Đôi lời
Từ xưa tới nay kinh
Cứu khổ rất phổ biến trong cộng đồng Phật tử các nước chịu nhiều ảnh hưởng
kinh Phật Hán tạng. Dĩ nhiên không tránh khỏi có một số dị bản lưu truyền trong
dân gian nơi này nơi khác.
Đạo Minh Sư từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam năm 1863, đời vua Tự Đức, do tổ thứ mười lăm là Đông Sơ. Trước tiên, Tổ
sư lập ngôi chùa tên là Quảng Tế Phật đường 廣濟佛堂 ở tỉnh Hà Tiên. Minh Sư
thờ Tam giáo nên cũng tụng kinh Cứu khổ. Phải chăng kinh này vào Việt Nam từ đó?
Năm 1926 đạo Cao Đài
ra đời. Kinh Cứu khổ và một số kinh khác của Minh Sư sớm được tiếp nhận chính
thức trong đạo Cao Đài. Tín đồ Cao Đài hơn tám mươi năm qua kính thành tụng
kinh Cứu khổ và đã chứng nghiệm nhiều sự linh ứng mầu nhiệm. Mặc dù kinh Cứu khổ
là một bài trong kinh Thế đạo của Hội
thánh Cao Đài Tây Ninh, nhưng bổn đạo hầu như chỉ biết bản Hán-Việt, không rõ
nguồn gốc, và thật sự cũng chưa có một bản chú giải tường tận căn cứ trên bản gốc
của Minh Sư để trình bày ý nghĩa sâu xa của bài kinh như Ơn Trên hằng dạy rằng Độc kinh cầu lý 讀經求理.
Thông qua chương
trình Chung tay ấn tống kinh sách Cao Đài
khởi xướng tại thánh thất Bàu Sen, tôi xin kính sẻ chia cùng quý đạo hữu chút
ít hiểu biết về bài kinh Cứu khổ. Cầu xin Đức Nhị trấn Oai nghiêm Thường cư Nam Hải Quan Âm Như lai ban ơn
lành đến toàn thể quý đạo hữu, đạo tâm.
Phú Nhuận, 24-10-2008
HUỆ KHẢI