6. Khuyến kỉnh công cô (1) kinh
Ông bà, chú bác, cậu dì,
Đồng chung quyến thuộc, cốt bì (2)
mà ra.
Nên con thờ kỉnh ông bà,
Yêu thương cô bác, thuận hòa tới lui.
Ở đời sớt nhọc chia vui,
Nghèo hèn chẳng phụ, ngọt bùi có nhau.
Lòng thành kỉnh trước như sau,(3)
Dầu khi hoạn nạn ba đào (4)
chẳng xa,
Lớn lên dầu ở riêng nhà,
Khối tình huynh đệ mặn mà lắm thay.
Dầu cho muôn đắng ngàn cay,
Hoạn nạn tương cứu,(5) khổ
này giúp nhau.
Một lòng chẳng dám sai nào,
Cầu xin Thượng phụ ân cao chứng cùng.
Lý Thái Bạch
CHÚ GIẢI
(1) Công cô: Theo Paulus Của là cha mẹ chồng (Đại Nam quấc âm tự vị, Tome I, Sài
Gòn: 1895). Cha chồng là công công, cữu
công. Mẹ chồng là bà bà. Gọi
chung cha mẹ chồng là cữu cô, công bà,
công cô. Trong bài này nên hiểu thoát ý công cô là nói
chung tất cả bà
con họ hàng.
(2) Quyến thuộc: Người trong
cùng một gia đình. Cốt
bì: Xương và da; ý nói cùng chung huyết thống.
(3) Điều quy thứ Tư: Trước mặt sau lưng, cũng đồng
một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau. (Tân luật, Chương V, Điều thứ
Hai mươi hai)
(4) Ba đào: Ba và đào cùng nghĩa là sóng nước; ám chỉ tình cảnh khốn
khổ, nguy hiểm.
(5) Tương cứu: Cứu giúp nhau.
HUỆ KHẢI chú giải