CHÍ SĨ NGUYỄN QUANG DIÊU
VIẾT VĂN TẾ
VIẾT VĂN TẾ
ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG
LÊ VĂN TRUNG
LÊ VĂN TRUNG
Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (1876-1934) quy thiên; ba mươi chín năm
sau, Tòa Thánh Tây Ninh xuất bản Tiểu Sử
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung).([1]) Sách là
một sử liệu quý, kết tập được nhiều văn bản liên quan đến con người và đạo
nghiệp của tiền khai Thượng Trung Nhựt, trong đó có ba điếu văn và ba văn tế
được in lại.
Hai trong ba văn tế ấy đã được tiền khai Hộ Pháp
Phạm Công Tắc (1890-1959) và tiền khai Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh (1874-1937)
đọc trước Cửu Trùng Thiên nơi Đại Đồng Xã vào Thứ Hai 11-11-1935 (16-10 Ất
Hợi), nhân dịp tiểu tường Đức Quyền Giáo Tông.
Như thế, khi soạn quyển Tiểu Sử nói
trên Tòa Thánh Tây Ninh đã để sót ít ra là một văn tế khác. Nguyên do, năm 1935
một chức sắc Cao Đài ở Tân Châu đã đến cậy chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (1880-1936)
viết giúp văn tế nhân lễ tiểu tường Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung. Văn tế
này có thể sẽ mai một nếu như khoảng năm 1959 Nguyễn Văn Hầu (1922-1995) không
bắt đầu cuộc điền dã sưu tầm tài liệu để vào năm 1961 thì biên soạn về cuộc đời
chí sĩ Nguyễn Quang Diêu.
Sách Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu in tại
Sài Gòn lần đầu năm 1961 (Nxb Xây Dựng), với bài Tựa rất hay của Nguyễn
Hiến Lê (1912-1984). Năm 1973, trong lúc quyển Tiểu Sử Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt được Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành thì tác phẩm Chí
Sĩ Nguyễn Quang Diêu được Nxb Hương Sen in lại và phát hành vào Tết dương
lịch năm 1974.([2])
Trong Phần II: Thi Ca Nguyễn Quang Diêu, ở mục III – Văn Tế
Và Câu Đối, Nguyễn Văn Hầu công bố văn tế này cùng với ba mươi chú thích
các từ khó trong văn bản. Nguyên văn ([3]) bản văn
tế cùng lời chú thích ([4]) như sau:
Hỡi ôi!
Sông Nhược ([5]) sóng xao;
Vườn Kỳ ([6]) tuyết
phủ!
Xuân qua rồi đông lại, máy trời
chóng lẹ dường thoi;
Người đời đến thế thì thôi;
Trời Phật vì đâu nỡ phụ!
Nhớ Đức Giáo Tông xưa:
Tranh cạnh đổi lòng nay;
Từ bi noi dấu cũ.
Phô lời giữ mực kim ngôn;([13])
Sửa nết lánh phường đồng xú.([14])
Tài năng thế, đạo đức thế, lẽ thì
mạng đắc trường sanh;([19])
Ôi thôi thôi!
Có sống thì có thác, não nề xác
thịt phàm trần;([23])
Thôi đã tục tiên chia nẻo, dẫu
muốn theo, theo dễ được gần;
Đành rằng u hiển ([31]) khác
miền, tuy có khóc, khóc sao cho thấu!
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) khen văn tế này là “khéo
dùng những từ ngữ đặc biệt của miền Nam (…) gây được một âm hưởng
riêng…” ([37])
Ngoài giá trị văn học, văn tế trên đây còn là
một văn liệu, sử liệu rất đặc biệt, bởi vì Nguyễn Quang Diêu chính là một nhân
vật tên tuổi đầy hào khí của Nam Kỳ buổi trước. Còn Nguyễn Văn Hầu, người có
công sưu tầm và công bố văn tế, vốn là một nhân vật tên tuổi trong làng văn
miền Nam, một cư sĩ đã góp nhiều công quả hoằng pháp trong Giáo Hội Phật Giáo
Hòa Hảo trước đây.
