VÔ THẦN ĐÍCH THỰC LÀ AI?
Từ điển Webster danh
tiếng của Mỹ giải thích vô thần như sau:
Các từ điển khác cũng
giải thích na ná như thế, mặc dù lời lẽ có thể dông dài hơn. Vậy thì có lạ lùng
không nếu ai đó hàng ngày vẫn cúng bái, nguyện cầu theo niềm tin tôn giáo của
mình mà vẫn bị xem là kẻ vô thần nhất hạng trên đời? Nghịch lý chăng?
Sẽ không thấy là nghịch
lý khi chúng ta được nghe Đại Sư Vivekananda (1863-1902, người Ấn) nói chuyện.
Chia sẻ với người phương
Tây những hiểu biết căn bản về giáo lý Bà La Môn, Đại Sư Vivekananda hay dùng
các chuyện kể, hoặc dẫn Kinh Thánh để người nghe gần gũi, dễ lãnh hội.
Chẳng hạn, có lần Đại Sư hỏi thính giả như sau:
- Quý vị có nhớ Kinh
Thánh dạy gì không?
Rồi Đại Sư trả lời luôn:
- Nếu ai nói: Tôi yêu mến
Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu
thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ
không trông thấy.
Đó là câu 4:20 trong Thư
1 Của Thánh Gioan.
Tuy nhiên, Đại sư không mất công nêu xuất xứ câu Kinh Thánh.
Ngài chỉ nhắc lại lời Thánh Gioan rồi nói luôn vào chủ điểm buổi nói chuyện:
- Nếu quý vị không thể
nhìn thấy Trời trên gương mặt con người, thì làm sao quý vị nhìn thấy Trời giữa
những đám mây, hay qua những hình tượng bằng vật chất vô tri vô hồn, hay trong
những câu chuyện chỉ do trí óc chúng ta tưởng tượng ra? Tôi có thể gọi quý vị
là người có tín ngưỡng kể từ ngày quý vị bắt đầu nhìn thấy Trời trong những
người nam người nữ, và khi ấy quý vị sẽ hiểu việc đưa luôn má bên trái cho kẻ
đã tát mình má bên phải nghĩa là gì.([3])
Đại Sư nhắc lời Chúa (Matthêu 5:39) nhưng cũng không mất công
nêu xuất xứ. Đại Sư chỉ nói một chiều như thế, không nói ngược lại; nhưng ắt
hẳn thính giả đều hiểu hàm ý của Ngài rằng nếu không nhìn thấy Trời ngự trị
trong những người khác thì ta vẫn chỉ là kẻ vô thần.
Theo Đại Sư Vivekananda, đâu
phải cứ theo một tôn giáo, cứ siêng cúng bái, v.v... mà ta không phải vô thần;
thật ra, ta vẫn cứ vô thần trong mọi hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nếu ta chưa
thật sự thấy được Trời ở trong ta, và ở trong những người quanh ta.
Trong một buổi thuyết
giảng khác, Đại Sư kể câu chuyện thú vị như sau:
- Nhiều năm trước, tôi thăm một vị đại hiền giả nước tôi, một bậc chí
thánh. Chúng tôi trò chuyện về các quyển kinh như Vệ Đà [của Bà La Môn], Kinh
Thánh, Coran [đạo Islam], và nói chung là nhiều kinh khác.
Cuối buổi đàm đạo, vị ấy bảo tôi tới bàn lấy một quyển sách; một quyển
sách nằm lẫn trong nhiều đồ vật khác, nó cho biết một dự báo lượng mưa trong
năm.
Bậc hiền giả bảo: “Đọc đi.”
Và tôi đọc to lượng mưa sẽ có.
Ngài bảo: “Bây giờ cầm cuốn sách và xoắn lại.”
Tôi làm theo và ngài nói: “Con à, chẳng vắt được giọt nước nào. Chừng
nào chưa có nước, nó hoàn toàn là lý thuyết. Thế nên, chừng nào tôn giáo của
con chưa giúp con nhận thức được Trời, tôn giáo của con vô dụng.” ([4])
Đại Sư mượn chuyện ấy để
dẫn dắt tới ý nghĩa đích thực của hai chữ vô thần, khác hẳn cách định nghĩa thường
thấy trong từ điển.
Đại Sư nói tiếp:
- Một người có thể tin tưởng vào tất cả các giáo đường trên thế gian, y
có thể mang trong đầu tất cả kinh điển đã được viết ra, y có thể làm phép rửa
cho mình ở tất cả các dòng sông trên trái đất, tuy nhiên nếu y chưa nhận thức
được Trời thì tôi xếp y vào hạng vô thần số một. Còn một người có thể chưa hề
bước vào một giáo đường nào, chưa từng cúng bái bao giờ, nhưng nếu người cảm
thấy có Trời ở trong chính mình, và nhờ vậy mà được nâng lên khỏi những phù hoa
hư ảo của trần gian, người ấy là một vị thánh.([5])
Câu chuyện của Đại Sư khiến chúng ta sợ.
Sợ rằng chúng ta đang hồn nhiên sống vô thần
trong chính tôn giáo của mình.
04-6-2014
HUỆ KHẢI
([3]) If you cannot see God in
the human face, how can you see him in the clouds, or in images made of dull,
dead matter, or in mere fictitious stories of our brain? I shall call you
religious from the day you begin to see God in men and women, and then you will
understand what is meant by turning the left cheek to the man who strikes you
on the right.
([4]) Many
years ago, I visited a great sage of our own country, a very holy man. We
talked of our revealed books, the Vedas, of Bible, of Koran and of revealed
books in general. At the close of the talk, this good man asked me to go to the
table and take up a book; it was a book which among other things, contained a
forecast of the rainfall during the year. The sage said “Read That”. And I read
out the quantity of rain that was to fall. He said, “Now take the book and
squeeze it”. I did so and he said “Why, my boy, not a drop of water comes out.
Until the water comes out, it’s all book. So until your religion makes you
realise God, it is useless.”
([5]) A man
may believe in all the churches in the world, he may carry in his head all the
sacred books ever written, he may baptise himself in all the rivers of the earth,
still if he has no perception of God, I would class him with the rankest
atheist. And a man may have never entered a church or a mosque, nor he
performed any ceremony, but if he feels God within himself and is thereby
lifted above the vanities of the world, that man is holy man, a saint.