Hoa nazuna mà người Trung
Quốc gọi là hoa tề 薺
HOA VÀ NHÀ THƠ (a)
Waggoners
Wells (cũng viết Waggoners’ Wells) là
vùng đất mọc đầy những bụi cây heath mà
người Hoa gọi là cây thạch nam 石南 (thạch
là đá; nam là phương nam). Nơi đây có
nhiều ao nhân tạo từ thế kỷ 17 nối với các dòng suối, lạch, thác nước giữa rừng
cây nằm ở thung lũng gần làng Grayshott ở quận Đông Hampshire, hạt Hampshire, nước
Anh. Vùng đất này trở thành khu bảo tồn quốc gia của xứ sương mù từ năm 1919,
và nổi tiếng vì có một giếng ước nguyện (wishing
well). Theo dân gian, nếu nói vọng vào lòng giếng những mong ước của mình,
có thể sẽ toại nguyện.
Alfred
Tennyson, sinh ngày 06-8-1809, tạ thế ngày 06-10-1892 là thi hào của Anh và Ireland . Năm
1863, Tennyson tới bên giếng ước nguyện này và viết bài thơ ngắn nổi tiếng - Hoa mọc kẽ tường nứt (Flower in the Crannied Wall), kể rằng nhà
thơ bứng trọn một cành hoa be bé, nhổ luôn cả bộ rễ ra khỏi kẽ nứt trên tường,
rồi nhìn cành hoa cầm trên tay, ông tự vấn về Thượng Đế, về con người - một tự vấn đầy triết lý! ([1])
Bác
Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch gọn sáu câu thơ của Tennyson thành bốn câu lục
bát nhẹ nhàng như sau:
Bông hoa bé nhỏ con con,
Nếu tôi hiểu được nguồn cơn, gót đầu.
Nếu tôi hiểu nó cho sâu,
Trời, người bao chuyện nhiệm mầu cũng
thông.
Tennyson chả nói là hoa gì, vậy có thể là
hoa dại, nhưng màu sắc đẹp mắt nên mới bắt ông chú ý. Óc phân tách để cầu tìm
triết lý của Tennyson chắc chắn đã giết chết bông hoa đẹp. Vì sau khi tự vấn
như thế, dù có tìm ra giải đáp hay không, Tennyson cũng quẳng hoa xuống chân
tường.
Goethe (1749-1832) lại khác hẳn. Nhà thơ
Đức này có máu chiếm hữu. Năm 1815 Goethe viết bài thơ Gefunden (Tìm thấy), kể rằng khi thơ thẩn một mình trong rừng gặp
hoa đẹp (không biết hoa gì!), bèn bứng về trồng trong vườn nhà. Hoa tiếp tục
sống, tiếp tục nở…
Bài thơ gồm năm khổ, mỗi khổ bốn câu, cả
bài có bảy mươi hai từ. Hai khổ thơ chót có người dịch ra tiếng Anh, tôi chuyển
ngữ như sau:
Cẩn thận đào lên
Cả rễ và hoa
Tôi mang về nhà
Trồng trong vườn tôi.
Nơi góc âm thầm
Hoa đã trồng xuống
Giờ nó vẫn sống
Thiền sư Nhật Suzuki (1870-1966) không ủng hộ cả Tennyson và
Goethe. Suzuki thích Basho (1644-1694) hơn.
Bên Nhật có hoa nazuna
mà người Trung Quốc gọi là hoa tề 薺. Người Nhật có thể thơ haiku
(bài cú 俳句) mà nhiều người Việt Nam quen đọc
trại ra là hài cú!
Basho (Ba Tiêu 芭蕉 , nghĩa là cây chuối) có bài haiku nổi
tiếng, được dịch ra tiếng Anh, tôi chuyển ngữ như sau:
Khi nhìn chăm chú
Tôi thấy hoa tề nở
Basho chỉ ngắm nazuna rồi bỏ đi, không chiếm hữu làm của
riêng như Goethe, cũng không ngắt cành bẻ nhánh để săm soi phân tách rồi triết
lý như Tennyson.
Nazuna tiếp tục phô sắc bên hàng dậu. Ai qua đường cũng có
dịp thưởng thức vẻ đẹp đơn sơ mà thiên nhiên trao tặng.
06-11-2013
HUỆ KHẢI
In silent
corner / Soon it was set; / There grows it ever, / There blooms it yet.
([3]) When I looked carefully / I see the nazuna blooming / By the hedge!
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.