Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

16/4. NÓI THÊM VỀ CHỮ VÀ NGHĨA BÀI KINH NGỌC HOÀNG THIÊN TÔN BỬU CÁO



NÓI THÊM VỀ CHỮ VÀ NGHĨA BÀI KINH
NGỌC HOÀNG THIÊN TÔN BỬU CÁO
Tuy đã chú giải trọn bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo, nơi đây tôi muốn nói thêm về ba từ này: bửu cáo, diệu diệu,khôi mịch.
1. Bửu cáo
Bửu, bảo : quý báu;
Cáo : lời bề trên bảo kẻ dưới biết.
Bửu cáo: lời quý báu của bề trên bảo kẻ dưới biết.
Bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo do Đức Quan Đế (Quan Thánh Đế Quân) thỉnh Đức Phù Hựu Đế Quân (Lữ Tổ) giáng cơ tả. Vì thế có thể hiểu nhan đề bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo là lời quý báu của Đức Phù Hựu Đế Quân dạy cho chúng sanh biết để xưng tán Đức Ngọc Hoàng Thiên Tôn.
2. Diệu diệu
Bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo có hai câu:
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết,
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh.([1])
Diệu là cách đọc quen thuộc, theo tập quán của tín đồ Cao Đài. Phần lớn các tự điển và từ điển ghi cách đọc chữ miểu, diểu, diêu. Có thể coi cách đọc diệu là biến âm (variante phonétique) của miểu, diểu, diêu. Vấn đề còn cần phải đặt ra ở đây là nên hiểu diệu diệu theo nghĩa nào.
Diệu có những cách đọc khác và những nghĩa như sau:
(1) Diêu: Nước chảy dài. Xa xôi. Nhỏ nhen. [Đào Duy Anh 1957: 212]
(2) Miểu: Nước xa tít mù (man mác). [Thiều Chửu 1942: 353]
(3) Miao: Lờ mờ. Vụn vặt, cực nhỏ.([2])
(4) Miao: nhỏ xíu, cực nhỏ. Miao miao: Lờ mờ, không rõ nét.([3])
(5) Diêu [miao]: Mịt mờ, mịt mùng, mịt mù; nhỏ nhặt không đáng kể... [Hầu Hàn Giang 1994: 459]
(6) Diểu là biến dạng (variante graphique) của diểu . Diểu là biến âm (variante phonétique) của miểu, có nghĩa: nước mênh mông, lờ mờ.([4])
Có thể thấy rằng những nghĩa từ (1) đến (6) dẫn trên đều không dùng được cho câu Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết. Vậy, phải tìm nghĩa khác của diêu.
(7) [Lương Thực Thu 1990: 616], mục từ 2973, cho biết nghĩa đầu tiên [đánh số 1] của miao endlessly long or vast.
(8) [Gustave Hue 1937: 211] còn giảng diểu vaste.
(9) [Mathews 1931: 628], mục từ 4477, giảng miao là: vast, boundless; giảng 渺渺乎 là: How boundless!
Căn cứ theo nghĩa (7), (8) và (9) trên đây, nên hiểu diệu boundless (vô biên; khổng lồ);([5]) vast (rất lớn về bề mặt, kích thước, số luợng hay mức độ; khổng lồ; rất to tát, rất vĩ đại).([6])
Vậy, Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết nghĩa là: To tát, vĩ đại thay Huỳnh Kim Khuyết; Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh Vòi vọi, nguy nga thay Bạch Ngọc Kinh. Như thế, diệu diệu nguy nguy đều diễn tả sự to tát vĩ đại, sự nguy nga vòi vọi; hai nghĩa này không mâu thuẫn nhau, làm thành cặp đối.
3. Khôi mịch
Bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo có hai câu:
Trạm tịch chơn đạo,
Khôi mịch tôn nghiêm.([7])
Mịch là cách đọc quen thuộc của tín đồ Cao Đài. Các từ điển hay tự điển cho biết rằng đọc là mạc.([8]) Vậy, phải đọc 恢漠khôi mịch hay nên sửa lại là khôi mạc?
Đọc khôi mạc thì phù hợp với cách đọc thường ghi trong hầu hết từ điển hay tự điển. Nhưng, qua hơn tám mươi năm mở đạo Cao Đài, cách đọc khôi mịch đã thành thói quen, khó sửa lại, phải chấp nhận cách đọc này. Vấn đề là nên hiểu khôi mịch theo nghĩa nào.
Một số tác giả chú giải bài kinh Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo thường hiểu mịch theo nghĩa tịch mịch, im ắng, yên lặng...
Nhưng câu kinh trước đó đã nói tịch là lặng lẽ, im lìm. Do đó, nếu giảng mịch cũng là im lặng, vắng vẻ thì điệp ý với chữ tịch ở trên.
Vậy nên giảng tịch đi cặp với trạm và giảng mịch đi cặp với khôi:
- Trạm ngoài nghĩa là trong trẻo, không bợn nhơ còn có nghĩa là sâu dày. Trạm tịch 湛寂 là lặng lẽ sâu kín.
- Khôi là to tát, vĩ đại. Mịch là bao la, mênh mông.([9]) Khôi mịch 恢漠 là bao la, mênh mông.
Những điều trình bày trên đây có tính trao đổi thêm về cách hiểu ba từ bửu cáo, diệu diệu, khôi mịch trong bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo, xem như một tham khảo đóng góp cho việc chú giải bài kinh này nói riêng, hay Kinh Cúng Tứ Thời nói chung.
Phú Nhuận, 25-11-1997
HUỆ KHẢI



([1]) 渺渺黃金闕, / 巍巍白玉京.
([2]) Miao: Indistinct. Minute, infinitesimal. [Mathews 1931: 628], mục từ 4477.
([3]) Miao: Tiny, infinitesimal. Miao miao: Blurred, indistinct. [Lương Thực Thu 1990: 616], mục từ 2973.
([4]) Diểu : grandes eaux, obscure. [Gustave Hue 1937: 211]
([5]) Boundless: without limits; huge. [Hornby 1995: 131]
([6]) Vast: very large in area, size, quantity or degree; huge; very great. [Hornby 1995: 1321]
([7]) 湛寂真道, / 恢漠尊嚴.
([8]) Chữ thường đọc là mịch [Thiều Chửu 1942: 148]. Tuy nhiên [Gustave Hue 1937: 543] đọc mạc. Vậy, mạcmịch có thể đọc lẫn với nhau.
([9]) [Gustave Hue 1937: 542] giảng immense, vaste.