Ở Trung Kỳ 1928-1950 (Hà
Nội: Nxb Tôn Giáo, 2012).
- Hành Trạng Tiền Khai Nguyễn Ngọc
Tương (Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2016).
Tiếp nối công việc ghi chép biên niên, giờ đây Hành Trạng Tiền Khai Lê Văn Trung 1876-1934 hân hạnh được gởi đến quý đạo hữu.
Tôi xin hết lòng tạ ơn quý vị Mạnh Thường Quân đã tin cậy và
thương mến Chương Trình Chung Tay Ấn Tống
Kinh Sách Đại Đạo nên suốt từ giữa năm 2008 tới nay vẫn thường xuyên tài
trợ để cho tập sách nhỏ này cũng như hơn trăm nhan đề khác được nối tiếp nhau phát
hành rộng khắp trong cả nước. Đây cũng là một nỗ lực đầy ý thức để cộng đồng áo
trắng chúng ta tích cực công quả, góp phần phổ thông giáo lý và xương minh chánh
pháp Cao Đài, cùng hiệp tâm thương Thầy mến Đạo mà hướng lòng về thời điểm kỷ
niệm một trăm năm khai sáng đạo Cao Đài (1926-2026), với hoài mong sớm có ngày
vui mừng cùng nhìn thấy được một thực tướng Cao Đài thống nhất, ngõ hầu làm chứng
cho lời Thầy báo trước: Mấy nhánh rồi sau
cũng một nhà.
Con cúi
xin Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ ban ơn lành đến toàn thể các vị ân nhân và cửu huyền
thất tổ của những vị con mãi mang ơn.
Phú Nhuận, tháng Mười Hai 2016.
Huệ Khải
*
M ỤC LỤC
(1/4) Giao Cảm
(2/4) Niên Biểu Tiền Khai Lê Văn Trung 1876-1934
(2/4) Niên Biểu Tiền Khai Lê Văn Trung 1876-1934
(3/4) Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu Viết Văn Tế Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung / Tiểu Sử Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu / Tiểu Sử Nguyễn Văn Hầu
(4/4) Sách Tham Khảo
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.