Nếu
cơ Đạo không trải qua
những giờ phút đen tối như
hiện tình,
thì ngày thành đạo, con nào
cũng là
trang quả cảm hy sinh cả,
Đức Chí Tôn
Cao
Đài Đại Đạo cũng như người tín đồ,
Thầy chỉ đánh giá lúc ngặt
nghèo,
chớ bình thường thì chẳng
biết
Đức
Chí Tôn
Đây là chuyện tôi nghe:
Một nhóm môn sanh sắp rời
đạo viện để đem công phu nhiều năm tu học đi vào cuộc đời. Trước ngày tiễn
chân, đạo sư cho vời tất cả học trò họp lại để huấn dụ.
Mọi người không khỏi ngạc
nhiên khi thấy trên chiếc bàn trước mặt đạo sư bày sẵn hai hũ gốm nhỏ, giống
hệt nhau. Mỗi hũ đặt trong một cái khay.
Đạo sư nói:
- Các con thấy đó! Hai hũ gốm này rất hoàn hảo, cùng xuất
xưởng từ một khuôn, một lò, thế nên mọi chi tiết đều giống hệt nhau. Vậy mà vẫn
có chỗ khác biệt. Các con có biết khác biệt chỗ nào không?
Mọi người lặng thinh. Một lúc sau, có anh rụt rè xin phép trả
lời:
- Thưa thầy, nhìn kỹ bên ngoài chẳng thấy khác gì hết. Vậy,
con đoán là khác cái ruột, cái đang chứa trong từng hũ.
Đạo sư mỉm cười gật đầu. Ngài gạt nhẹ tay, cái hũ thứ nhất
lật ngang, những hạt gạo trắng muốt đổ tràn ra khay.
Thêm lần gạt tay nữa, cái hũ thứ hai lật ngang, những hạt sỏi
lụn vụn đổ tràn ra khay.
Dựng lại hai cái hũ cho ngay ngắn, chờ một lúc cho môn đệ có
thời gian suy gẫm, đạo sư hỏi:
- Các con nghiệm ra được điều chi không?
Một anh đáp:
- Thưa thầy, khi hai cái hũ
còn đứng vững, nhìn bên ngoài giống y như nhau. Chỉ khi bị lật nhào, ta mới
biết bên trong chúng khác biệt ra sao.
- Đúng vậy đó, các con. Đơn
giản như thế đó, các con. Khi các con đem sở học của mình vào đời, làm trang
hướng đạo giúp đời, hãy sẵn sàng đón nhận nghịch cảnh phũ phàng. Chí nguyện các
con càng lớn thì nghịch cảnh lại càng lớn hơn để thử thách lòng dạ các con. Khi
an lành suôn sẻ, các con đều dễ dàng tỏ ra mình là bậc chân tu thánh thiện,
trông ai cũng giống như ai. Chừng nào gặp nghịch cảnh trái ngang dữ dội, như
hai cái hũ lúc nãy bị lật nhào, nghiêng đổ... bấy giờ gan ruột bên trong mới
phơi bày hết ra ngoài.
Xưa nay và mai sau rồi vẫn cứ
theo quy luật ấy, các con ơi! Vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, Đức Mạnh Tử
đã cảnh báo những bậc anh hào muốn giúp đời, cứu thế bằng những lời tâm huyết như
sau:
Hễ Trời định phó thác đại nhiệm cho người nào, trước hết phải làm cho người
ấy khổ não tâm chí, lao nhọc gân cốt, đói khát cầu bơ cầu bất, nghèo nàn thiếu
trước hụt sau, và làm rối loạn, điên đảo các việc làm của người ấy. Làm thế để
mà phát động lương tâm của người, cho nhẫn kiên tánh tình của người, và gia
tăng tài đức còn khiếm khuyết của người.([3])
Cái đại nhiệm hay trách
nhiệm lớn lao ấy sang thế kỷ Mười
Chín được nhà thơ Cao Bá Quát diễn tả tài hoa, bóng bảy thế này:
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu
Muốn đại nhiệm hãy dìm cho lúng túng.
Một số trong các con nơi đây
sắp sửa rời mái ấm đạo viện thương yêu này để mang đại nhiệm đi vào cõi đời gian
hiểm bất trắc. Nhưng tiền đồ các con sẽ chẳng đơn giản chỉ là lúng túng như thơ Cao Chu Thần đâu! Bởi
thế, thầy hằng mong ước và nguyện cầu cho các con mai kia, vào những lúc cực kỳ
cô đơn giữa vô vàn bất trắc bủa vây, các con vẫn vững vàng khí tiết để mà giữ
trọn danh thầy danh đạo, để mà chiêm nghiệm cho thấm thía lời thư Thánh Phaolô
gởi tín hữu Côrintô: Thiên Chúa đã đặt
các tông đồ chúng tôi ở vị trí mạt hạng, giống như những kẻ bị kết án tử hình.([4])
18-3-2014
HUỆ KHẢI
([4]) God
has exhibited us apostles as last of all, like men sentenced to death. (I
Côrintô 4:9)
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.