TIỂU SỬ CHÍ SĨ
NGUYỄN QUANG DIÊU
NGUYỄN QUANG DIÊU
1880 (Canh Thìn): Chào đời tại làng Tân Thuận, tổng An
Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Song thân là Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị
Huệ.([38]) Ông nội
là Nguyễn Quang Dụ.
1886 (Bính
Tuất): Học chữ Nho với cha.
1890 (Canh
Dần): Học chữ quốc ngữ với Hương Hào Dược.
1895 (Ất Mùi):
Học chữ Nho với Tú Tịnh, một thầy đồ người Bắc. Học dở dang vì thầy Tú đi làm
cách mạng.
1898 (Mậu
Tuất): Sang Phú Thuận (Châu Đốc) học với Tú Tài Trần Hữu Thường, được thầy cho
tên hiệu là Tử Ngọc.
1907 (Đinh
Mùi): Bỏ học, khi phong trào Đông Du lan vào Nam . Tiếp tay với Nguyễn Thần Hiến
(1856-1914) hoạt động cho Khuyến Du Học Hội, giúp thanh niên sang Nhật học.([39]) Mượn chùa
Linh Sơn (Cao Lãnh) của Hòa Thượng Hoằng Đạo để hội họp với các đồng chí và các
nhóm cách mạng.
Cuối tháng
5-1913 (tháng 4 Quý Sửu): Làm trưởng đoàn hướng dẫn mười một người nữa sang
Trung Quốc để lãnh tiền (chỉ tệ tín phiếu), mua vũ khí và gặp Nguyễn Thần Hiến.
Từ Thượng Hải, sang Hương Cảng để họp với các đồng chí tại nhà Huỳnh Văn Nghị,
tức Huỳnh Hưng, người Tam Bình (Vĩnh Long). Dự định sẽ từ Hương Cảng đi Hàng
Châu gặp một vài lãnh tụ.
Giữa tháng
6-1913 (tháng 5 Quý Sửu): Bị thực dân Anh tại Hương Cảng giải về Hà Nội để
giao nộp cho thực dân Pháp.([40]) Bị giam ở
Hỏa Lò.
1914 (Giáp
Dần): Mùa xuân, cùng nhiều đồng chí khác bị bắt ở Hương Cảng năm trước, bị thực
dân Pháp đày sang Cayenne
của Guyane (Nam Mỹ), phần thuộc địa của Pháp. Tháng 7, cùng các đồng chí bàn kế
hoạch vượt ngục.
1917 (Đinh
Tỵ): Đầu năm, cùng Đinh Hữu Thuật dùng thuyền buồm đánh cá của thổ dân vượt
biển sang đảo Trinidad . Lấy tên là Cảnh Sơn,
làm việc cho một hãng buôn trên đảo.
1920 (Canh Thân):
Giữa năm, lên tàu đi Washington (Mỹ). Cuối năm, tới Hương Cảng, rồi sang Quảng
Châu (Trung Quốc). Thường đi lại giữa Quảng Châu và Tứ Xuyên để gặp các đồng
chí.
1924 (Giáp
Tý): Giữa năm, đến trường võ bị Hoàng Phố Quân Quan Học Hiệu ở Quảng Châu thuyết
trình bằng tiếng Trung Quốc đề tài “Việt Nam Cách Mạng Lưu Vong Chư Nhân Vật”
(các nhà cách mạng Việt Nam
lưu vong).
1926 (Bính
Dần): Hóa trang làm người Tàu, lấy tên giả là Nam Xương, cùng vài đồng chí
xuống tàu rời Quảng Châu về Sài Gòn.
Tháng
3-1927 (trung tuần tháng 02 Đinh Mão): Từ Sài Gòn về tới Sa Đéc. Chỉ gặp vợ
và hai con trong chốc lát,([41]) rồi đi
luôn vào Ba Thê (núi Sập), lánh thân ở đồn điền của Cử Nhân Võ Hoành
(1873-1946), một nhà cách mạng. Lúc này lại lấy tên là Trần Văn Vẹn trên giấy
thuế thân. Từ Ba Thê, lại lần đi các tỉnh Nam Kỳ để tiếp xúc các đồng chí. Bị
mật thám Pháp lùng bắt rất ngặt.
Tháng
5-1929 (tháng 4 Kỷ Tỵ): Tới Tân An, tá túc ở một tiệm thuốc bắc, giả làm thầy
đồ gốc miền Trung tha hương độ nhật. Chỉ được mấy tháng, lớp học bị đóng cửa.
1930 (Canh
Ngọ): Mùa xuân, trở về Cao Lãnh.
Tháng
02-1932 (tháng 01 Nhâm Thân): Tạm lánh ở làng Vĩnh Hòa (thuộc tỉnh Châu Đốc,
giáp ranh biên giới Cam Bốt), được các hương chức trong làng tận tình trợ giúp
mở trường dạy học và làm thầy thuốc, tìm cách che mắt mật thám Pháp.([42])
06-8-1922 (14-6 Nhâm Tuất): Chào đời tại Long Xuyên (nay là làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Đi học ở Long Xuyên và Cần Thơ.
1939 (Kỷ Mão): Viết văn, làm thơ. Có bài đăng báo Tiến Bộ, Mai (Sài Gòn).
1939 (Kỷ Mão): Viết văn, làm thơ. Có bài đăng báo Tiến Bộ, Mai (Sài Gòn).
1943-1944 (Quý Mùi
– Giáp Thân): Hoạt động chánh trị ít lâu rồi bỏ. Chuyên tâm nghiên cứu văn học,
sử học.
1947 (Đinh
Hợi): Dạy học ở Long Xuyên (trường trung học Thoại Ngọc Hầu) và Châu Đốc (trường
trung học Thủ Khoa Nghĩa).
1952 (Nhâm
Thìn): In Tiếng Quyên (Nxb Liên Chính).
1955 (Ất Mùi):
In Chánh Quân Yếu Lược (Bộ Tư Lệnh Quân Lực Miền Tây xuất bản).
1956 (Bính
Thân): In Cuộc Khởi Nghĩa Bảy Thưa (Nxb Tân Sanh). In Việt Sử Kinh
Nghiệm (Nxb Hồn Quê). In Việt Nam Tam Giáo Sử Đại Cương (Nxb
Phạm Văn Tươi).
1960 (Canh
Tý): In Thuật Viết Văn (Nxb Tự Do).
1961 (Tân
Sửu): In Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu (Nxb Xây Dựng).
1966 (Bính
Ngọ): Quyển Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu được tặng giải thưởng văn chương
toàn quốc (Sài Gòn).
1969 (Kỷ Dậu):
In Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo (Nxb Hương Sen). In Muốn Về Cõi Phật
(Nxb Hương Sen).
1970 (Canh
Tuất): In Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Nxb Nguyễn Hiến Lê). In Tu Rèn
Tâm Trí (Nxb Hương Sen). In Pháp Luận (Nxb Hương Sen). In Bản Ngã
Người Việt (Nxb Hồn Quê).
1971 (Tân
Hợi): In Thất Sơn Mầu Nhiệm (Nxb Hương Sen).
1972 (Nhâm
Tý): In Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên (Ủy ban xây cất lăng miếu Tuyên
Trung Hầu xb).
1973 (Quý
Sửu): In Năm Cuộc Đối Thoại Về Phật Giáo Hòa Hảo (Nxb Hương Sen).
In Thoại Ngọc Hầu Và Những Cuộc Khai Phá Miền Hậu Giang.
12-3-1995 (12-02 Ất
Hợi): Quy thiên.
Huệ Khải
Phú Nhuận, 31-8-2003
SÁCH THAM
KHẢO
[Huệ Khải 2010], Đất Nam Kỳ
– Tiền Đề Pháp Lý Mở Đạo Cao Đài. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2010.
[Huệ Khải 2012], Ngô Văn Chiêu –
Người Môn Đệ Cao Đài Đầu Tiên. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2012.
[Huệ Khải 2014], Gia Đình Trong Tân
Luật Cao Đài. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2014.
[Huệ Khải 2016], Hành Trạng Tiền
Khai Nguyễn Ngọc Tương 1881-1951. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2016.
[Huệ Nhẫn 2005], Lịch Sử Đạo Cao
Đài. Quyển I – Khai Đạo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2005.
[Huệ Nhẫn 2008], Lịch Sử Đạo Cao
Đài. Quyển II – Truyền Đạo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008.
[Hương Hiếu I, II], Đạo Sử Xây Bàn.
Quyển I và II (ronéo). Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh.
Không ghi năm ấn hành.
[Nguyễn Đình Tư 1991], Đường Phố Nội Thành TpHCM. TpHCM: Chi
Cục Bản Đồ Và Khảo Sát Xây Dựng và Nxb TpHCM, 1991.
[Nguyễn Trung Hậu 1957], Đại Đạo Căn Nguyên. Kiến Hòa: Thánh thất An Hội, 1957.
[Nguyễn Văn Hầu 2002], Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu – Một Lãnh Tụ Trọng
Yếu Trong Phong Trào Đông Du Ở Miền Nam. TpHCM: Nxb Trẻ và tạp chí Xưa
& Nay, 2002.
[Nguyễn Văn Hồng 1], Đạo Sử Nhựt Ký. Quyển 1 (1925-1934). Bản
thảo (1.213 trang).
[Paulus Của 1888], Sách
Quan Chế. Sài Gòn:
Bản in Nhà Nước, 1888.
([2]) Tháng 10-2002, tạp chí Xưa & Nay
liên kết với Nxb Trẻ in lại sách với nhan đề Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu – Một Lãnh Tụ Trọng Yếu Trong Phong Trào Đông
Du Ở Miền Nam. Bản in này có bổ sung ở phần Phụ Lục hai bài trên tạp chí Bách
Khoa về hai nhà cách mạng có liên quan tới Nguyễn Quang Diêu (là Nguyễn
Thần Hiến và Lý Liễu), cùng một số hình ảnh.
([6]) vườn Kỳ: vườn của Kỳ Đà
thái tử. Kinh Kim Cang chép: Trưởng giả Tu Đạt Đa muốn dựng tinh xá cho
Phật ở, nhưng bấy giờ không đâu rộng rãi mát mẻ cho bằng tại khu vườn của thái
tử Kỳ Đà. Tu Đạt Đa đem tỏ ý đó với thái tử, thái tử mới nói chơi: “Có vàng
trải được tới đâu sẽ cho tới đó.” Tu Đạt Đa đem vàng lót khắp và cất tịnh xá
cho Phật. Điển sông Nhược, vườn Kỳ dùng trên, nói cảnh Tiên, cảnh Phật;
còn sóng xao, tuyết phủ, chỉ sự biến cố, thảm thương.
([26]) Tam Giáo: tức Nho Giáo, Lão Giáo, và Phật
Giáo. Cũng gọi Phật, Thánh, Tiên. Trong cơ bút của Cao Đài có câu: Trong Tam
Giáo có lời khuyến dạy / Gốc bởi lòng làm phải làm lành.
[Đây là hai câu 5-6 của bài Khai Kinh,
trong kinh cúng tứ thời của đạo Cao Đài. HK]
[Theo Tân Luật Cao Đài, kể từ ngày chết,
cách chín ngày cúng cửu cho người quá cố một lần, tổng cộng chín cửu (tám mươi
mốt ngày). Sau cửu thứ chín, tính thêm hai trăm ngày thì cúng tiểu tường. Sau
tiểu tường, tính thêm ba trăm ngày thì cúng đại tường và mãn tang. Như vậy lễ
tiểu tường cách ngày chết hai trăm tám mươi mốt ngày (chưa trọn một năm) và lễ
đại tường cách ngày chết năm trăm tám mươi mốt 581 ngày (chưa trọn hai năm).
HK]
([43]) Tiểu sử biên niên Nguyễn Quang
Diêu căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu, Chí Sĩ Nguyễn Quang Diêu. Nxb Hương Sen
1974, tr. 27-100.
► Quý đạo hữu gần xa muốn nhận các kinh sách do Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo xuất bản, được gởi biếu qua bưu điện,
xin vui lòng gởi e-mail về: daidaovanuyen@gmail.com
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Và xin quý đạo hữu hoan hỷ trả giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu.
Ban Ấn Tống trân trọng cảm ơn quý
đạo hữu.